Trong hậu trường của chương trình “Người kể chuyện tình” Nữ ca sĩ Phương Dung đã có cơ hội chia sẻ về quảng thời gian đau khổ tột cùng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương sau khi bị vợ phụ bạc.
Phạm Đình Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây. Ông xuất thân trong một dòng họ mà hầu hết đều làm văn nghệ.
Năm 1951, ông về thành. Với nghệ danh Hoài Bắc, ông cùng các anh em Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng lập ban hợp ca Thăng Long danh tiếng, du ca khắp các thành phố lớn của Việt Nam lúc đó. Thời kỳ này, các sáng tác của ông thường mang âm hưởng của miền Bắc như nói lên tâm trạng hoài hương của mình: Khúc giao duyên, Được mùa, Tiếng dân chài… Thời gian sau, ông viết nhiều bản nhạc vui tươi hơn: Xóm đêm, Ly rượu mừng, Đón xuân…
Ông có cuộc hôn nhân “đẹp như mơ” với ca sĩ, diễn viên nổi tiếng Khánh Ngọc. Ngoài sở hữu vẻ ngoài cuốn hút, chất giọng làm say mê lòng người cô cô còn có khả năng diễn xuất xuất chúng và là mục tiêu săn đón của nhiều đại gia thuở ấy.
Tuy nhiên cuộc hôn nhân của ông và nàng ca sĩ không được bao lâu thì người nhạc sĩ tài hoa lại có một cái kết không có hậu và đầy tai tiếng khi người vợ đầu ấp tay gối với mình tại ngoại tình với anh rể gây chấn động dư luận ngày đó.
Chia sẻ về quãng thời gian tăm tối của nhạc sĩ Phạm Đình Chương sau khi ly hôn, danh ca Phương Dung cho biết: “Tôi có mối quan hệ thân thiết với Hoài Bắc nên phần nào hiểu được cuộc sống riêng tư của ông. Giai đoạn những năm 1954-1956 là thời kỳ tăm tối nhất của Hoài Bắc. Khi đó ông không sáng tác gì chỉ chìm đắm trong đau khổ vì cuộc hôn nhân với người vợ cũ. Sau khi vợ bỏ đi Mỹ, ông một mình nuôi con, chỉ giao tiếp với gia đình và những người thân. Tôi thực sự ái ngại cho ông trong giai đoạn đó”.
Quãng thời gian dài đẵng đẵng 10 năm để chàng nhạc sĩ si tình Phạm Đình Chương giăn vặt trong đau khổ. Thời gian trôi đi, bạn bè và người thân động viên nỗi đau dần dần phai mờ: “Thời gian là liều thuốc tốt nhất để chữa lành mọi vết thương của con người. Với một người yêu vợ thương con, hết lòng với gia đình như Hoài Bắc thì liều thuốc ấy phải uống khá lâu, 10 năm mới lành”.
Sau hơn 10 năm chìm đắm trong men rượu và hạn chế tiếp xúc bên ngoài để quên đi cuộc hôn nhân bất hạnh, Nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng tái hôn với một người phụ nữ tên là Mỹ. Khác với người vợ trước, Phạm Đình Chương chọn yêu một người vợ hiền hậu đảm đang và không tham gia trong lĩnh vực nghệ thuật, chấp nhận ở phía sau để hỗ trợ chồng mình.
“Tôi luôn thán phục chị bởi chị là người đã rất can đảm đi vào cuộc đời của một người tưởng chừng đã đau khổ, buông xuôi hết và an ủi anh cho đến cuối cùng. Nhờ “tái sinh” trong cuộc hôn nhân này mà sau Phạm Đình Chương tiếp tục sáng tác và có được một gia tài âm nhạc đồ sộ như sau này chúng ta thấy”, danh ca Phương Dung cho biết.
Sau 1975, nhạc sĩ Phạm Đình Chương và vợ định cư tại Mỹ. Người vợ thứ hai đã gắn bó với nhạc sỹ cho tới ngày ông qua đời ngày 22/8/1991 tại Cali.
- “Hạnh Phúc Đầu Xuân” – Những giai điệu năm mới rộn rã như lòng người, tươi mới những niềm tin…
- “Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay” – Một nhạc khúc tình thu tuyệt mỹ của “Ông Vua Slow” Đoàn Chuẩn
- “Thương về miền đất lạnh” (Minh Kỳ & Dạ Cầm)
- Tượng Đài Léon Gambetta với số phận bi hài nhất Sài Gòn – Phải di dời đến lần thứ 3 mới tìm được nơi chốn
- “Đêm Nhớ Người Tình” (Đài Phương Trang)