Đôi nét về nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân

Đăng ngày 21/07/2024

Trương Hoàng Xuân là một nhạc sĩ nhạc vàng nổi tiếng từ trước năm 1975, người yêu nhạc biết đến ông qua nhiều ca khúc nổi bật như : Bạc Trắng Lửa Hồng, Xé Thư Tình, Cung Tơ Chiều, Hái Hoa Rừng Cho Em, Những Ngày Hoa Mộng, Kẻ Đến Sau, … Ngoài được biết đến là một nhạc sĩ tài hoa, để lại cho kho tàng âm nhạc Việt Nam nhiều ca khúc giá trị, Trương Hoàng Xuân còn được biết đến là một giáo viên dạy nhạc được đồng nghiệp và học trò nể trọng

Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân sinh năm 1939 tại Sài Gòn, ông sinh ra trong một gia đình không mấy hạnh phúc khi mà bố mẹ sớm chia lìa, anh em tan rã.

Lúc nhỏ ông được theo học nhạc trong nhà thờ. Thời trung học Trương Hoàng Xuân theo học trường nam sinh Petrus Ký. Khi mới 12 -13 tuổi, ông đã tập làm thơ và kí tên là Nam Lynh (phiên âm từ tên Tây của ông là Nalis). Sau đó vài năm ông có quen một cô nữ sinh trường Gia Long tên là Thy nhưng mối tình học trò này mong manh không đi đến đâu và nhanh chóng tan vỡ. Sau này khi sáng tác nhạc ông lấy bút danh là Thy Lynh, ghép từ tên của ông và mối tình cũ.

Vì sinh ra trong gia đình không mấy khá giả nên Trương Hoàng Xuân vào đời từ khá sớm, năm 16 tuổi ông đã đi làm thêm tại các nhà hàng để phụ giúp mẹ lo cho hai em gái bằng việc chơi nhạc.

Tìm gặp tác giả “Thề không phải bội quê hương” ở Sài Gòn – Tuấn Khanh's Blog

Năm 1960, Trương Hoàng Xuân tốt nghiệp sư phạm và về dạy tại một trường ở Long Khánh, tỉnh Bình Tuy.

Năm 1961, khi ấy Trương Hoàng Xuân được 22 tuổi, ông cưới vợ và hai người có với nhau sáu người con. Vì sinh trưởng trong một gia đình không mấy hạnh phúc và anh em sớm tan rã nên khi cưới vợ và có con ông xem vợ và các con là những người thân yêu nhất kề cận bên mình. Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân chia sẻ : ” 22 tuổi, tôi lấy vợ, tiền bạc kiếm được bao nhiêu, tôi đem về đưa hết cho vợ nuôi sáu đứa con”.

Trong những năm giữa thập niên 1960 là giai đoạn nhạc sĩ sáng tác mạnh mẽ nhất, đến năm 1966 các ca khúc của ông đã được xuất bản, thu thanh vào đĩa hát, băng nhạc và được mọi người đón nhận một cách nồng nhiệt. Các nhạc phẩm của ông lúc đó được ký dưới tên Trương Hoàng Xuân hoặc Thy Lynh như :

– Mùa Hoa Giã Biệt (Thy Linh), xuất bản năm 1966, ca khúc do ca sĩ Phương Dung thu thanh vào dĩa hát Sóng nhạc và bande Sóng Nhạc 6.

– Gió Lốc, xuất bản năm 1966, do ca sĩ Hồng Phúc và Thanh Vũ thu thanh vào dĩa hát Continental (SC-20-168-TN).

– Hái Hoa Rừng Cho Em (Trương Hoàng Xuân – Hoàng Ngọc Quyên), xuất bản năm 1966, tái bản thêm 2 lần, do ca sĩ Thanh Tuyền thu thanh vào dĩa hát Sơn ca.

– Hẹn Nhau Chiều Chúa Nhật xuất bản năm 1966, do ca sĩ Chế Linh thu thanh vào dĩa hát Sơn Ca (SC-18-168-TN).

– Nụ Cười Trong Mắt Em, do ca sĩ Thanh Tuyền và Chế Linh thu thanh vào dĩa hát Sơn Ca (SC-19-168-TN).

– Trao Người Ở Lại, được xuất bản năm 1968, do ca sĩ Chế linh thu thanh vào dĩa hát Sơn Ca.

– Dư Âm Một Chuyến Đi, xuất bản năm 1968 do Giao Linh thu thanh vào dĩa hát Sơn Ca (SC-021-169 TN).

– Những Ngày Hoa Mộng, do ca sĩ Hà Thanh thu thanh vào đĩa hát Sơn Ca (SC-19-168-TN).

