16 tấn vàng của Việt Nam Cộng Hòa sau sự kiện ngày 30/4/1975 được sử dụng như thế nào?

Bắt nguồn của 16 tấn vàng từ thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa

Vào tháng 4 năm 1975, khi mà nước Việt Nam Cộng Hòa đang rơi vào khoảnh khắc tồn tại cuối cùng thì xuất hiện một lượng vàng tồn tại là 16 tấn được gọi là ngân khoản dự trữ của chính phủ cất trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Số lượng vàng gồm 1234 thỏi, mỗi thỏi 12 đến 14kg, tổng trọng lượng khoảng 16 tấn và tổng trị giá là 71.658 triệu đô la Mỹ theo giá vàng của thời điểm năm 1975.

Lúc đầu 16 tấn vàng này được ông Nguyễn Văn Thiệu dùng với ý định mua vũ khí. Trước sự tấn công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, các tuyến phòng thủ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa vào tháng 3 và tháng 4 năm 1975 đã gần như sụp đổ. Trong lúc đó Quốc hội Mỹ từ chối viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa. Đứng trước sự việc đó, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã lập kế hoạch để vay tiền cho Việt Nam Cộng hòa. Ông đã cử tổng trưởng kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng bay sang Mỹ vào ngày 15 tháng 4 cùng với tổng trưởng Ngoại giao của Việt Nam Cộng hòa Vương Văn Bắc để vay 3 tỉ USD từ Mỹ. Ông chấp nhận thế chấp tài nguyên dầu mỏ và nông nghiệp của Việt Nam Cộng Hòa và mong muốn Quốc vương Haled cho vay với số tiền mấy trăm triệu USD như phụ vương ông – Vua Faisal đã hứa trước khi ông bị hạ sát. Số tiền mấy trăm triệu đó cùng với 16 tấn vàng được dự trữ trong hầm ở Ngân hàng Quốc gia tại bến Chương Dương. Nội dung của Tổng thống Thiệu viết gửi Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ có nội dung cụ thể như sau: “Tôi trân trọng thỉnh cầu Ngài kêu gọi Quốc hội cho Việt Nam Cộng Hòa vay dài hạn 3 tỷ đô la, chia làm ba năm, lãi suất do Quốc hội ấn định, và xin triển hạn 10 năm trước khi trả vốn và lời. Tài nguyên dầu hoả và canh nông của Việt Nam Cộng hòa sẽ dùng làm tiền thế chân cho món nợ này. Món nợ giúp chúng tôi chống xâm lăng và cho chúng tôi cơ hội để tồn tại như một quốc gia tự do”.

Thật ra đề nghị dùng vàng để mua vũ khí được đề ra bởi ông Nguyễn Tiến Hưng khi ông gọi đó là “nỗ lực phòng thủ cuối cùng” và chính ông cũng là người đã đề xuất chuyển tiền sang nước ngoài. Số vàng dự trữ được tính tổng trọng lượng là 16 tấn được giao cho Thống đốc Ngân hàng Quốc gia là Lê Quang Uyển có nhiệm vụ đưa số vàng ra nước ngoài để thế chấp. Ông Uyển đã làm theo nhưng thật không may, tin tức bị rò rỉ ra ngoài, một số tờ báo đã đưa tin tức về vụ việc đó với ý ám chỉ ông Nguyễn Văn Thiệu đã có âm mưu chiếm đoạt số tài sản này. Lúc đó, các tờ báo tại Sài Gòn còn đưa tin rằng “Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chuẩn bị mang 16 tấn vàng ra khỏi Việt Nam”. Cuối cùng, báo chí Việt Nam Cộng Hòa cũng đã đứng ra đưa tin tức về vụ việc này, tờ chính luận ngày 16 tháng 4 đã ghi rõ phát ngôn viên của chính phủ rằng tin tức ông Thiệu đưa 16 tấn vàng ra nước ngoài là tin đồn thất thiệt, không có tính xác thực. Thế là vụ việc chuyển vàng ra nước ngoài bị vỡ lở, các hãng hàng không vào bảo hiểm quốc tế từ chối dính vào vụ này vì sợ bị dư luận dị nghị. Kết quả là đại sứ Mỹ Graham Martin đã đồng ý giúp chuyển số vàng này đi, ông Martin nói Tổng thống Thiệu nên gửi vàng vào Ngân hàng Dự trữ Liên Bang tại New York để tránh bị nghi ngờ vì nhiều nước khác cũng gửi tài sản vào ngân hàng này và ông Thiệu đã đồng ý điều đó.

