Bánh Trung Thu Đông Hưng Viên ở Saigon trước 1975 – Hương vị đậm đà của Tết Trung Thu

Đối với những người dân từng sống ở Saigon những năm trước 1975 thì thương hiệu bánh Trung Thu Đông Hưng Viên không còn là cái tên xa lạ. Đông Hưng Viên trở thành cái tên được lựa chọn nhiều nhất mỗi khi mua bánh trung thu. Những thương hiệu tương tự như Tân Tân, Long Xương, Đại Chúng, Vĩnh Hưng Tường … thì đã biến mất. Thay vào đó là các loại bánh trung thu Như Lan, Kinh Đô được bầy bán khắp mọi nẻo đường Sài Gòn.

Cũng là bánh trung thu nhưng hương vị ngày ấy nay không còn!

Phước Long 1968-69 - Tết Trung thu, phía xa là núi Bà Rá (cao 723m)
Phước Long 1968-69 – Tết Trung thu, phía xa là núi Bà Rá (cao 723m)

Lịch sử bánh trung thu ở Việt Nam

Trước những năm 1945, trên trục đường Galliéni (nay là đường Trần Hưng Đạo) nối liền Saigon – Chợ Lớn là một trung tâm buôn bán sầm uất.  Dọc con đường này mực lên các dãy phố cao tầng, tửu điếm, cửa hàng buôn bán nhộn nhịp kẻ bán người mua. Vào mùa trung thu, các loại bánh nướng, bánh dẻo được làm thủ công được bày bán trên trục đường này nhưng còn rất thưa thớt.

Tới những năm đầu thập niên 1950, quây bánh trung thu mới bất đầu xuất hiện nhiều nhưng cũng chỉ quanh quẩn ở khu vực Chợ Lớn.

Sang thập niên 1960, bánh trung thu trở nên phổ biến và được tiêu thụ rộng rãi hơn ở Sài Gòn, và lan ra các tỉnh miền Nam Bộ, Trung Bộ. Lúc này những thương hiệu bánh trung thu như Đồng Khánh, Long Xương, Đông Hưng Viên, Tân Tân, Đại Chúng … trở thành những cái tên quen thuộc của người dân Sài Gòn.

CHOLON 1960 - Nhà hàng Đồng Khánh, góc Đồng Khánh-An Bình - Bánh Trung thu Đồng Khánh
CHOLON 1960 – Nhà hàng Đồng Khánh, góc Đồng Khánh-An Bình – Bánh Trung thu Đồng Khánh

Bánh Trung Thu Đông Hưng Viên

Ở Sài Gòn ngày đó có một thương hiệu bánh trung thu mà ai cũng biết đến và vẫn còn tồn tại cho đến nay. Bánh trung thu Đông Hưng Viên đã có danh tiếng hơn một thế kỷ nay, abat đầu từ phố hàng Buồm Hà Nội(Escalier D’or Hà Nội cũ). Sau đó vào cuộc di cư năm 1954, bánh trung thu Đông Hưng Viên đã theo dòng người đến Saigon và trở thành một hiệu bánh trung thu gia truyền nổi tiếng của người Việt. Ban đầu tiệm bánh tọa lạc tại địa chỉ 23 Phan Chu Trình nằm ngay cửa Tây chợ Bến Thành và phát triển cho đến những năm 1975.

Bánh Trung Thu Đông Hưng Viên
Bánh Trung Thu Đông Hưng Viên

Sau năm 1975, chủ tiệm bánh Đông Hưng Viên sang Mỹ định cư và mở một tiệm bánh trung thu tên là Đông Hưng Viên ở đây. Trong tiệm có hai người thợ làm bánh chính thì một người đã mất, một người là Bốc Mỹ Nguyên cũng ra nước ngoài sinh sống. Thợ làm bánh chính của Đông Hưng Viên sau này (sau 1975) là anh Nguyễn Văn Hùng – cậu học trò của ông Bốc Mỹ Nguyên. Tuy nhiên thương hiệu Đông Hưng Viên Sài Gòn không hề liên quan đến ông chủ bên Mỹ.

Bà Hoàng Kim Loan chủ tiệm bánh Đông Hưng Viên ở Mỹ và cũng là người thừa kế bí quyết làm bánh trung thu gia truyền từ người cha quá cố. Ba của bà là thợ chính của tiệm bánh Đông Hưng Viên tại Hà Nội và cả Saigon sau 1954. Ông đã ghi lại công thức làm bánh trung thu Đông Hưng Viên vào trong một cuốn sổ cho bà, người con gái thứ 7 trong gia đình 10 người con. Sau 1975, bà cũng em gái sang Mỹ định cư và với cuốn sổ ghi chép công thức làm bánh trung thu đó bà đã mở một cửa tiệm mang tên Đông Hưng Viên tại đường Bolsa, Quận Cam vào những năm 1992.