– Cánh Thư Màu Đỏ, do ca sĩ Duy Khánh thu thanh vào dĩa hát Continental (Dĩa số 39).

– Mộng Ước Chúng Mình, do ca sĩ Hoàng Oanh và Đắc Chung thu thanh trong dĩa hát Continental (dĩa số 54).

– Tưởng Nhớ , do ca sĩ Trúc Ly thu thanh vào dĩa hát Tình Ca (TC-3001).

– Một Lần Thôi, xuất bản năm 1970,  do ca sĩ Giao Linh thu thanh vào dĩa hát Việt Nam.

– Cung Tơ Chiều, do ca sĩ Lệ Thu thu thanh vào băng nhạc Nhã Ca 6.

– Kẻ Đến Sau xuất bản năm 1970, do ca sĩ Phương Hồng Quế thu thanh vào dĩa hát Dư Âm.

– Xé Thư Tình xuất bản năm 1971, do ca sĩ Elvis Phương thu thanh vào băng nhạc Shotgun 16.

Có một khoảng thời gian Trương Hoàng Xuân đi lính sau đó năm 1968 ông được điều về Đài phát thanh Quân đội làm việc chung với một số nhạc sĩ thời bấy giờ như Trầm Tử Thiêng, Tô Kiều Ngân, Đỗ Kim Bảng,…

Nhạc sĩ Đào Hữu Thi: Người kể chuyện Trường Sơn bằng âm nhạc

Năm 1972, ông được Bộ Giáo Dục VNCH bổ nhiệm về dạy nhạc tại trường Trung học tổng hợp Nguyễn An Ninh, Quận 10. Cho đến năm 1978, Sở giáo dục chính quyền mới cho ông thôi việc, ông mới chuyển qua ngành bưu điện làm công tác văn nghệ quần chúng cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2000.

Lúc này đời sống hôn nhân của vợ chồng nhạc sĩ cũng không được mấy suôn sẻ do bất đồng quan điểm nhiều thứ, đặc biệt là việc dạy con, ông chia sẻ: “Tôi nghiêm khắc trong việc giáo dục con bao nhiêu thì vợ dễ dãi bấy nhiêu. Các con không ưa tôi, nói tôi quá khắt khe. Tôi cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình”. Cũng trong năm 2000, khi mâu thuẫn tới đỉnh điểm hai vợ chồng ông quyết định chia tay nhau. Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân nhượng lại căn nhà rộng rãi cho vợ con, còn ông gom góp tiền dành dụm mua một canh nhà nhỏ chưa đầy 20m2 và dọn ra riêng. Và kể từ đó ông sống một mình trong căn nhà nhỏ và không có ý định đi bước nữa vì ông vẫn mong muốn có một ngày cả gia đình cũ của ông sẽ đoàn tụ và hạnh phúc như xưa, ông tâm sự “Tôi luôn ý thức mình là nhà giáo, phải sống sao cho học trò, đồng nghiệp cũ nể trọng. Hơn nữa, vợ chồng sống với nhau một ngày nên nghĩa, huống chi bà ấy từng mang nặng đẻ đau sinh ra cho tôi sáu đứa con…”.

Chương trình: "Giao lưu âm nhạc cùng Nhạc sĩ Hoàng Long - Hoàng Lân": Một hoạt động ý nghĩa, đầy cảm xúc và để lại nhiều ấn tượng | TH Vũ Xuân Thiều

Trong căn nhà nhỏ, nơi phòng khách gọn gàng là một chiếc đàn piano và những cây guitar đã cũ. Từ lâu nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân đã ngừng sáng tác vì ông không còn cảm hứng. Những năm gần đây, sức khoẻ của ông không cho phép ông dạy nhạc hay chơi nhạc và ông cũng không màng đến những nhạc cụ quen thuộc mà ông từng rất yêu quý. Ông chia sẻ: “Tôi không muốn chạm vào đàn nữa bởi chúng gợi quá nhiều ký ức đau buồn. Chính mẹ tôi còn nói “xướng ca vô loài”, vì quan niệm đó mà tôi chịu nhiều thị phi khi vừa làm thầy giáo, vừa chơi nhạc…”.

Vào những năm của tuổi già thú vui duy nhất của ông đó là lái xe máy khắp thành phố, len lỏi vào những con hẻm nhỏ cho đến khi mệt thì quay về. Giờ đây, khi đã qua cái tuổi 80, nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân đã không còn được minh mẫn như xưa nữa, ông đã quên đi nhiều thứ thuộc về miền xưa cũ.