Bộ ảnh đẹp về Thảo Cầm Viên – Ký ức về một thời tuổi thơ của trẻ em Sài Gòn ngày cũ

Thảo Cầm Viên Sài Gòn hay còn được gọi với cái tên thân thuộc – Sở Thú bởi đây chính là công viên bảo tồn động vật – thực vật ở Sài Gòn. Đây là vườn thú lâu đời đứng hàng thứ tám trên thế giới với khuôn viên rộng lớn này, tọa lạc gần hạ lưu kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè với hai cổng nằm đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1.

Bức ảnh được chụp năm 1930 – Khuôn lớn ở giữa hình chính là Trường đào tạo giáo viên và thông ngôn, sau này là trường Trưng Vương và Võ Trường Toản. Góc phải hình chính là Đền Kỷ Niệm trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên. Góc trái hình có những tòa nhà san sát nhau, đó là Tu viện Thánh Paul.
Dãy nhà của Lực lượng bảo vệ dân sự nằm trên Đại lộ Norodom, chính là nửa bên trái của Thảo Cầm Viên ngày nay.
Bức ảnh về Thảo Cầm Viên Sài Gòn thuở vừa xây dựng
Cổng vào Thảo Cầm Viên

Ngày 23 tháng 3 năm 1864, Chuẩn đô đốc Pierre-Paul de La Grandière ký nghị định cho phép xây dựng Vườn Bách Thảo tại Sài Gòn. Ngay sau đó, Louis Adolphe Germain – một bác sĩ thú y của quân đội Pháp, được giao nhiệm vụ mở mang 12 hecta trên vùng đất hoang ở phía đông bắc rạch Thị Nghè (Pháp gọi là Arrroyo d’Avalanche, lấy theo tên chiến tàu chiến đã vào rạch Thị Nghè để tấn công thành Gia Định) để làm nơi nuôi thú và ươm cây. Tháng 3 năm sau (tức năm 1865) thì một số chuồng trại đã xây dựng xong.

Để biến nơi này thành nơi nuôi trồng các loài động vật, thực vật của toàn Đông Dương; vừa để trưng bày, vừa để cung cấp cây giống cho Muséum national d’histoire naturelle và trồng dọc theo các trục lộ ở Sài Gòn; viên Thống đốc Nam Kỳ nhận thấy cần phải có người giỏi chuyên môn hơn, nên đã mời J. B. Louis Pierre – người phụ trách chăm sóc thực vật của Vườn bách thảo Calcutta (Ấn Độ), sang làm giám đốc vào ngày 28 tháng 3 năm 1865.

Tân Toàn quyền Đông Dương đến Sài Gòn năm 1934 – Ông đang bước lên Đền kỷ niệm trong Thảo cầm viên.
Nghi lễ ban đêm tại Đền Kỷ Niệm trong Thảo Cầm Viên diễn ra năm 1950.
Một buổi sáng của quý cô áo dài hoa trong khuôn viên của Sở Thú năm 1955

Cuối năm 1865, Vườn Bách Thảo được nới rộng đến 20 hecta. Sang năm 1924, khuôn viên sáp nhập thêm bên bờ bắc rạch Thị Nghè 13 hecta nữa; một cây cầu đúc được bắc qua rạch để nối liền hai khu vực và hoàn thành năm 1927. Cũng trong năm đó, nhờ sự vận động của một viên chức Pháp tại Nhật, chính phủ Nhật đã cung cấp cho Vườn Bách Thảo khoảng 900 giống cây lạ.

