Nhìn lại một Sài Gòn hoa lệ trước năm 1975 qua bộ sưu tập những bức ảnh đẹp nhất – Phần 1

Từ xưa đến nay, Sài Gòn nổi tiếng là một trong những thành phố náo nhiệt, sầm uất nhất trên bản đồ thế giới. Là nơi hội tụ nhiều tinh hoa văn hóa từ các quốc gia khác nhau. Hãy cùng Thời Xưa tái hiện lại một Sài Gòn hoa lệ trước năm 1975 qua bộ sưu tập những bức ảnh đẹp nhất.

Hình chụp từ hướng dốc Con Gà Quay từ Biên Hoà đỗ về chợ Thủ Đức. Bên tay trái là Chi cục CSQG, Ta thấy chiếc xe đò Liên Hiệp chạy tuyến Biên Hoà – Sài Gòn, tuyến xe không chạy đường Tô Ngọc Vân mà chạy ngang qua chợ Thủ Đức đi hướng Bình Triệu về Sài Gòn. Chợ Thủ Đức ở cuối đường trong hình
Ở phía giữa hình là công trường Mê Linh với tượng đài Hai Bà Trưng ở Sài Gòn trước năm 1963
Tượng đài Trần Hưng Đạo ở công trường Mê Linh (Trước năm 1963 thì vị trí này là tượng đài Hai Bà Trưng. Năm 1963, tượng Hai Bà Trưng bị kéo đỗ và để trống đến năm 1967, tượng đài của Trần Hưng Đạo mới được xây lên) – Ảnh của Keith McGraw
Đại sứ quán Hoa Kỳ, ba tháng trước khi nó bị bao vây
Hình ảnh tại sân bay Tân Sơn Nhứt ngày xưa
Cảnh xe cộ tấp nập trên đại lộ Nguyễn Huệ nhìn từ trên cao
Ngã tư Hàng Xanh (Trước những năm 1945 khu vực này trồng nhiều cây sanh loại cây lớn cùng họ với cây si cây đa. Trên tuyến đường Bạch Đằng cây sanh được trồng dọc hai bên đường nên ngày xưa đường được gọi là đường Hàng Sanh còn Ngã Tư Hàng Sanh cũng bắt nguồn từ đó. Sau này do nhiều nhầm lẫn giữa cách phát âm “sanh” và “xanh” nên không hiểu từ khi nào тêɴ gọi Ngã Tư Hàng Sanh bị chuyển thành Ngã Tư Hàng Xanh và được coi là cái тêɴ cнíɴн thức thay thế cái тêɴ cũ.)
Những gánh bán hàng rong tại bến Bạch Đằng
Cảnh xe cộ đang dừng ở ngã tư Hàng Xanh
Cảnh dòng người biểu tình lên án CS tấn công và chiếm tỉnh Phước Long ngày 6.1.1975, vi phạm hiệp định hòa bình Paris 1973
Một góc khác của cảnh dân chúng biểu tình
Giao lộ Hàm Nghi – Phó Đức Chính cạnh bến xe gần bến trước Chợ Bến Thành
Khung cảnh tại một con đường ở Sài Gòn thời đó khi nhìn từ trên cao
Tân cảng Sài Gòn
Tượng đài Thủy Quân Lục Chiến giữa công viên nhỏ ở công trường Lam Sơn trước nhà hát thành phố tại Sài Gòn trước năm 1975 nay đã không còn.
Cánh đồng rau muống trên rạch Nhiêu Lộc
Người đi xe ba bánh ngồi chờ mua vé ở chợ Sài Gòn
Đường Trần Hưng Đạo – Phạm Ngũ Lão
Cảnh giao thông ở Sài Gòn, khám phá những chiếc xe Citroën cổ của Pháp. Vị trí này là ở đầu đường Hàm Nghi nhìn về phía công trường Diên Hồng ( công trường Diên Hồng sau này được đổi tên thành vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ bến Thành nhưng ngày nay không còn nữa)
Đường Trần Hưng Đạo Q.5, phía trước bệnh viện Sùng Chính (ở ngoài hình về phía bên phải, nay là BV Chấn Thương – Chỉnh Hình). Bên phía bìa trái là văn phòng của Quân cảnh Mỹ (Văn phòng thống chế cấp cao)
Đường Norodom dẫn vào dinh Thống Nhất. Đến năm 1950 đổi tên thành đường Thống Nhất và dinh đổi tên thành Độc Lập. Sau năm 1975, chính quyền quyết định đổi tên thành đường Lê Duẩn, tên này vẫn được giữ nguyên cho đến ngày nay.
