Nữ ca sĩ nhạc vàng vang bóng một thời trước năm 1975 và vắng bóng sau năm 1975

Đăng ngày 21/07/2024

Có thể nói thời kỳ trước năm 1975 là giai đoạn mà dòng nhạc vàng miền Nam Việt Nam phát triển phồn thịnh nhất, nhiều ca sĩ kể cả nam và nữ đã thể hiện vô cùng thành công các ca khúc mang những âm hưởng dịu nhẹ của dòng nhạc vàng đến với công chúng. Trong số các nữ ca sĩ nói riêng thời bấy giờ cho đến nay vẫn còn nhiều người hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc và được khán thính giả yêu nhạc vàng vô cùng quý mến như: Thanh Thuý, Hoàng Oanh, Phương Dung, Giao Linh, Thanh Tuyền, Hương Lan, Băng Châu, Hoạ My,… Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số nữ ca sĩ hầu như đã vắng bóng trên sân khấu ca nhạc kể từ sau năm 1975 mặc dù trước đó họ nổi tiếng và trải qua một thời vàng son rực rỡ ghi đậm dấu ấn trong nền âm nhạc Việt Nam như: Giáng Thu, Mỹ Thể, Trúc Ly, Dạ Hương, Lệ Thanh,….

Mời các bạn và quý vị cùng điểm lại một số nữ ca sĩ nhạc vàng tiêu biểu đã vắng bóng hoặc rất hiếm khi xuất hiện trên sân khấu âm nhạc sau năm 1975 để lại niềm nuối tiếc cho nhiều khán thính giả yêu nhạc:

Lệ Thanh là một trong số ít nữ ca sĩ hầu như đã biến mất hẳn trong làng nghệ thuật từ khoảng cuối thập niên 1960 khi cô đang ở đỉnh cao sự nghiệp. Cho đến nay, vẫn còn nhiều người yêu nhạc nhắc nhớ đến ca sĩ Lệ Thanh với sự tiếc nuối và lưu luyến về một giọng ca đặc biệt ngọt ngào, nồng nàn với âm lượng vang lộng.

Tuy sự nghiệp ca hát của ca sĩ Lệ Thanh chỉ diễn ra vỏn vẹn khoảng 10 năm từ 1955-1965, nhưng cô đã chinh phục được trọn vẹn cảm tình của khán thính giả đương thời bằng chất giọng nghẹt mũi đặc biệt của mình.

Vẻ đẹp đằm thắm của những nữ danh ca vang bóng một thời trong làng nhạc Việt

Vào những năm đầu thập niên 60, có thể nói Lệ Thanh và Thanh Thuý là hai ngôi sao sáng trên sân khấu âm nhạc của các phòng trà và đại nhạc hội với nhiều nhạc phẩm và băng đĩa được phát hành lúc bấy giờ.
Theo một số tư liệu có được thì Lệ Thanh được nhạc sĩ Hùng Lân phát hiện và đào tạo từ giữa thập niên 50 chung một lò với ca sĩ Ngọc Loan và Thu Hà. Năm 1954, nhạc sĩ Hùng Lân vào Nam và trở thành giáo sư âm nhạc của trường “Ca vũ nhạc Phổ thông Sài Gòn” sau đó đổi tên thành trường “Quốc Gia Âm Nhạc”. Đến năm 1955, làng tân nhạc miền Nam bắt đầu xuất hiện giọng ca Lệ Thanh.

Với chất giọng đặc biệt của mình Lệ Thanh đã đưa nhiều bản nhạc đến với công chúng và trở thành những ca khúc nổi tiếng như : “Gợi giấc mơ xưa”, “Sắc hoa màu nhớ”, “Cánh thiệp đầu xuân”, “Tà áo xanh”, …tất cả những nhạc phẩm do cô trình bày đều truyền cảm và để lại ấn tượng sâu sắc cho thính giả nghe nhạc. Cô cũng là người thể hiện thành công nhiều nhạc phẩm nhạc xuân như :Nhớ Một Chiều Xuân, Anh Cho Em Mùa Xuân,… với giọng hát tha thiết, luyến láy điêu luyện của mình cô đã truyền tải trọn vẹn mạch cảm xúc như tràn bờ của các ca khúc này.

Năm 1965, khi đang trên đỉnh cao sự nghiệp thì trước con mắt ngạc nhiên của bao người, Lệ Thanh cưới chồng và bỏ nghiệp ca hát khi cô đang là một ngôi sao sáng của làng tân nhạc miền Nam, để lại niềm nuối tiếc khôn nguôi trong lòng khán giả mộ điệu. Cô đã chọn hạnh phúc gia đình và bỏ lại ánh đèn sân khấu rực rỡ kia mà không hề nuối tiếc những danh vọng xa hoa.

