Bộ sưu tập ảnh được chụp từ trên cao vào năm 1955 tại Saigon được thực hiện bởi Raymond Cauchetier – Một nhiếp ảnh gia sinh năm 1920. Ông đã bắt đầu sự nghiệp chụp ảnh tại sài gòn vào những năm 1952. Tại đây ông đã có nhiều hình ảnh quý hiếm về Việt Nam được giới thiệu đi toàn thế giới.
Hôm nay thời xưa xin gửi đến quý bộ sưu tập của ông và góc chụp hiện nay để thấy được sự thay đổi của Saigon những năm 1955 – nay.
Được mệnh danh là những “dòng kênh chết” giữa lòng TP.HCM với những căn nhà ổ chuột, đầy rác…, giờ đây những kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hóa – Lò Gốm, Tàu Hủ – Bến Nghé đã dần “thay da đổi thịt”.
Cầu Chà Và là cây cầu bắc qua kênh Tàu Hủ nối với kênh Ruột Ngựa ở Saigon. Cầu có bề dài lịch sử hơn 100 năm, làm thông thương vùng Chợ Lớn giữa quận 8 và quận 5. Trước khi xây dựng cầu Chà Và, tại khu vực này có cây cầu Malabars nằm ở vị trí đường Mạc Cửu và đường Đinh Hòa hiện nay. Sau đó, chính quyền thực dân Pháp cho phá cây cầu này và dựng nên cầu Chà Và tại vị trí hiện tại. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cầu được nâng cấp và sửa chữa lại nhưng mãi đến ngày 29 tháng 5 năm 1993 mới hoàn thành.
Tên gọi này dựa theo thiết kế độc đáo, khiến cầu có thể quay khúc giữa để mở đường cho tàu thuyền qua lại. Cầu Khánh Hội bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền giữa đường Tôn Đức Thắng thuộc Quận 1 với đường Nguyễn Tất Thành thuộc địa phận Quận 4
Trong khoảng cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960, cầu Khánh Hội từ thời Pháp thuộc được dỡ bỏ để xây cầu Khánh Hội mới bằng bê tông cốt thép. Ảnh: Cầu Khánh Hội năm 1967.
Cầu Ông Lãnh do Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng (khi ấy đang đóng quân ở đồn Cây Mai-Thủ Thiêm) cho xây dựng. Ban đầu, cầu làm bằng gỗ, đến năm 1929, người Pháp cho xây lại bằng xi măng, dài 120m.
Năm 1874, một ngôi chợ được xây cất ở khu vực này, mang tên Chợ Cầu Muối, chuyên bán trái cây tươi (hiện nay nằm trên đường Nguyễn Thái Học, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, gần mé sông bến Chương Dương, nay đổi tên thành đường Võ Văn Kiệt). Năm 1885, học giả Trương Vĩnh Ký đã viết rằng: chiếc cầu gỗ do ông Lãnh binh ở gần đó cho bắc qua, chắc là ông Lãnh Binh Thăng này, chớ không phải ai khác.
có khi gọi là Bảo tàng) ở Sài Gòn, đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của chính quyền Nam Kỳ, và thuộc quyền kiểm soát khoa học của Viện Viễn Đông Bác cổ.
Đến ngày 14 tháng 6 năm 1954, Bảo tàng được Bộ Quốc gia Giáo dục của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tiếp thu trọn vẹn, sau khi 3 chuyên gia người Pháp rút về nước.
Ngày 16 tháng 5 năm 1956, theo nghị định 321-GD/NĐ, đổi tên Bảo tàng là Viện bảo tàng Quốc gia Việt Nam thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục. Ngày 3 tháng 9 năm 1958, Viện bảo tàng Quốc gia Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Bảo tàng được Chính quyền Cách mạng tiếp thu nguyên vẹn. Sau đó, vào ngày 26 tháng 8 năm 1979), ngành chức năng đã cho đổi tên là Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đổi lại là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh và năm 2013 đổi lại tên Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh như quyết định thành lập ban đầu.
Cầu Mống là một cây cầu bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền giữa Quận 1 và Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây được coi là một trong những cây cầu cổ xưa nhất tại thành phố này.