Đại lộ Thống Nhất (lúc đầu, đường mang tên là đại lộ Chính Phủ, về sau đổi tên là đại lộ Norodom (tên một nhà vua Campuchia từng đến thăm Sài Gòn). Đến năm 1950, Dinh Norodom được Chính phủ Bảo Đại đổi tên thành Dinh Độc Lập và đường Norodom được đổi thành đường Thống Nhất)
Khung cảnh tấp nập người đang xem triển lãm vũ khí ở công viên nhỏ trước nhà hát thành phố
Triển lãm vũ khí ở công viên nhỏ trước nhà hát thành phố
Triển lãm vũ khí
Đường Phan Thanh Giản, bên trái là bệnh viện Saint Paul (nay là BV Mắt đường Điện Biên Phủ. Hàng cây lớn bên trái hình sau này đã bị chặt bỏ để mở rộng đường.)
Tòa đại sứ Cam Bot
Cầu chữ Y vào Tết Mậu Thân 1968
Khung cảnh ở trung tâm Sài Gòn
Người xếp hàng mua đồ ở Sài Gòn chợ Cũ
Đường Lê Thánh Tôn phía sau Chợ Bến Thành năm 1968
Khung cảnh dòng người qua lại trước các cửa hàng ở Sài Gòn ngày xưa
Đường Trần Bình Q6 , đi tới là gặp bến Nguyễn Văn Thành , phía xa là ngôi nhà kho trên bến Bãi Sậy ( góc Bãi Sậy – Lê Trực ).
Chợ này do một thương gia người Hoa là Quách Đàm (còn gọi là Thông Hiệp) bỏ tiền ra xây dựng vào năm 1928 rồi tặng cho chính quyền thành phố lúc bấy giờ, khánh thành năm 1930. Đổi lại, ông chỉ xin xây dựng thêm mấy dãy nhà phố xung quanh chợ và đặt tượng mình giữa chợ khi mất.
Khung cảnh ở chợ Cũ Sài Gòn
Tượng đài hai binh lính Thủy quân Lục chiến Việt Nam Cộng hòa
Khung cảnh Sài Gòn từ Khách sạn Mai Loan. Sau dãy nhà của nhà ga xe lửa trung tâm là dãy phố trên đường Phạm Ngũ Lão ( giới hạn bên trái hình là đường Phó Đức Chính và bên phải hình là Calmette ).
Nhìn khung cảnh đường phố Sài Gòn từ khách sạn Rex
Dòng người trên đường Lê Lai
Ảnh nhìn từ trên không của Sài Gòn với trung tâm là Đại lộ Charner, Nguyễn Huệ ngày nay. Tòa nhà lớn ở giữa khung hình là tòa thị chính. Tòa nhà phía xa xa ở đằng sau tòa thị chính là nhà thờ Đức Bà.
Rạp Long Vân đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ)
Ngày trước đường này có tên là Rue Cartinat, thời Việt Nam Cộng hòa đổi thành đường Tự Do từ năm 1954 đến 1975. Sau năm 1975, chính quyền Việt Nam đổi tên đường Tự Do thành đường Đồng Khởi, cùng với đường Công Lý thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Ga xe lửa, ngày nay là Công viên 23 tháng 9 (Ga xe lửa Sài Gòn do Pháp xây dựng từ thế kỷ 19. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ga xe lửa bị phá huỷ và dời đến vị trí hiện nay tại quận 3)
Đây là tượng Trần Nguyên Hãn được xây dựng từ năm 1965, tượng được đặt giữa vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành. Sau này, nhằm phục vụ cho việc xây dựng nhà ga metro Bến Thành – Suối Tiên, tượng đã được di dời khỏi vị trí trước chợ Bến Thành và đưa vào bảo quản tại công viên Phú Lâm, quận 6.
Ga xe lửa ở Sài Gòn ngày xưa
Tượng hai binh lính Thủy quân Lục chiến
Ngã Tư Xa Lộ Hàng Xanh – Trường Nguyễn Duy Khang
Hình ảnh các cửa tiệm ở Sài Gòn xưa
Hình ảnh hai thiếu nữ xinh đẹp trong tà áo dài truyền thống ở phía trước cổng Lăng Lê Văn Duyệt (Lăng Ông Bà Chiểu)
3/5 - (2 bình chọn)

Viết một bình luận