Nằm trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên, đền thờ vua Hùng là ngôi đền nổi tiếng có tuổi đời gần một thế kỷ của Sài Gòn. Ảnh Đền thờ vua Hùng thời thuộc địa Pháp năm 1958
Ngôi đền này được nhà cầm quyền Pháp cho xây dựng năm 1926 theo kiến trúc cung đình nhà Nguyễn với tên gọi ban đầu là đền Kỷ niệm (Temple de Souvenir). Ảnh chụp năm 1961.
Vào giai đoạn này, đền là nơi tưởng niệm những người Việt tử trận vì đi lính cho Pháp trong Thế chiến thứ nhất. Ảnh: Đền Kỷ Niệm năm 1962.
Sau năm 1954, đền được đổi tên là đền Quốc Tổ Hùng Vương, thờ Vua Hùng và một số nhân vật lịch sử khác như Lê Văn Duyệt, Trần Hưng Đạo, Khổng Tử. Ảnh: Ngôi đền năm 1964.
Từ sau năm 1975 cho đến nay, đền mang tên là đền thờ Vua Hùng. Ảnh: Ngôi đền năm 1966 của tác giả Douglas Ross.
Mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm, ngôi đền đều có tổ chức lễ giỗ trọng thể để ghi nhớ công ơn dựng nước Việt của các Vua Hùng. Ảnh của Ken chụp năm 1967.
Với tuổi đời gần 100 năm, đền thờ Vua Hùng cũng được coi là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Sài Gòn. Ảnh chụp năm 1967 của Ken.
Đền Kỷ Niệm hay đền thờ vua Hùng năm 1967
Nhìn bên ngoài, ngôi đền nhỏ và mang vẻ rêu phong. Nếu biết chọn góc chụp thì cũng sẽ cho ra những bức ảnh đẹp.  Tháng 4 năm 1967.
Với những ai muốn có một nơi chụp ảnh với áo dài, kiểu cổ kính, xa xưa, thì nơi đây khá lý tưởng, vì nằm ở trung tâm, không quá xa xôi, không mất tiền, không bị xua đuổi, lại khá là vắng người (do đa số mọi người vào Thảo Cầm Viên thì đều mua vé để vào xem bên trong, còn đền lại nằm ở ngoài, gần cổng).
Từng góc của ngôi đền đều được thiết kế theo phong cách phương Đông kiểu mẫu, tạo cảm giác xưa và linh thiêng.
Góc chụp khá xa so với đền, hướng về phía bên phải nếu đứng ở vị trí đền
Phía bên hông của đền có đặt một bức tượng con voi bằng đồng trong Sở Thú do vua Xiêm – La Paramindr Mah Prajahhipok tặng
Chính diện ngôi Đền Kỷ Niệm năm 1967
Hướng chụp phía bên hông của ngôi đền
Nóc đền được trang trí thêm những con rồng nhỏ chạm khắc tinh tế
Dù trong thời kỳ nào, ngôi đền cũng là một địa điểm thu hút nhiều du khách đến thăm quan, chiêm bái.
Kế bên ngôi đền có một cây cổ thụ rất lớn với bóng cây che phủ gần như toàn bộ nên lúc nào cũng mát mẻ và được du khách lựa chọn làm điểm dừng chân hợp lý.
Các họa tiết trang trí hình rồng hai bên các bậc cấp thời điểm đó có màu xanh nhạt khá giản dị, ngày nay được sơn lại khá rực rỡ.
Lối đi xuống với hai chú rồng được chạm khắc tinh xảo, thể hiện được nét linh thiêng của ngôi đền
Khuôn viên phía trước Đền Kỷ Niệm
Góc chụp từ bên phải nếu đứng từ vị trí ngôi đền
Đền Kỷ Niệm trong Thảo Cầm Viên vào những năm 1969 – 1970

Michael Belis đứng trước đền Kỷ Niệm năm 1970 – Những bức ảnh cho thấy diện mạo ngôi đền không có nhiều thay đổi sau hơn 50 năm.
Arnh chụp của Michael Belis năm 1970
Đền kỷ niệm nay là đền thờ vua hùng, ảnh chụp năm 1972
Các nữ sinh trước ngôi đền trong vườn bách thú năm 1972
Những năm trở lại đây, hầu như đền đều trong trạng thái đóng cửa, người đến tham quan chỉ dạo vùng quanh của đền chứ không đi sâu vào bên trong.
Khuôn viên đền không lớn, nó thích hợp cho những người thích yên tĩnh

Hình ảnh nội thất của ngôi đền in trong một ấn phẩm của Pháp thời thuộc địa.
Bàn thờ Đức Khổng Tử phía bên trong Đền Kỷ Niệm vào những năm 1969 – 1970, được chụp bởi Michael G. Anderson

Ngày 15 tháng 12 năm 1867, Thống đốc De La Grandière ban hành nghị định số 183 nhằm chấn chỉnh tổ chức và điều hành Vườn Bách Thảo, đặt nơi đây dưới sự quản lý của Hội đồng thành phố Sài Gòn, với một ngân khoản điều hành 21.000 quan Pháp/năm, do ngân sách thuộc địa cung cấp.