Năm 1980, là lần hiếm hoi duy nhất mà Lệ Thanh trở lại sân khấu sau một thời gian dài vắng bóng trong buổi ra mắt các sáng tác của nhạc sĩ Vy Hùng tại Montreal – Canada.

Hình ảnh "xưa và nay" của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 3) -> Hình ảnh "Ngày xưa và ngày nay" của các ca sĩ nhạc vàng nổi

Giáng Thu là một nữ ca sĩ chuyên hát những khúc tình ca dang dở, giọng ca của cô đã để lại nhiều dấu ấn khó phai trong lòng khán giả yêu nhạc Miền Nam trước năm 1975. Không những sở hữu một giọng hát truyền cảm, đặc trưng không lẫn vào đâu được, Giáng Thu còn sở hữu một nét đẹp kín đáo, thanh lịch, gương mặt với nét đượm buồn của cô có sức hút kỳ lạ với khán giả, nhiều người cho rằng cũng chính nét buồn trên gương mặt cô lại hợp với những bản tình ca dang dở mà cô hay chọn để trình bày.

Giáng Thu từng là học trò ưu tú của nhóm Lê Minh Bằng (Lê Dinh – Minh Kỳ – Anh Bằng), cô xuất hiện trong làng ca nhạc từ cuối thập niên 1960, sau đó nhanh chóng tạo được cho mình chỗ đứng trong lòng công chúng nhờ vào giọng ca của mình.

Những năm cuối thập niên 60, hãng dĩa Sóng Nhạc đã phát hành nhiều dĩa nhạc có các bản thu âm của Giáng Thu hát đơn ca cũng như song ca với những nam ca sĩ lừng danh thời bấy giờ như Chế Linh, Mạnh Quỳnh và Giang Tử.

Các ca khúc gắn liền với tên tuổi của ca sĩ Giáng Thu như: Thiệp Hồng Báo Tin (Minh Kỳ), Tình Lỡ (Thanh Bình), Kẻ Đến Sau (Trương Hoàng Xuân),Thân Phận (Lê Mộng Bảo), … hoặc những bài hát song ca cùng các ca sĩ khác cũng иổi tiếng không kém như: Tuyết Lạnh ( của nhạc sĩ Lê Dinh và Phương Trà), Hai Đứa Giận Nhau (của nhạc sĩ Hoài Linh), Hỏi Anh Hỏi Em,… hát với ca sĩ Mạnh Quỳnh, hay Phận Gái Thuyền Quyên (của nhạc sĩ Giao Tiên và Nguyên Thảo) song ca cùng với Chế Linh ; Người Nữ Đồng Đội (của nhạc sĩ Song Ngọc), Căи Nhà Màu Tím (của nhạc sĩ Hoài Linh), … hát cùng với Giang Tử. Trong đó đặc biệt có nhạc phẩm “Căn Nhà Màu Tím” dù sau này có rất nhiều cặp đôi song ca khác đã hát lại bài này, nhưng có thể nói không ai có thể vượt qua được bản thu âm gần như đạt đến mức độ hoàn hảo tuyệt đối của ca sĩ Giáng Thu và Giang Tử.

Trước năm 1975 Giáng Thu hoạt động mạnh mẽ bao nhiêu thì sau năm 1975 cô sống lặng lẽ và kín tiếng bấy nhiêu, cô hầu như không còn tham gia thêm bất cứ hoạt động văn nghệ nào trong nước.

Mãi đến sau khi sang Pháp định cư thì cô mới thực hiện một số album của trung tâm Làng Văn, Thúy Anh, Thanh Lan, và thỉnh thoảng có xuất hiện trên video của một số trung tâm khác nhau tại hải ngoại.

Năm 1986, ca sĩ Giáng Thu nhận lời hát trong CD “Thương Hoài Ngàn Năm” chung với ca sĩ Chế Linh và Nhật Linh (tức nhạc sĩ Mộng Long) theo lời mời của trung tâm Làng Văn. Năm 1989, cô nhận lời song ca cùng ca sĩ Tuấn Vũ trong CD “Chuyện Đêm Qua”.

Năm 1993, Giáng Thu thu âm cùng với ca sĩ Chế Linh trong một CD “Lời Lữ Khách” và năm 1995 là CD “Thư Tình Em Gái” xuất hiện cùng Chế Linh và Hương Lan. Kể từ đó cho đến nay, gần như ca sĩ Giáng Thu không còn xuất hiện trên sân khấu âm nhạc trong và ngoài nước thêm một lần nào nữa.