Đến ngày 16 tháng 4, ông Martin đã gọi về Washington để xin một chuyến bay quân sự đặc biệt được bảo hiểm để đưa số vàng đó đi New York. Những tưởng không thể thu xếp được chuyện bảo hiểm thì cuối cùng vấn đề đó đã có thể giải quyết ổn thỏa. Số vàng chỉ còn được đợi thời gian để chuyển đi thôi. Sáng ngày 25 tháng 4, chiếc máy bay quân sự từ căn cứ của Philippines đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhứt để sẵn sàng chuyển số vàng đó vào ngày 27 tháng 4. Vụ việc đã được thu xếp kỹ càng, chỉ đợi tới ngày khởi hành. Thế nhưng sau đó đã có một số vấn đề xảy ra và 16 tấn vàng không thể di dời khỏi Việt Nam.

Kế hoạch chuyển vàng ra nước ngoài không thành công

Trước khi chuyển vàng ra nước ngoài, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã phải từ chức sau chiến dịch Xuân Lộc bị sụp đổ và nhiều người muốn ông phải rời khỏi Việt Nam. Ngày 25 tháng 4 năm 1975, ông Nguyễn Văn Thiệu đã phải rời khỏi Việt Nam với tư cách là đặc sứ của Việt Nam Cộng Hòa để đến Đài Bắc và phúng điếu Tưởng Giới Thạch. Còn 16 tấn vàng vẫn còn nằm ở Việt Nam, trú ngụ tại hầm chứa của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Lúc đó tiến sĩ kinh tế Nguyễn Văn Hảo và cựu phó thủ tướng đặc cách sản xuất Nguyễn Bá Cẩn cũng đã từ chối đưa số vàng đó ra nước ngoài. Thậm chí ông Nguyễn Văn Hảo còn dọa tân tổng thống là ông Trần Văn Hương rằng nếu ông cho số vàng đó ra nước ngoài thì khi tướng Dương Văn Minh lên thay, ông Trần Văn Hương sẽ bị tội là phản quốc. Sáng ngày 24 tháng 4, ông Hảo điện cho cố vấn kinh tế đại sứ quán Mỹ nói đến chuyện tân Tổng thống Trần Văn Hương sẽ hoãn vô thời hạn thời gian chuyển vàng cho đến khi thành lập chính phủ mới.

Đại sứ Martin sau khi nghe tin này đã thuyết phục tổng thống Trần Văn Hương hủy bỏ lệnh và để số vàng ở lại, số vàng này có thể giúp nâng cao vị trí của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa khi thương lượng cùng quân giải phóng, còn phần ông Martin thì ông vẫn cho chiếc máy bay đợi đến ngày 27 tháng 4 nhưng kết quả cuối cùng là số vàng đó vẫn để lại Việt Nam.

Vào ngày 27 tháng 1 năm 1976, cựu đại sứ Martin đã nói đến vấn đề 16 tấn vàng của Việt Nam Cộng Hòa trước Quốc hội Mỹ với nội dung có đại ý số vàng đã được sắp xếp để chuẩn bị chuyển số vàng ấy đến Ngân hàng Bank of International Settlement (BIS) ở Basel tại Thụy Sĩ. Khi chuyển số vàng ấy đến Thụy Sĩ thì có thể thế chấp để mua đạn ở Châu Âu. Nhưng không may chuyện đó bị rò rỉ nên không thể chuyển vàng bằng đường hàng không thương mại. Để có thể tiếp tục phải sắp xếp chuyển vàng sang tài khoản của Việt Nam Cộng Hòa tại Ngân hàng Dự trữ liên bang ở New York. Thế nhưng ở Hoa Kỳ đã có sự chậm trễ trong việc chuẩn bị bảo hiểm, ở Việt Nam Cộng Hòa thì tổng thống Thiệu đã từ chức, không còn quyền hành xử lý số vàng. Trong khi đó, phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo không thể xin lệnh của tân tổng thống là ông Trần Văn Hương để chuyển số vàng ấy đi.