Ngày 17 tháng 2 năm 1869, phó đô đốc G. Ohier, quyền Thống đốc Nam Kỳ, ký nghị định số 33 thành lập Ủy ban thường trực do Philastre làm chủ tịch, để giám sát việc chi tiêu tại Thảo Cầm Viên. Vào thời điểm này, chi phí hàng năm của Vườn Bách Thảo đã được nâng lên 30.000 quan Pháp/năm. Cũng theo nghị định trên, đúng ngày Quốc khánh của Pháp 14 tháng 7 năm 1869, Vườn Bách Thảo mở cửa thường trực cho công chúng vào xem.

Đồng hồ hoa trong Thảo cầm viên Sài Gòn, miền Nam Việt Nam Tháng 4 năm 1964. 
Đồng hoa năm 1966
Đồng hồ hoa trong Thảo cầm viên Sài Gòn – Ảnh chụp năm 1967 của Darryl Henley
Đồng hồ này bị quá nhiều người leo lên chụp hình làm cỏ tan nát nên về sau người ta gắn một bariere ngăn cách có thể tựa lên đó để chụp ảnh chứ không được phép leo lên đồng hồ. Ảnh chụp bởi Darryl Henley năm 1967.
Nhưng bù lại mỗi ngày Sở thú cho người gắn các con số chỉ ngày tháng năm nên nhiều người thích chụp hình hơn do ảnh ghi lại được cả thời điểm tấm ảnh được chụp. Ảnh chụp bởi Darryl Henley năm 1967.
Một góc ảnh khác của đồi hoa trong vườn Bách thú
Đồng hồ hoa trong vườn Bách thú năm 1969 trong bộ sưu tập ảnh của James A. Brosman
Ảnh sưu tầm của Anthony LaRusso

Thảo Cầm Viên đã trải qua không ít lần tu sửa để có được diện mạo như ngày nay:

