“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là câu nói mượn từ tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, bởi ai trong chúng ta mà không từng nhớ, không một lần ao ước trở lại tuổi thơ hồn nhiên đó. Văn có truyện ngắn của Nguyễn Nhật Ánh thì nhạc có nhạc khúc “Xin trả tôi về” của Mặc Thế Nhân. Xin trả tôi về là nhạc phẩm trữ tình nổi tiếng của ông về chủ đề quê hương đất nước.
Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân tên thật là Phan Công Thiệt sinh năm 1939 trong một gia đình tầng lớp trung lưu tại Gò Vấp. Về bút danh của mình, ông lý giải Mặc Thế Nhân có nghĩa là “Góp giọt mực cho đời”. Ngoài ra ông còn có bút hiệu khác là Nhã Uyên. Nhạc phẩm đầu tay của ông là bản Trăng quê hương được xuất bản vào năm 1958 và tiếp sau đó là bản Vui tàn ánh lửa năm 1959. Nhiều sáng tác của ông phổ biến và được mọi người yêu thích cho đến tận ngày nay như: Cho vừa lòng em, Mùa xuân cưới em, Em về với người,…
Nhạc phẩm “Xin trả tôi về” từng hai lần bị cấm phát hành do bị xem là ca từ ủy mị, dễ làm nản lòng chiến sĩ nơi chiến tuyến. Mãi đến lần thứ ba, khi nhạc sĩ Mặc Thế Nhân nhờ một người quen xin phép, và được một người chiến sĩ trình bày ca khúc thì ca khúc “Xin trả tôi về” mới được phát hành đến tận ngày nay.
Nhạc khúc Xin trả tôi về là nỗi lòng của tác giả khi nhớ về người mẹ già ở quê nghèo, nhớ về những năm tháng êm đềm nơi xóm làng bình an.
Xin trả tôi về ngày xưa thơ mộng đó
Bên mái tranh chiều ngồi ngắm áng mây trôi.
Mẹ quê đun bếp nghèo thơm mùi rơm qua khói mờ
Ôi! Tình quê trìu mến.
Tác giả mong ước được trở lại những “ngày xưa thơ mộng”, nơi xóm nghèo có người mẹ già cặm cụi bên bếp lửa. Nơi chứa đựng tình yêu của mẹ, chưa đựng những kỷ niệm tuổi thơ. Nhớ những bếp lửa mẹ nấu, khói cay xòe đôi mắt. Nhớ sao cái mùi khói rơm mà thơm mãi. Tất cả những nhớ nhung, những kỷ niệm xưa cũ về một “tình quê trìu mến” sống dậy nơi tác giả.
Xin trả tôi về miền quê hương nhỏ bé
Có lũy tre vàng, bờ lúa sát ven đê
Dòng sông trôi lững lờ rung vầng trăng soi bóng mờ
Chuỗi ngày đẹp và thơ.
Tác giả nhớ về một miền quê đẹp tựa tranh vẽ, nơi miền quê tuy nhỏ nhưng có lũy tre vàng, có bờ lúa sát ven đề. Một quê hương với dòng sông trôi lững lờ thanh bình dưới vầng trăng soi bóng mờ. Những ngày được sống ở đó, với tác giả là “chuỗi ngày đẹp và thơ”. Đẹp một vẻ đẹp mộc mạc của xóm nhỏ, lãng mạng và nên thơ bởi tâm hồn yêu thiên nhiên và quê hương của tác giả. Qua ca từ gần gũi ấy, bức tranh miền quê như được vẽ lại trước mắt người nghe nhạc. Nhạc khúc đưa người nghe như lạc vào khung cảnh ấy, đắm chìm trong cảnh sắc ấy, một cảnh sắc thanh bình đầy chất thơ.
Xót thương đầu môi, ngôn từ nghe ôi khắp trời.
Cuộc trần gian quen lừa dối điêu ngoa
Còn được ai trong đời biết thương mình.
Xin trả tôi về thời xa xưa lộng gió
Bên khóm hoa cà rượt đuổi bướm tung tăng
Diều căng dây mái đình thương đầu xanh chưa biết buồn
Chưa sầu, chưa hờn oán.
Khác với quá khứ bình yên đến nên thơ ấy, hiện thực giờ đây là “Trần ai, hoen đôi mắt đỏ”, là “xót thương đầu môi, ngôn từ nghe ôi khắp nơi”. Không còn những ngày thơ ấu được gối đầu lên chân mẹ, không còn những chiều êm đềm lặng ngắm ánh trăng soi, giờ đây, đứa bé ngày nào đã trưởng thành, đã phải biết về “cuộc trần gian quen lừa dối điêu ngoa”. Để rồi khi nhớ lại những ngày tháng tuổi thơ, tác giả phải bật thốt lên “Còn được ai trong đời biết thương mình”.
Vậy nên “Xin trả tôi về thời xa xưa lộng gió”, để được một lần nữa được “bên khóm hoa cà rượt đuổi bướm tung tăng”, được về lại bên cánh diều căng, nơi mà “đầu xanh chưa biết buồn”. Tác giả mượn hình ảnh “đầu xanh” để nói về ngày bé bản thân còn trẻ nhỏ chưa biết được phía sau quê hương tươi đẹp là bao “lừa dối điêu ngoa”. Mong ước được một lần trở lại làm trẻ nhỏ, một thời mộng mơ vui đùa “chưa sầu, chưa hờn oán”.