Số vàng sẽ như thế nào sau sự kiện 30/4/1975?

Về khối lượng 16 tấn vàng của Việt Nam Cộng Hòa, ngày 2/5/1975, phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo đã đến gặp trực tiếp lãnh đạo Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định và đề nghị Ủy ban tiếp quản số vàng ấy.

Vào tháng 12/1974, đoàn C282.Q công an nhân dân vũ trang (đơn vị B17 Hà Tĩnh) đã nhận được lệnh vào Nam để hỗ trợ cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Thật hạnh phúc khi vào ngày giải phóng dân tộc, khi tiếng súng ngừng bắn, giây phút miền Bắc và miền Nam được về chung một nhà, những người lính, trong đó có ông Hoàng Minh Duyệt đã vui mừng khôn xiết, nước mắt cứ thế mà chảy suốt. Đến ngày 1/5/1975, ông cùng các anh em được nhận nhiệm vụ bảo vệ Ngân hàng Quốc gia ở số 17 bến Chương Dương (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 8 đường Võ Văn Kiệt, quận 1 ngày nay). Ông và đồng đội tâm niệm rằng đây là nhiệm vụ quan trọng. Hoàng Minh Duyệt cùng với Chỉ huy trưởng là ông Đặng Hồng Minh và Chính trị viên Bùi Bá Lân được tham gia vào nhóm kiểm kê 16 tấn vàng của chế độ cũ. Sau đó các anh em chiến sĩ được thông báo thông tin này và cùng nhau bảo vệ số lượng vàng này. Ông Hoàng Minh Duyệt còn nói thêm, khi ông và các anh em lần đầu tiên được bước chân vào hầm chứa vàng đã cảm thấy choáng ngợp với nơi này vì lần đầu tiên thấy được số vàng lớn như thế. Nhưng ông và tất cả mọi người không hề có ý lấy làm của riêng. Vả lại công tác bảo vệ là an toàn tuyệt đối, chỉ huy điều đi đâu cũng đi hết, không hề nề hà. Anh em còn vui sướng khi được cấp trên tin tưởng thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, tất cả anh em đều cố gắng bảo vệ tài sản được an toàn để giúp Nhà nước quản lý và phát triển đất nước.

Cũng phải nói thêm, ông Huỳnh Bửu Sơn và Lê Minh Khiêm là người được trực tiếp thấy số vàng được chuyển giao cho chính quyền mới tiếp quản. Sau đó vào tháng 6 năm 1975, ông Huỳnh Bửu Sơn với cương vị là người giữ chìa khóa kho vàng, còn ông Lê Minh Khiêm là người giữ mã số của hầm bạc. Sau đó 2 người này cùng với đơn vị tiếp quản số vàng đã kiểm kê và cho ra kết quả hoàn toàn trùng khớp giữa số vàng và thông tin ghi trong sổ sách. Về cuộc kiểm kê kho vàng cuối cùng ở chế độ cũ, ông Huỳnh Bửu Sơn đã miêu tả rằng tất cả số lượng vàng đều là vàng nguyên chất. Mỗi thỏi vàng có khối lượng khoảng từ 12- 14kg, số hiệu và thỏi vàng đều được khắc ở trên mỗi thỏi. Ông còn nói thêm số vàng được cất kỹ càng ở những tủ sắt và được trang bị đến 2 lớp khóa, vàng được đặt trên những kệ bằng thép, mỗi kệ sẽ để được 5 – 6 thỏi vàng. Sức nặng của vàng được miêu tả nặng và chắc đến nỗi vì vàng được đặt trên các kệ sắt nên kệ bị cong xuống vì nặng. Về phần của những đồng tiền vàng lẻ thì được cất gọn gàng trong hộp gỗ, những hộp gỗ sẽ được để trong tủ sắt. Những đồng tiền vàng đa phần được xuất phát từ thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX, toàn bộ đều là đồng vàng cổ xưa của nhiều quốc gia khác, không chỉ riêng của Việt Nam. Vì là tiền cổ được đúc từ thế kỷ trước nên tính ra đồng tiền vàng còn có giá trị cao hơn hẳn vàng thời đó. Tất cả những số hiệu, tuổi vàng sẽ được ghi trong sổ kiểm kê và bộ phận máy tính tin học của ngân hàng sẽ có nhiệm vụ theo dõi hằng tháng hằng năm, kèm theo đó là những thay đổi khi xuất nhập kho của vàng.