  • Năm 1924 – 1927: trải nhựa đường nội bộ trong khuôn viên, xây dựng các chuồng thú có quy mô lớn và kiên cố như chuồng lồng tròn để nuôi khỉ, chuồng cọp v.v…
  • Năm 1956: lại được tu sửa, tái thiết và đổi tên là Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
  • Năm 1984: xây dựng mới nhiều hạng mục công trình, như: kè đá dọc kênh Thị Nghè, cải tạo hệ thống thoát nước và hệ thống dây điện trần, trải nhựa và bê tông đường nội bộ, xây dựng tường rào dọc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm…
  • Đặc biệt là từ năm 1990, nhiều chuồng thú được cải tạo và mở rộng cho phù hợp với đời sống của từng loài thú, đã nâng tổng diện tích chuồng thú sau năm 1975 từ 8.500 mét vuông lên đến năm 2000 là 25.000 mét vuông.
Bức ảnh trắng đen của Thảo Cầm Viên năm 1962 – Những người này đang có những giờ phút dạo mát vô cùng thoải mái
Bức ảnh cây cối trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên Sài Gòn trong bộ sưu tập ảnh của Richard H. MacKinnon được thực hiện năm 1962
Gần với mắt nhìn nhất chính là chuồng gấu
Thảo Cầm Viên năm 1962
Viện Bảo Tàng tọa lạc tại số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, Quận 1, bên cạnh Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Ảnh chụp năm 1966 của Douglas Ross.
Viện Bảo Tàng – Đây là nơi bảo tồn và trưng bày hàng chục ngàn hiện vật quý được sưu tầm trong và ngoài nước Việt Nam. Ngày 18 tháng 2 năm 1927, nhà sưu tầm cổ vật Holbé qua đời, để lại nhiều cổ vật trị giá 45.000 đồng bạc Đông Dương (là một số tiền lớn lúc bấy giờ). Để mua lại số cổ vật này, ngày 17 tháng 6 năm ấy, Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des Etudes I Indochinoises, kể từ đây có khi gọi tắt là Hội) đã tổ chức một cuộc họp bất thường, và cuối cùng đi đến quyết định là: xin 5 hội viên hảo tâm cho mượn trước số tiền trên, đồng thời xin phép chính quyền cho mở cuộc lạc quyên số tiền ấy trong dân chúng (để trả lại), với cam kết là sẽ tặng lại nhà nước số cổ vật sau khi mua xong.
Viện Bảo Tàng năm 1966 – Sau khi hoàn tất công việc trên, để có chỗ gìn giữ và trưng bày số di vật của Holbé vừa mua được, cùng với nhiều cổ vật khác mà Hội đã có (nhờ thu mua hay được tặng), Hội đã đề nghị với chính quyền xây dựng Bảo tàng, và xin dành cho Hội một phòng làm trụ sở và thư viện của Hội (chứa trên 5.000 tác phẩm chuyên khảo về Đông Dương và Viễn Đông bằng các thứ tiếng).
Thuận theo đề nghị, ngày 28 tháng 11 năm 1927, Thống đốc Nam Kỳ là Blanchard de la Brosse đã ký nghị định thành lập Bảo tàng Pacha Đa Lagos (kể từ đây có khi gọi là Bảo tàng) ở Sài Gòn, đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của chính quyền Nam Kỳ, và thuộc quyền kiểm soát khoa học của Viện Viễn Đông Bác cổ. Ảnh chụp năm 1967 bởi Ken.
Ngày 8 tháng 6 năm 1928, viên Bảo thủ văn thư của Hội là Jean Bouchot được cử làm Giám thủ đầu tiên của Bảo tàng. Và ngày 1 tháng 1 năm 1929, chính quyền Nam Kỳ đã long trọng khánh thành Bảo tàng Pacha Đa Lagos. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Việt Nam chính thức phục hồi nền độc lập sau gần 100 năm Pháp thuộc. Ngày 20 tháng 10 năm ấy, Bộ Quốc gia Giáo dục nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra nghị định đổi tên các Học viện, Thư viện và Bảo tàng. Theo đó, Bảo tàng Phacha Đa Lagos được đổi tên là Gia Định Bảo tàng viện. Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết vì ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp đã tái chiếm Sài Gòn. Ảnh chụp năm 1967 bởi Ken.
Đến ngày 14 tháng 6 năm 1954, Bảo tàng được Bộ Quốc gia Giáo dục của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tiếp thu trọn vẹn, sau khi 3 chuyên gia người Pháp rút về nước. Ảnh chụp năm 1967 bởi Ken.
Ngày 16 tháng 5 năm 1956, theo nghị định 321-GD/NĐ, đổi tên Bảo tàng là Viện bảo tàng Quốc gia Việt Nam thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục. Ngày 3 tháng 9 năm 1958, Viện bảo tàng Quốc gia Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan. Ảnh chụp năm 1967 bởi Ken.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Bảo tàng được Chính quyền Cách mạng tiếp thu nguyên vẹn. Sau đó, vào ngày 26 tháng 8 năm 1979), ngành chức năng đã cho đổi tên là Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đổi lại là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh và năm 2013 đổi lại tên Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh như quyết định thành lập ban đầu. Ảnh chụp năm 1967 bởi Ken.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn đang nuôi dưỡng hơn 1.300 động vật thuộc 125 loài, trong đó có nhiều loại thuộc loại quý hiếm như: trĩ sao, chà vá, vượn má vàng, hưu vàng, báo lửa, báo gấm… Tại đây cũng có hơn 2.500 cây xanh với hơn 900 loài thực vật được bảo tồn.