Xin trả tôi về ngày xưa trong mùa lúa
Bên ánh lửa hồng mẹ thức nấu ngô khoai
Ngoài sân vang tiếng cười, tan vầng trăng khua bóng chày
Thắm đượm vẹn tình quê
Trần ai, hoen đôi mắt đỏ
Xót thương đầu môi, ngôn từ nghe ôi khắp trời.
Cuộc trần gian quen lừa dối điêu ngoa
Còn được ai trong đời biết thương mình.
Một quê hương thái bình còn được tác giả kể lại qua những kỷ niệm về mùa lúa, được ngồi cạnh mẹ bên bếp lửa hồng đợi mẹ nướng khoai ngô. Đó là một bức tranh quê tuy còn nghèo khó nhưng luôn “vang tiếng cười”. Như một phép so sánh, tác giả kể lại một ký ức về tuổi thơ tươi đẹp bao nhiêu thì hiện tại lại khắc nghiệt và khó khăn bấy nhiêu. Nếu ngày ấy là “vang tiếng cười” thì giờ đây là “hoen đôi mắt đỏ”, và hoàng laotj các tính từ bi thương khác như: “xót thương, lừa dối điêu ngoa”. Tất cả những chi tiết ấy, vừa tô điểm cho quá khứ tươi đẹp, vừa nhấn mạnh một hiện tại tàn khốc. Và làm nổi bậc lên hết là khát khao, là mong muốn “Xin trả tôi về”.
Xin trả tôi về vùng thơ ngây thuở đó
Chưa biết ưu sầu vì kiếp sống bôn ba
Tìm xa bao thói đời: vinh, nhục, hư trong kiếp người
Mơ lợi danh quyền thế.
Xin trả tôi về miền quê tôi nghèo khó
Có đám dân lành lòng chất phát vô tư
Ngày chăm lo cấy trồng đêm quần vui bên chén trà
Kể chuyện một ngày qua.
Xin trả tôi về
Xin trả tôi về
Xin trả tôi về ngày xa xưa.
Xin trả tôi về một tuổi thơ hồn nhiên, ngây thơ, một tuổi thơ mà ở đó không có “kiếp sống bôn ba, không có thói đời vinh, nhục, hư,mơ về danh quyền thế”. Xin trả lại tôi một miền quê tuy nghèo khó nhưng có những người dân hiền lành chất phát và vô tư, một tuổi thơ tươi đẹp ngày nào.
“Xin trả tôi về” là nhạc khúc tả về quê hương an yên mang trong mình vẻ đẹp mộc mạc, bình dị. Quê hương tươi đẹp với một tuổi thơ đáng nhớ của tác giả. Và vẻ đẹp quê hương như được nhân lên khi tác giả đưa ra những hình ảnh so sánh đầy đối lập giữa tuổi thơ và trưởng thành, một tuổi thơ ngây ngơ tươi sáng và một tuổi trưởng thành với những dối lừa, gian trá. Để rồi, ước muốn quay trở lại tuổi thơ càng bùng cháy mãnh liệt nơi tác giả.
Trích lời bài hát Xin Trả Tôi Về:
Xin trả tôi về ngày xưa thơ mộng đó
Bên mái tranh chiều ngồi ngắm áng mây trôi.
Mẹ quê đun bếp nghèo thơm mùi rơm qua khói mờ
Ôi! Tình quê trìu mến.
Xin trả tôi về miền quê hương nhỏ bé
Có lũy tre vàng, bờ lúa sát ven đê
Dòng sông trôi lững lờ rung vầng trăng soi bóng mờ
Chuỗi ngày đẹp và thơ.
Xót thương đầu môi, ngôn từ nghe ôi khắp trời.
Cuộc trần gian quen lừa dối điêu ngoa
Còn được ai trong đời biết thương mình.
Xin trả tôi về thời xa xưa lộng gió
Bên khóm hoa cà rượt đuổi bướm tung tăng
Diều căng dây mái đình thương đầu xanh chưa biết buồn
Chưa sầu, chưa hờn oán.
Xin trả tôi về ngày xưa trong mùa lúa
Bên ánh lửa hồng mẹ thức nấu ngô khoai
Ngoài sân vang tiếng cười, tan vầng trăng khua bóng chày
Thắm đượm vẹn tình quê
Xót thương đầu môi, ngôn từ nghe ôi khắp trời.
Cuộc trần gian quen lừa dối điêu ngoa
Còn được ai trong đời biết thương mình.
Xin trả tôi về vùng thơ ngây thuở đó
Chưa biết ưu sầu vì kiếp sống bôn ba
Tìm xa bao thói đời: vinh, nhục, hư trong kiếp người
Mơ lợi danh quyền thế.
Xin trả tôi về miền quê tôi nghèo khó
Có đám dân lành lòng chất phát vô tư
Ngày chăm lo cấy trồng đêm quần vui bên chén trà
Kể chuyện một ngày qua.
Xin trả tôi về
Xin trả tôi về
Xin trả tôi về ngày xa xưa.