Cuộc đời thăng trầm của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ và ca khúc “Trăng Tàn Trên Hè Phố”

Đăng ngày 21/07/2024

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ (15 tháng 11 năm 1930, có tài liệu là 1932 – 16 tháng 1 năm 2009) là một nhạc sĩ sáng tác nhạc vàng được nhiều người yêu thích. Ông sinh tại Đập Đá, An Nhơn, Bình Định, là con thứ 11 trong một gia đình trung lưu. Từ năm 1947 đến năm 1949, ông học và hoạt động văn nghệ trong trường Thiếu sinh quân ở Liên khu 5. Lúc nhỏ, ông có năng khiếu vượt trội về sáo. Tuy nhiên đam mê đó của ông không được cha ông ủng hộ vì cho rằng chơi sáo dễ mắc bệnh lao, cha khuyên ông chơi guitar.Văn nghệ cuối tuần: Trăng tàn trên hè phố | SBS Vietnamese

Đầu thập niên 1950, ông làm công tác tuyên huấn và làm phóng viên cho báo Quân đội nhân dân. Sáng tác đầu tay của ông ra đời trong thời gian này là ca khúc “Nắng lên xóm nghèo”. Sau hiệp định Geneve, Phạm Thế Mỹ được phân công ở lại miền Nam. Năm 1959, ông học trường Quốc gia âm nhạc Sài Gòn. Từ năm 1959 đến năm 1970, ông dạy Việt văn và âm nhạc tại các các trường tư Bồ đề, Tây Hồ, Sao Mai, Bán Công, Nguyễn Công Trứ, Tân Thanh,… tại Đà Nẵng. Khoảng năm 1965-1966, ông bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam vì tham gia trong phong trào sinh viên-học sinh Sài Gòn và đấu tranh trong phong trào phật giáo chống chính quyền. Ra tù, ông sáng tác các bài hát như “Hoa vẫn nở trên đường quê hương”, “Người về thành phố”, Những người không chết”… được phổ biến rộng rãi trong phong trào học sinh- sinh viên Sài Gòn. Từ năm 1970 đến năm 1975, ông là trưởng phòng Văn-Mỹ-Nghệ của Viện Đại học Vạn Hạnh.

Trời thời gian công tác tại Viện Đại học Vạn Hạnh, có nữ sinh viên tên là Nguyễn Thị Diệu Lý hát bài “Bông hồng cài áo” trong lần đầu tiên được chọn vào đội văn nghệ Vạn Hạnh. Cô nữ sinh chọn bài hát này cũng tình cờ vì cô thích bài hát cũng như đáp ứng được tính công chúng thời đó. Đến khi Diệu Lý trở thành giọng ca chính của Vạn Hạnh thì cô mới biết tác giả của “Bông hồng cài áo” là người thầy lâu nay chỉ huy dàn hợp xướng Vạn Hạnh. Và điều trùng hợp là cả hai người đều là đồng hương Bình Định. Dù Phạm Thế Mỹ lớn hơn Diệu Lý tới 20 tuổi nhưng do cả hai có chung quan điểm sống rất hợp nhau và nảy sinh tình cảm. Họ chính thức kết hôn năm 1975. Diệu Lý là người trình bày (kẻ nhạc) trong hầu hết các tập nhạc của Phạm Thế Mỹ. Có hai người phụ nữ ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sáng tác của Phạm Thế Mỹ chính là mẹ ông và vợ ông, ca sĩ Diệu Lý.Di sản VNCH đã gìn giữ một nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ ra sao?

Sau năm 1975, Phạm Thế Mỹ công tác tại Phòng Văn hóa- Thông tin quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông bắt đầu sáng tác những bài hát nhạc đỏ như: Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng (đạt giải nhì Hội âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh), Thắm đượm duyên quê, Lêna Belicova…Sau khi nghỉ hưu, ông sống ấm thầm lặng lẽ tại căn nhà chung cư ở quận 4. Theo lời kể của một người con Phạm Thế Mỹ vì ông là tác giả của nhiều bài nhạc viết về người lính được biết đến rộng rãi :Trăng tàn trên hè phố, Những ngày xưa thân ái… nên sau 1975 sự nghiệp công chức của ông không được thuận lợi vì sự nghi kỵ từ chính quyền.