Chuồng voi trong Thảo Cầm Viên năm 1958
Khách tham quan cho chú voi ăn những khúc mía. Ảnh chụp năm 1972 bởi Kemper14
Người phụ nữ chụp ảnh trước một chuồng voi với cặp ngà rất dài
Chuồng voi năm 1962, xung quanh là những khách tham quan đang ngắm nhìn
Chuồng voi 1962
Một chú voi già với cặp ngà rất lớn vào năm 1962
Phía ngoài chuồng voi còn được giăng thêm một lớp lưới bảo vệ
Chuồng voi những năm 1969 – 1970
Những khách tham quan đang đứng trước chuồng voi
Hồ ngỗng
Một chú vượn đang treo mình trên cây trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Thảo cầm viên Sài Gòn – chuồng gấu
Một chú gấu chó
Chú gấu đen đang trình diễn khả năng thăng bằng của mình trên một cái trục cao
Mọi người đang vây quanh xem chú gấu chó biểu diễn
Gấu chó của những năm 1964 – 1965, chúng đang há miệng để xin thức ăn từ khách tham quan. Những đứa trẻ rất thích đu bám theo người ngoại quốc.
Chuồng gấu chó năm 1967
Năm 1967 – Những đứa trẻ tham quan đang ngắm nhìn gáu chó biểu diễn ngồi thăng bằng trên tấm gỗ cao
Hai chú gấu chó được nuôi ở hai chuồng ngăn cách
Gấu há miệng xin ăn. Bị bắt nuôi nhốt dưới hố sâu, mất hết tự do như một kẻ tù chung thân, nghĩ thật tội nghiệp vì nó không có tội tình gì!
Sở thú năm 1972 – Gấu Fuzzy Wuzzy hầu như không có lông.
Đây là Gấu đang ở trong hố gấu của mình năm 1972 – Gấu ở vườn thú như những kẻ ăn xin.
Chuồng hổ năm 1962
Những đứa trẻ đang nghịch dưới đài phun nước
Một ngày ở Sở thú SG với các trẻ mồ côi – Ảnh của Darryl Henley
Những đứa trẻ đang cố leo lên trụ cổng cao, điều này rất nguy hiểm!

Tuy nhiên, theo một số phản ánh trên báo chí, Thảo Cầm Viên hiện nay có nhiều bê bối về việc ngược đãi, lợi dụng và bỏ bê các động vật. Công viên động thực vật này đã lỗ gần 20 tỷ đồng trong 6 tháng của năm 2020 do dịch COVID-19.

Chiếc cầu bắc ngang chồi nghỉ ngơi ngày trước chỉ được dựng đơn sơ
Đây là tòa nhà mát xây giữa hồ sen trong Sở Thú SG . Tòa nhà này và vọng gác xây trên gò đất cao trong khuôn viên Dinh Độc Lập, góc Công Lý – Hồng Thập Tự là cùng một kiểu .
Ngôi nhà nghỉ chân trong khuôn viên của Sở Thú
ẢNh chụp năm 1966 bởi tác giả Douglas Ross
Thảo Cầm Viên năm 1967 – Một thời để nhớ của những nữ sinh trường Trưng Vương và Gia Long.
Bởi, vào đây không cần nhiều tiền, có thể có nơi dạo mát vài vòng còn được xem thú như khỉ, voi, gấu, cọp, chim,….
Ảnh năm 1966
Góc chụp xa của chiếc cầu bắc ngang qua nhà nghỉ

Giáo viên cùng hai học sinh đang chụp hình kỷ niệm trên cây cầu dẫn qua nhà chòi nghỉ ngơi

Những người phụ nữ ngày trước rất ưa chuộng diện mốt áo dài khi dạo chơi
Ảnh chụp năm 1967 bởi Ken
Thời điểm này, chồi nghỉ đã được tu bỏ lại, được trang hoàng lại đẹp hơn ngày trước nhiều
Góc bờ sông quanh ngôi nhà nghỉ mát, phía xa là những cô công nhân đang làm sạch cỏ quanh bờ. Ảnh chụp năm 1967 bởi Ken.
Ảnh chụp của những năm 1969 – 1970. Nguồn: Cottmeyer’s Gallery
Mái ngói trên ngôi nhà nghỉ chưa được làm đẹp lại, vẫn đống khá nhiều rêu phong
Chung một góc chụp cho thấy Thảo Cầm Viên cũng không có nhiều sự thay đổi
Chuồng hổ năm 1963 được chụp bởi Ken Hoggard
Một trong những vị khách trọ trong Vườn Bách thú nhưng lại không có ngày ra
Chuồng hổ những năm 1969 – 1970

