Như đã hứa, hôm nay mình sẽ viết 1 câu chuyện về chuyện Bảng Danh Dự nói riêng, về việc điểm số trong học đường nói chung, ở các trường học trong miền Nam trước 1975. Nhưng ….. tâm trạng nó như thế nào ấy, không tài nào “nhả chữ” ra được.
Thôi thì ráng viết vài hàng cho các em/cháu thấy được ít nhiều về việc học hành của cha/anh ngày xưa khác sau này & bây giờ như thế nào.
Điểm số được kết hàng tháng và cộng bằng tay (thủ công), không như bây giờ, chỉ 2 lần/năm. Chỉ có 3 người cao điểm nhất sẽ được nhận 1 Bảng Danh Dự. Vinh hạnh lắm! Không như bây giờ, 1 lớp 35 học sinh, thì 33 hoặc 34 người là học sinh giỏi rồi
Thầy/Cô muốn kiểm tra (giấy) lúc nào là kiểm tra, không có quy định 1 tháng bao nhiêu lần. Còn kiểm tra miệng mới….”ác”: Học sinh sẽ được/bị hỏi bài bao nhiêu lần trong tháng cũng được, nên mỗi ngày lên lớp ai cũng phải chuẩn bị bài, nếu không muốn ăn…”hột vịt/trứng ngỗng”. Nếu cột cho điểm của Thầy/Cô môn nào đó không còn chỗ, Thầy/Cô có quyền xin “gởi” qua cột điểm môn khác.Do đó chuyện ở lại lớp hoặc thi lại là chuyện bình thường (lên Trung Học có vụ “ăn thịt bò 7 món”, tức là thi lại….7 môn); không như bây giờ… ở lại & thi lại khó hơn nhiều.
Mình chỉ gởi tượng trưng mỗi năm 1 Bảng Danh Dự, chứ tháng nào mình cũng có cả (không phải khoe nha), và còn gần như đầy đủ (ngoài sách ra, nó là gia tài quý giá nhất của mình đó). Chỉ có 1 tháng thứ 3 ở lớp 6, mình đứng thứ….41/61, mặc dù tháng trước đó mình đứng 02/61 (hình phiếu điểm lớp 6). Lý do: Không hiểu sao, tháng đó có 2 chương của môn Toán & Hóa mình chả hiểu gì cả, toàn “lãnh” 03 với 05/20. Thế là….ăn đòn chứ sao. Sợ quá, tháng sau phải tự “cày”, thế mà lên được 03
Nhờ thế mà, cuối năm nào mình cũng lãnh phần thưởng. Những năm Trung Học, nhà trường giao tiền cho học sinh tự mua phần thưởng. Mình thường chọn mua vở nhiều nhất. Một phần, vì nó cần thiết nhất cho mình, một phần, cho cái phần thưởng nó….to & cao (lãnh xong, đi bộ về nhà thấy….oai lắm, như Trạng Nguyên về làng vậy???). Mình thích nhất là 2 loại vở Cogido & Olympic.
- Những điều ngẫm nghĩ về phong tục xưa: “Ăn giỗ lấy phần”
- Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Căn nhà màu tím” của nhạc sĩ Hoài Linh
- Danh ca Thái Thanh – Người được mệnh danh là “Đệ nhất danh ca”
- Bùng Binh công trường dân chủ và câu chuyện ma mị mà có thật của ngày xưa
- “Đêm Nhớ Người Tình” (Đài Phương Trang)