Cuối cùng 16 tấn vàng của Việt Nam Cộng Hòa được sử dụng như thế nào?

Sau vụ việc 16 tấn vàng của Việt Nam Cộng Hòa, số vàng này vẫn còn ở lại Việt Nam và đến năm 1979, tổng số hơn 40 tấn vàng đã được bán đi để giải quyết những vấn đề khó khăn của đất nước, trong đó có cả vấn đề sinh hoạt của người dân. Vụ việc này đã được chính thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lữ Minh Châu chứng nhận.

Việc mua bán 40 tấn vàng được ghi chép trong Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Số vàng được chuyển sang Liên Xô

Ngày 1/12/1979, số vàng 101 hòm, nặng 4445kg đã được rời khỏi Hà Nội. Vn đề hợp đồng vàng tái chế, vay mượn cầm cố vàng với số lượng hơn 40 tấn đã thu về được hơn 500 triệu USD. Ông Nguyễn Văn Dễ, khi ấy là tổng giám đốc ngân hàng Vietcombank đã phát biểu vấn đề này và được ghi lại trong cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Ông cho biết thêm, sau khi đất nước hoàn toàn được giải phóng vào năm 1975 thì vấn đề lương thực, nguyên liệu, trả nợ quốc tế cần phải được giải quyết. Vì vậy đất nước cần phải có ngoại tệ để xử lý vấn đề đó. Đất nước sau năm 1975 bị rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn, vấn đề miếng ăn của người dân cũng khiến chính phủ đau đầu. Chính phủ lúc bấy giờ phải lo vấn đề lúa gạo cho người dân. Người dân thậm chí phải ăn cả hạt bo bo chưa xay, lúa mì thì không có loại cao cấp để ăn, chỉ đành ăn loại cấp thấp. Trước tình thế cấp bách này, việc làm sao để có đủ lương thực cho người dân là vấn đề quan trọng nhưng nông nghiệp trong nước lúc đó hoàn toàn không thể đáp ứng đủ. Chính phủ bắt buộc phải xoay xở nguồn nông nghiệp từ nước ngoài, thế nhưng việc mua lương thực phải có ngoại tệ, và thế là chính phủ quyết định bán số vàng dự trữ để lấy ngoại lệ. Những tưởng bán vàng sẽ có thể giải quyết được vấn đề, nhưng có một chuyện đó là số vàng ấy vốn dĩ là xuất xứ từ miền Nam của Việt Nam Cộng Hòa, khó có thể “tuồn” ra ngoài.

Theo cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cho biết thêm, Ngân hàng Nhà nước ngoài việc tiếp nhận vàng của miền Bắc được tính bằng tạ ra thì còn tiếp nhận vàng của chính quyền Sài Gòn và cả các nguồn khác. Vậy nên có một vấn đề được đặt ra là cơ cấu của kho vàng hoàn toàn không giống nhau. Có vàng thỏi của Anh thì mỗi thỏi nặng 12.7kg, còn thỏi vàng của Mỹ lại nặng 10kg mỗi thỏi. Mỗi thỏi sẽ có nhãn hiệu, xuất xứ riêng. Đó là chưa kể vàng lá Kim Thành và các vàng vụn như nhẫn, vòng,… Thành thử ra khi giao dịch với Liên Xô ở số lượng vàng đầu tiên này, chúng ta biết được rằng để có thể giao dịch trên thị trường Quốc tế thì phải là vàng chuẩn Anh, Mỹ hoặc Liên Xô. Còn vàng xuất xứ từ Việt Nam thì không thể giao dịch, đó là chưa kể vàng ở Việt Nam còn bị dính chính sách cấm vận của Mỹ.