Hình ghép – Dấu ấn năm 1963 tại Thảo Cầm Viên của Ken Hoggard
Đảo vượn nhỏ trong khuôn viên Sở Thú năm 1963
Tòa nhà đằng sau có một lối ra đường hầm từ Cung điện. Nó được đặt tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn.  Ảnh chụp ngày 15 tháng 11 năm 1963.
Khách tham quan hiếu kỳ nhìn thấy lối ra của đường hầm nằm dưới tầng hầm trong khuôn viên của Sở thú.
Hai mẹ con dạo chơi trong Thảo Cầm Viên, ảnh được chụp vào những năm 1964 – 1965.
Một đứa trẻ đường phố đang cố gắng bán cho bạn thứ gì đó – Ảnh của Wayne Robertson những năm 1964 – 1965.
Cầu đúc bắc ngang con rạch Thị Nghè qua Thảo Cầm Viên năm 1965
Một buổi biểu diễn ca hát trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên năm 1965
Chuồng ngựa vằn năm 1965 trong kho thư viện của Robert Gauthier
Từ khi có con nầy nhập về , sở thú bắt đầu đóng cổng vào buộc phải mua vé vào xem.
Các Hiệp hội Sở thú trên thế giới không ủng hộ việc nuôi nhốt thú như thế này (chẳng khác nào giam giữ chúng một cách vô nhân đạo), nên họ không muốn trao đổi thú với Sở thú của VN. Sở thú năm 1966.
Thảo Cầm Viên vào những dịp cuối tuần thường rất đông người, đặc biệt là sáng chủ nhật
Hàng trái cây của bà bán hàng rong trông thật ngon, nào lf cóc, xoài, bưởi,….
Những cô bán hàng rong bày biện đồ ăn trực tiếp trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên để tiện cho khách mua tham quan
Ảnh chụp năm 1966 trước chuồng khỉ
Một người bạn đồng hành với Douglas Ross trong chuyến tham quan Thảo Cầm Viên năm 1966
Thêm góc chụp khác ghi lại kỷ niệm năm 1966
Bức tượng đá được đặt trong khuôn viên của Sở thú
Phía bên ngoài của Vườn Bách Thú Sài Gòn – người đàn ông đang lái xích lô đưa khách đến Thảo Cầm Viên
Rạch Thị Nghè phía sau Sở Thú năm 1966
Địa điểm này thuộc khuôn viên của Sở Thú năm 1967 – Hiện nay là Di tích Lịch sử chiến đấu của Biệt Động Sài Gòn – Gia Định.
Ảnh chụp năm 1967 – Cậu bé này gan thật! Cả gan leo tút lên cột đèn và nhảy hẳn xuống rạch Thị Nghè.
Vườn Bách thú năm 1967 – Tượng con voi bằng đồng trong Sở Thú do vua Xiêm – La Paramindr Mah Prajahhipok tặng nhân dịp ngài đến thăm Sài Gòn ngày 14-4-1930.
Darryl trong nền bên phải của bức ảnh được chụp vào ngày 8 tháng 4 năm 1967
Ảnh chụp của Ken năm 1967
Những sư thầy tham quan Thảo Cầm Viên Sài Gòn năm 1967
Một khu nhà bị bỏ hoang phía trong Sở thú năm 1967
Bãi cỏ mền, xanh và được dọn vệ sinh vô cùng sạch sẽ
Một góc chụp ngẫu nhiên trong khuôn viên của Sở Thú
Chuồng này là chuồng Chim Vành Khuyên
Một chiếc chòi nhỏ cho các bé vui chơi
Kế ngôi nhà nghỉ mát là những cái cây dây leo rắn chắc, các bé có thể ngồi chơi an toàn
Một chiếc chồi lá hình nấm rất đáng yêu, ảnh chụp bởi Ken năm 1967
Một góc quang cảnh của Thảo Cầm Viên Sài Gòn năm 1967.
Bức ảnh Sở thú 1967 bên trái đã giúp xác định vị trí của bức ảnh bên phải, chụp vào tháng 5-1975.
Tác giả ảnh Eric trên cầu Sở thú qua rạch Thị Nghè năm 1967
Ảnh chụp cô gái mang áo dài đang ngồi bên cạnh hồ nước trong Sở Thú, con gái Việt Nam trong tà áo dài là nét đẹp vừa truyền thống vừa duyên dáng
Những cậu bé tinh nghịch khi leo hẳn lên lan can phía trước ngôi đền Kỷ niệm