Trong giai đoạn thi công Đại lộ Đông – Tây và Đường hầm sông Sài Gòn, cầu Mống được tháo dỡ hoàn toàn, sau khi công trình này hoàn tất thì cầu Mống đã được lắp ghép lại theo nguyên bản và gia cố thêm phần trụ móng kèm trang bị chiếu sáng mỹ thuật.
Chợ này do một thương gia người Hoa là Quách Đàm (còn gọi là Thông Hiệp) bỏ tiền ra xây dựng vào năm 1928 rồi tặng cho chính quyền thành phố lúc bấy giờ, khánh thành năm 1930. Đổi lại, ông chỉ xin được xây dựng thêm mấy dãy nhà phố xung quanh chợ và được đặt tượng mình giữa chợ khi mất.
Chợ Bình Tây là một ngôi chợ tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc trong khu vực gọi là Chợ Lớn nên chính bản thân nó cũng thường được gọi không chính thức là chợ Lớn. Chợ Bình Tây nằm trong khuôn viên rộng 25.000 m2, nằm giữa 4 tuyến đường Tháp Mười – Lê Tấn Kế – Phan Văn Khỏe – Trần Bình. Chợ này có mặt bằng hình chữ nhật, 12 cổng (gồm cả chính lẫn phụ) và được thiết kế theo lối kiến trúc Á Đông.
Sông Sài Gòn là một phụ lưu của sông Đồng Nai, Sông Sài Gòn bắt nguồn từ rạch Chàm, có độ cao tương đối khoảng 150m, nằm trong huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, rồi chảy qua giữa địa phận ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Bình Phước và Tây Ninh, qua hồ Dầu Tiếng, chảy tiếp qua tỉnh Bình Dương, là ranh giới giữa Bình Dương với Thành phố Hồ Chí Minh, hợp với sông Đồng Nai thành hệ thống sông Đồng Nai, đổ ra biển
Thời Đông Dương thuộc Pháp, đường này có tên là Rue Cartinat, thời Việt Nam Cộng hòa đổi thành đường Tự Do từ năm 1954 đến 1975. Sau năm 1975, chính quyền Việt Nam đổi tên đường Tự Do thành đường Đồng Khởi, cùng với đường Công Lý thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Dư luận chỉ trích việc đổi tên này bằng câu thơ châm biếm: “Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý. Đồng Khởi lên rồi mất Tự Do”. Người ta cho rằng hai câu thơ đó là của nhà thơ Vũ Hoàng Chương.
Đường Hàm Nghi dài 800 m, nối từ đường Tôn Đức Thắng, gần bờ sông Sài Gòn đến đường Lê Lai, chỉ cách chợ Bến Thành gần 150 m. Từ đây cũng có thể dễ dàng di chuyển đến trung tâm phố Nguyễn Huệ và trung tâm thương mại Sài Gòn Center chỉ với 5 phút đi bộ.
Ngày 23 tháng 2 năm 1868, ông Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863.
Công trình này được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phấn lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Sau khi xây dựng xong vào năm 1871, dinh được đặt tên là dinh Norodom và đại lộ trước dinh cũng được gọi là đại lộ Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904)
Năm 1955, Ngô Đình Diệm quyết định đổi tên dinh này thành Dinh Độc Lập. Từ đó Dinh Độc Lập trở thành biểu tượng của chính quyền cũng như là nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng hòa (nên còn được gọi là Dinh Tổng thống), là nơi chứng kiến nhiều biến cố.
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức: Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, tiếng Anh: Immaculate Conception Cathedral Basilica, tiếng Pháp: Cathédrale Notre-Dame de Saïgon, gọi tắt là Nhà thờ Đức Bà)
Cố đạo Lefebvre tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ vào ngày 28 tháng 3 năm 1863. Nhà thờ được dựng bằng gỗ, hoàn thành vào năm 1865, ban đầu gọi là Nhà thờ Saigon. Về sau, do nhà thờ gỗ này bị hư hại nhiều vì các côn trùng gây hại như mối và mọt gỗ, các buổi lễ được tổ chức trong phòng khánh tiết của Dinh Thống Đốc cũ, về sau cải thành trường học Lasan Taberd, cho đến khi nhà thờ lớn xây xong.
Ngày 7 tháng 10 năm 1877, Giám mục Isidore Colombert đặt viên đá đầu tiên trước mặt Phó soái Nam Kỳ và đông đủ nhân vật cấp cao thời ấy. Nhà thờ được xây dựng trong 3 năm.