Sau 1995 cửa tiệm di dời về địa chỉ 8536 Westminster Blvd. Westminster, CA 92683 và trở thành tiệm bánh Đông Hưng Viên chính thống duy nhất còn lại. Ngoài ra ở Sài Gòn hiện nay có một tiệm bánh trung thu mang thương hiệu Đông Hưng Viên có địa chỉ tại Bãi Sậy, Quận 6 nhưng tiệm bánh này không liên quan gì đến cơ sở Đông Hưng Viên ở Mỹ.
Mời quý vị cùng xem lại những hình ảnh quý giá về Tết Trung Thu:

Phước Long 1968-69. Chuẩn bị kẹo để phát cho những đứa trẻ đang xếp hàng phía sau
Phước Long 1968-69. Chuẩn bị kẹo để phát cho những đứa trẻ đang xếp hàng phía sau
Phước Long 1968-69. Đèn lồng ngôi sao
Phước Long 1968-69. Đèn lồng ngôi sao
Được phát quà rồi nè. Ngày đó chỉ mong được nhận nhiều kẹo
Được phát quà rồi nè. Ngày đó chỉ mong được nhận nhiều kẹo
Đèn Lồng được treo đầy trước cửa tiệm
Đèn Lồng được treo đầy trước cửa tiệm
Một cửa hiệu bán bánh trung thu Long Xương và đèn lồng đủ chủng loại
Một cửa hiệu bán bánh trung thu Long Xương và đèn lồng đủ chủng loại
Đèn lồng Tân Tân đầy đủ các chủng loại
Đèn lồng Tân Tân đầy đủ các chủng loại
Đèn lồng ngày xưa được làm thủ công đẹp lắm, không như bây giờ toàn đồ nhựa vừa xấu vừa dởm.
Đèn lồng ngày xưa được làm thủ công đẹp lắm, không như bây giờ toàn đồ nhựa vừa xấu vừa dởm.
Tết Trung Thu SAIGON 1966 - by Douglas Ross
Tết Trung Thu SAIGON 1966 – by Douglas Ross
Tết Trung Thu SAIGON 1966 - by Douglas Ross
Tết Trung Thu SAIGON 1966 – by Douglas Ross
Tết Trung Thu SAIGON 1966 - by Douglas Ross
Tết Trung Thu SAIGON 1966 – by Douglas Ross
Tết Trung Thu 1969 - Các nhà lãnh đạo VNCH vui tết Trung thu với thiếu nhi tại vườn Tao Đàn Saigon
Tết Trung Thu 1969 – Các nhà lãnh đạo VNCH vui tết Trung thu với thiếu nhi tại vườn Tao Đàn Saigon

Từ trái qua: Dân biểu Nguyễn Bá Lương Chủ tịch Hạ Viện, vợ chồng Phó TT Nguyễn Cao Kỳ, vợ chồng TT Nguyễn Văn Thiệu, Thượng nghị sĩ Nguyễn Văn Huyền Chủ tịch Thượng Viện, vợ chồng Thủ tướng Trần Thiện Khiêm.

Hai thiếu niên biểu diển môn võ Vovinam, môn võ tự vệ tay không của Việt Nam, trước Tổng thống và Phó Tổng thống Nam Việt Nam trong buổi lễ mừng Tết Trung Thu tại Công viên Tao Đàn ngày 26/9/1969.

Đoàn múa lân đang biễu diễn dưới khán đài trong buổi liên hoan mừng tết Trung Thu của thiếu nhi tại Sài Gòn.

Hướng Đạo Sinh Saigon dùng mô hình phi thuyền và máy bay phản lực để thể hiện nhận thức của bản thân về thời đại. Tại buổi lễ mừng Tết Trung Thu ngày 26/09/1969 đã có hơn 5000 trẻ em họp mặt tham dự.

TT Nguyễn Văn Thiệu tặng quà cho một số em tiêu biểu trong 5.000 em đến tham dự
TT Nguyễn Văn Thiệu tặng quà cho một số em tiêu biểu trong 5.000 em đến tham dự
Đánh giá post

Viết một bình luận