Các cô gái nhìn tác phẩm nghệ thuật ở Thảo cầm viên Sài Gòn – Ảnh được chụp vào tháng 12 năm 1968 bởi Brian Wickham
Những người đàn ông đang ngắm những tác phẩm tranh nghệ thuật được trưng bài trong khuôn viên Sở thú – Ảnh chụp tháng 4/1969.
Những tà áo dài nhiều màu được diện lên, trong khuôn viên xanh của vườn Bách thú tạo nên một nét đẹp rất đặc biệt.
Những người gánh hàng rong trong vườn Bách Thú của những năm 1969 – 1970.
Rạch Thị Nghè phía sau Sở Thú những năm 1969 – 1970 – Cảnh vật thật nên thơ khi cảnh nhìn ra con rạch có thêm những chiếc thuyền nhỏ cùng sắc đỏ của phượng vỹ.
Đảo khỉ những năm 1969 – 1970
Đảo khỉ năm 1972. Con hào quanh đảo khá khô và không có nhiều thứ để nhìn thấy những con khỉ
Sở thú: Khỉ chó mặt xanh (Mandrillus sphinx). Được chụp bởi David Staszak những năm 1969 – 1970.
Ảnh chụp những năm 1969 – 1970
Gia đình chụp hình kỷ niệm trong Thảo Cầm Viên năm 1970
Trên cầu Thị Nghè – Sở Thú, đã bị rào lại từ sau vụ chen lấn chết người lễ Quốc Khánh 1957. Những đứa trẻ lẻn vào khu sở thú năm 1970.
Một góc trong Thảo Cầm Viên năm 1970
Bán tranh thêu và kem ốc quế vào những chiều Chủ Nhật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn của năm 1971
Maggie dưới gốc cọ cao lương tại vườn thú. Những khu vườn rất đẹp, thu hút rất nhiều người có trẻ em vào cuối tuần. Ảnh chụp năm 1972 bởi John Hansen.
Bán kem
Cậu bé vô tư chơi đùa trong công viên mà không có bất kỳ người lớn nào bên cạnh.
Đôi nam thanh nữ tú dạo Sở Thú
Người tham quan rất đông
Chiếc giỏ treo bên thân cây , nhắc nhở mọi người Bỏ Rác vô đây giữ gìn SÀI GÒN sạch sẽ.
Bé gái bán mía ghim
Cầu bộ hành từ Sở Thú qua Thị Nghè
Đây là một loài sen có lá rộng đến 4 mét ở Việt Nam
Một góc đá được chất thẩm mỹ trong khuôn viên Sở Thú
Một góc khác, cảm giác như lạc vào khu vườn thượng uyển của cung đình ngày xưa
Nhiều gia đình tranh thủ chụp ảnh để lưu giữ kỷ niệm. Ảnh chụp bởi Thomas W. Johnson.
Khung cảnh thật yên bình giữa chốn Sài Gòn nhộn nhịp
Cầu qua vườn Địa Đàng trong Sở Thú , ngày nay vẫn còn.
Hai cậu bé “Thiếu Sinh Quân”!
Cuối tuần được cho về phép, chàng sinh viên sĩ quan trừ bị Thủ Đức dẫn người yêu vô Thảo Cầm Viên chụp hình kỷ niệm…
Những món ăn vặt được bày bán cho khách tham quan
Chàng sĩ quan chụp ảnh trước Nhà sưu tập trong Thảo Cầm Viên
Tony LaRusso tại Thảo cầm viên Sài Gòn
Sau này là Di tích lịch sử chiến đấu của Biệt Động Sài Gòn – Gia Định. Ảnh chụp bởi George Slater
Vườn phong lan trong Thảo cầm viên
Phía xa xa chính là cây cầu bắc ngang con rạch Thị Nghè.
Một trong những cây cầu có kiểu dáng đẹp nhất Sài Gòn, nằm trong sở thú bắc ngang qua rạch Thị Nghè.
Rạch Thị Nghè phía sau Sở Thú – Ảnh chụp của Douglas Ross năm 1966
Cầu bộ hành từ Sở Thú qua Thị Nghè
Rạch Thị Nghè – một con rạch đổ ra sông Sài Gòn, bắt nguồn từ rạch Nhiêu Lộc.
Cả hai đoạn rạch Thị Nghè và rạch Nhiêu Lộc gọi chung là kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè

Thuyền dài trên Rạch Thị Nghè – Thời điểm này nước còn trong, sạch sẽ, sau này ô nhiễm lắm đã được cải tạo xây bờ kè rất đẹp 2012.
Đánh giá post

Viết một bình luận