Thảo Cầm Viên Sài Gòn hay còn được gọi với cái tên thân thuộc – Sở Thú bởi đây chính là công viên bảo tồn động vật – thực vật ở Sài Gòn. Đây là vườn thú lâu đời đứng hàng thứ tám trên thế giới với khuôn viên rộng lớn này, tọa lạc gần hạ lưu kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè với hai cổng nằm đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1.
Cuối năm 1865, Vườn Bách Thảo được nới rộng đến 20 hecta. Sang năm 1924, khuôn viên sáp nhập thêm bên bờ bắc rạch Thị Nghè 13 hecta nữa; một cây cầu đúc được bắc qua rạch để nối liền hai khu vực và hoàn thành năm 1927. Cũng trong năm đó, nhờ sự vận động của một viên chức Pháp tại Nhật, chính phủ Nhật đã cung cấp cho Vườn Bách Thảo khoảng 900 giống cây lạ.
Ngôi đền này được nhà cầm quyền Pháp cho xây dựng năm 1926 theo kiến trúc cung đình nhà Nguyễn với tên gọi ban đầu là đền Kỷ niệm (Temple de Souvenir). Ảnh chụp năm 1961.
Vào giai đoạn này, đền là nơi tưởng niệm những người Việt tử trận vì đi lính cho Pháp trong Thế chiến thứ nhất. Ảnh: Đền Kỷ Niệm năm 1962.
Sau năm 1954, đền được đổi tên là đền Quốc Tổ Hùng Vương, thờ Vua Hùng và một số nhân vật lịch sử khác như Lê Văn Duyệt, Trần Hưng Đạo, Khổng Tử. Ảnh: Ngôi đền năm 1964.
Từ sau năm 1975 cho đến nay, đền mang tên là đền thờ Vua Hùng. Ảnh: Ngôi đền năm 1966 của tác giả Douglas Ross.Mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm, ngôi đền đều có tổ chức lễ giỗ trọng thể để ghi nhớ công ơn dựng nước Việt của các Vua Hùng. Ảnh của Ken chụp năm 1967.
Với tuổi đời gần 100 năm, đền thờ Vua Hùng cũng được coi là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Sài Gòn. Ảnh chụp năm 1967 của Ken.
Nóc đền được trang trí thêm những con rồng nhỏ chạm khắc tinh tế
Dù trong thời kỳ nào, ngôi đền cũng là một địa điểm thu hút nhiều du khách đến thăm quan, chiêm bái.
Kế bên ngôi đền có một cây cổ thụ rất lớn với bóng cây che phủ gần như toàn bộ nên lúc nào cũng mát mẻ và được du khách lựa chọn làm điểm dừng chân hợp lý.
Các họa tiết trang trí hình rồng hai bên các bậc cấp thời điểm đó có màu xanh nhạt khá giản dị, ngày nay được sơn lại khá rực rỡ.
Lối đi xuống với hai chú rồng được chạm khắc tinh xảo, thể hiện được nét linh thiêng của ngôi đền