Vấn đề dường như sắp rơi vào ngõ cụt thì Việt Nam và Liên Xô đã đưa ra một cách đó là tái chế lại vàng theo kiểu Liên Xô với trọng lượng là 1kg/1 thỏi vàng. Cuối năm 1979, Vietcombank cùng với Liên Xô đã ký hợp đồng tái chế, vay mượn, cầm cố vàng, tiêu thụ vàng trên thế giới theo lệnh của chính phủ Việt Nam và dưới sự ủy nhiệm của Ngân hàng Nhà nước. Về phía Liên Xô, họ đã cung cấp cho Việt Nam một số thùng hàng bằng thép theo tiêu chuẩn ngân hàng của Liên Xô để giúp để vàng và di chuyển bằng máy bay thương mại của Liên Xô. Tất nhiên những hoạt động này được thực hiện bí mật và tất cả các hành khách không biết được vấn đề mật này.

Số vàng cuối cùng đã được chuyển sang Liên Xô dưới sự giám sát của Tổng giám đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Dễ. Còn ông phó Tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Duy Lộ có nhiệm vụ kiểm kê số vàng, đóng kiện hàng và niêm phong theo tiêu chuẩn để chuẩn bị đưa vàng đi. Vàng được chuyển từ kho đến sân bay Nội Bài, sau khi hoàn tất hết tất cả thủ tục và được niêm phong kỹ càng, số vàng ấy sẽ chuyển đến máy bay của Liên Xô. Khi số vàng được đưa lên máy bay, ông Nguyễn Văn Dễ đã đi theo kiện hàng ấy lên chuyến bay của hãng hàng không Aeroflot. Hộ chiếu ngoại giao Liên Xô của ông được phép đi lại bất cứ lúc nào giữa hai nước để lo liệu các vấn đề liên quan đến số lượng vàng. Sau khi hạ cánh, xe bọc thép Liên Xô đã đứng đợi sẵn và niêm phong thùng hàng để tiếp tục chuyển đến kho bảo mật của Liên Xô.

Ông Nguyễn Duy Lộ, người được tham gia vào kiểm kê số lượng 40 tấn vàng năm 1979

Vấn đề lương thực, trả nợ cùng các vấn đề liên quan của đất nước đã được giải quyết khi chính phủ Việt Nam gửi văn kiện ngoại giao đến Liên Xô vay 100 triệu USD để thanh toán nợ. Tất cả đều được giải quyết khi 40 tấn vàng, trong đó có 16 tấn vàng của Việt Nam Cộng Hòa và các nguồn vàng khác được chuyển đến Liên Xô. Vì Liên Xô lúc đó cũng không có ngoại tệ dư, vả lại họ phải huy động từ thị trường. Để vay ngoại tệ, Việt Nam chỉ được thực hiện với điều kiện thế chấp bằng chính số lượng vàng được chuyển đến Liên Xô. Cuối cùng hiệp định vay 100 triệu USD được hoàn tất vào tháng 3 năm 1980.

Lượng vàng khi chuyển sang Liên Xô để tái chế sở dĩ không kịp đem ra thị trường bán nên Việt Nam đã vay nóng ngoại tệ để giải quyết các vấn đề của đất nước. Sau khi đã bán được vàng, Việt Nam dùng tiền đó để trả lại cho Liên Xô.

Hơn 40 tấn vàng được chuyển sang Liên Xô và phải chuyển nhiều đợt nên ông Dễ phải bay đi bay lại nhiều lần giữa hai nước. Đến năm 1988, Vietcombank đã chuyển 2.7 tấn vàng về nước, số vàng còn lại để lại ở Liên Xô vì chưa thể chuyển về được.

Cũng phải nói thêm, vàng của Việt Nam Cộng Hòa lúc đó có 2 nguồn, một nguồn là 16 tấn vẫn được dự trữ ở Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và sau này đã được chuyển đến Liên Xô cùng với 40 tấn vàng. Còn nguồn vàng thứ hai là 5.7 tấn được ký gửi ở ngân hàng Bank Für Internationalen Zahlungsausgleich ở Thụy Sĩ. Về sau Việt Nam cũng chuyển số vàng đó về Tiệp Khắc. Tiệp Khắc đã bán số vàng đó giúp Việt Nam để đổi lấy ngoại tệ. Sau đó, khoảng 500kg vàng ở Tiệp Khắc cũng đã về kịp Việt Nam trước khi biến động chính trị xảy ra ở Tiệp Khắc.

Đánh giá post

Viết một bình luận