Ngoài những ca khúc viết về người “lính” trước năm 1975, Phạm Thế Mỹ còn sáng tác nhiều bài hát về tình yêu quê hương, đất nước và khát vọng hóa bình : Hoa vẫn nở trên đường quê hương, Thương quá Việt Nam, Chuyến tàu về quê ngoại, Rạng đông trên quê hương Việt Nam, Ngựa hồng trên đồi cỏ non… Khi nghe kỹ những lời ca này, người ta có thể cảm nhận được chút ít khuynh hướng “phản chiến” hoặc chống đối chính quyền trong đó.

Ca khúc TRĂNG TÀN TRÊN HÈ PHỐ là một trong những sáng tác nổi tiếng của Phạm Thế Mỹ nói về tâm tư tình cảm của người hậu phương với anh lính ngoài chiến trường một cách rõ ràng và chân thực nhất. Toát lên tất cả trong bài hát là tình cảm lưu luyến, trong sáng của hai người bạn học. Sau những ngã rẽ của cuộc đời họ lại gặp nhau. Không có từ ngữ nào có thể diễn tả được giây phút vui mừng ấy nhưng chỉ bằng hình ảnh “tuổi ba mươi mà ngỡ như trẻ thơ” thì đã lột tả được hết.Chuyện những lần gặp nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ

“Tôi lại gặp anh
Người trai nơi chiến tuyến
ѕúиɢ trên vai bước lê qua đường phố
Tôi lại gặp anh
Giờ đây nơi quán nhỏ
Tuổi 30 mà ngỡ như trẻ thơ
Nhớ gì từ ngày anh xa mái trường
Nhớ gì từ ngày anh vui lên đường
Lối gầy về nhà anh hoa phượng thắm
Màu xanh áo người thương
Nắng chiều đẹp quê hương
Hay nhạc buồn đêm sương”

Câu hỏi được rất nhiều đặt ra là: Nếu Phạm Thế Mỹ là người của phía cách mạng, vậy ông sáng tác bài nhạc lính bất tử Trăng tàn trên hè phố, thì người lính trong bài hát này là người lính nào? “Tôi lại gặp anh người trai nơi chiến tuyến, ѕúиɢ trên vai bước lê qua đường phố”. Có thể bài hát này viết về người lính Thủy quân lục chiến, vì chỉ có người lính Thủy quân lục chiến mới có thể hiên ngang vác ѕúиɢ trên vai hiên ngang từ núi đồi rừng sâu về thành phố để thăm bạn cũ trong một quán nhỏ như vậy.Nếu là người lính du kích trên rừng thì sẽ không dám công khai vác ѕúиɢ trên vai mà về thành phố được. Nhưng dù là người lính nào, thì họ cũng sẽ thích bài hát này theo cách cảm nhận riêng của họ.

Sự thật thì Phạm Thế Mỹ là người miền Bắc, ông hoàn toàn có thể viết về những người đồng đội của mình, nhưng ông ngụy trang như vậy để bài hát có thể được phổ biến và yêu thích ở miền Nam. Những Phạm Thế Mỹ không ngờ chính vì những sáng tác như vậy của ông đã gây khó khăn cho sự nghiệp của mình sau năm 1975. Tài năng của ông không được chính quyền công nhận đúng đắn, ông chỉ là một công chức nhỏ mọn và qua đời trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn.

“Tôi lại gặp anh
Trời đêm nay sáng quá
Ánh trăng như hé tươi sau ngàn lá
Tôi lại gặp anh
Đường khuya vui bước nhỏ
Kể nhau nghe chuyện cũ bao ngày qua
Lối gầy về nhà anh hoa vẫn nở
Kỷ niệm từ ngày xưa chưa xóa mờ
Ánh đèn vàng ngoài ô vẫn còn đó
Bạn anh vẫn còn đây
Sống cuộc đời hôm nay
Với bọn mình đêm nay”

Người lính lại tới nhà thăm bạn cũ vào một đêm trăng sáng và “kể nhau nghe chuyện cũ bao ngày qua”. Ca khúc này có những câu từ thật đẹp, mà ắt phải có một tâm hồn tinh tế, yêu quê hương, đất nước, xúc động với thời cuộc thì tác giả mới viết ra được như thế “Ánh trăng như hé tươi sau ngàn lá, Lối gầy về nhà anh hoa vẫn nở, Kỷ niệm từ ngày xưa chưa xóa mờ, Ánh đèn vàng ngoài ô vẫn còn đó”…

“Anh sống đời trai giữa núi đồi
Tôi viết bài ca xây đời mới
Bờ tre quê hương
Cây ѕúиɢ anh gìn giữ
Tôi hát vang giữa đời để người vui”

“Thôi mình chia tay
Cầu mong anh chiến thắng
Ánh trăng khuya sắp tàn trên hè phố
Thôi mình chia tay
Rồi mai đây có về
Quà cho tôi anh nhớ chép bài thơ”

“Nắng đẹp của bình minh đang hé chờ
Nỗi buồn vui biệt ly chưa xóa mờ
ѕúиɢ thù từ rừng sâu vẫn còn đó
Đừng lưu luyến gì đây
Thôi bọn mình chia tay
Thôi bọn mình chia tay”

Hai người bạn cũ gặp nhau nói không bao giờ là hết chuyện. Họ nói về công việc, cuộc sống và tương lai. Khi tới giây phút chia tay, họ cùng hứa hẹn ngày chiến thắng sẽ lại trở về gặp nhau, khi về phải có quà là những bài thơ chép tay. Họ tin rằng “Nắng đẹp của bình minh đang hé chờ” nên mình cứ cố gắng chiến đấu hết sức vì tương lai tươi đẹp phía trước. Lối viết của Phạm Thế Mỹ lạc quan, yêu đời giống như chiến trận không có gì là đáng sợ cả.Trăng Tàn Trên Hè Phố - Tố My ( ST : Phạm Thế Mỹ ) l Friday With Bolero - Tập 16

TRĂNG TÀN TRÊN HÈ PHỐ là ca khúc được liệt vào danh sách những bài nhạc vàng hay nhất ở miền Nam trước năm 1975. Rất nhiều ca sĩ thành danh ở miền Nam ngày đó, và hải ngoại hiện tại vẫn trình bày ca khúc này của Phạm Thế Mỹ: Duy Khánh, Giang Tử, Tuấn Vũ, sau thì có Băng Tâm, Đan Nguyên, Trường Vũ, Như Quỳnh…

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Tuấn Vũ trình bày.

Bài hát TRĂNG TÀN TRÊN HÈ PHỐ có nhiều hình ảnh đẹp diễn tả thiên nhiên, quê hương. Tác giả Phạm Thế Mỹ hẳn là người có tâm hồn đầy ắp tình người, tình cảm với quê hương, đất nước nhiều lắm thì mới viết ra được những câu từ hay và xúc động như vậy. Trên tạo chí Phổ thông số in ngày 20 tháng 2 năm 1975, trong phần giới thiệu Phạm Thế Mỹ có viết: “Phạm Thế Mỹ mở rộng thêm đường đi của anh trong năm 1974, bằng Trái Tim Việt Nam, trái tim bốc lửa khát vọng hòa bình. Người và cảnh vật trên đất nước ta chỉ tồn tại được, vươn cao lên, và bao dung mãi nhờ ngọn lửa ầm hòa bình.

Nhạc Phạm Thế Mỹ phản ảnh tiếng thì thầm, lời kêu gọi chân tình những người Việt hãy tỉnh dậy sau cơn mê dài cнιếɴ тʀᴀɴн – cuộc tang tóc của chúng ta nằm mãi trong toan tính khôn khéo của ngoại bang trục lợi? Riêng Phạm Thế Mỹ, anh trả lời bằng cách cất cao tiếng hát, ca tụng tình người và tình quê hương Việt Nam muôn đời”.