Ca sĩ Dạ Hương

Dạ Hương là một nữ ca sĩ nhạc vàng trước năm 1975, cô không phải là một ca sĩ quá иổi danh như các nữ ca sĩ cùng thời. Thế nhưng với số lượng những bài hát cô thâu thanh ít ỏi cũng đã đủ để tạo dựng cho Dạ Hương một chỗ đứng trong lòng khán giả yêu nhạc. Những ai đã từng nghe những cuốn băиg nhạc Shotguns, Thanh Thúy trước năm 1975 chắc hẳn vẫn chưa quên được tiếng hát mộc mạc, đượm buồn của ca sĩ Dạ Hương. Giọng ca của cô được nhớ đến qua những ca khúc “Gởi người giới tuyến”, “Mùa xuân đầu tiên”, “Giã từ đêm mưa”, “Ngoại ô buồn”,…

Giọng ca Dạ Hương được ông bầu Duy Ngọc phát hiện ra và đưa về đào tạo từ năm 1968-1969. Thời gian đầu khi mới vào nghề, cô hát ở rạp Quốc Thanh và được ông bầu Duy Ngọc đặt cho nghệ danh là Hoàng Anh vì thấy giọng hát của cô na ná giống với ca sĩ Hoàng Oanh. Sau một thời gian ngắn đi hát, Dạ Hương được nhiều người biết đến hơn, sau đó cô được mời về làm ở Ban văn nghệ Quang Trung, Biệt khu Thủ Đô trên đường Lê Văn Duyệt lúc bấy giờ.

Năm 1970, Dạ Hương được các phòng trà, vũ trường ở Sài Gòn như: Travaco, Đêm Mầu Hồng, Mini Club, Olympia… mời tới hát thường xuyên.

Trong một lần đi hát đại nhạc hội ở rạp Quốc Thanh, hôm ấy có nhiều nhạc sĩ đến tham dự ngồi phía dưới, sau khi nghe Dạ Hương hát xong ca khúc “Cho Vừa Lòng Em” của Phan Trần (nghệ danh chung của nhạc sĩ Mặc Thế Nhân và Nhật Ngân), nhạc sĩ Lê Văn Thiện đã có ý muốn nhận Dạ Hương làm học trò, kể từ đó con đường ca hát của cô bắt đầu có bước tiến mới.

Cuối năm 1970, cô được mời hát tại phòng trà Queen Bee với ban Shotguns Ngọc Chánh. Năm 1971, Ngọc Chánh chọn tiếng hát Dạ Hương để góp mặt vào trong băиg nhạc Shotguns của ông cùng với những ca sĩ nổi tiếng nhất Sài Gòn lúc bấy giờ như Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Elvis Phương,… và cũng từ đó Hoàng Anh đổi nghệ danh thành Dạ Hương. Khoảng giữa năm 1971, tên tuổi Dạ Hương đã bắt đầu xuất hiện trên một số tờ báo ở Sài Gòn.Dạ Hương hoạt động mạnh mẽ trong làng âm nhạc đến năm 1975 thì biến cố 30/4 diễn ra, từ đó cô ít đi hát hẳn, chỉ còn thỉnh thoảng đi lưu diễn cùng Duy Khánh, Nhật Trường, Anh Khoa,… ở các tỉnh nhỏ xa Sài Gòn.

Giai đoạn 1977 – 1978, Dạ Hương nhận lời hát cho Xí nghiệp quốc doanh đánh cá Chiến Thắng nhưng được một thời gian ngắn thì dừng do nhiều bất đồng về cách đối xử và lương bổng với chủ xí nghiệp.
Trong giai đoạn này nhạc đỏ đang thịnh hành nhưng giọng hát của Dạ Hương lại không phù hợp với dòng nhạc này vì thế nên cô nghỉ hát, đây cũng là khoảng thời gian buồn nhất trong sự nghiệp ca hát của cô.

Sau khi nghỉ ca hát, Dạ Hương phụ bán quán nước trên đường Nguyễn Tiểu La để mưu sinh, nhưng khoảng cuối năm 1978, cô chủ quán nước sang Mỹ và đóng cửa quán nên Dạ Hương lại mất đi công việc kiếm sống hàng ngày. Vì ở nhà buồn chán, nên Dạ Hương tham gia vào ca đoàn nhà thờ ở chợ Cầu Muối là Nguyện Đường Thánh An Tôn, cô đi hát thường xuyên cho nhà thờ và chuyên hát solo. Sau đó Dạ Hương được nhạc sĩ Viết Chung mời về ca đoàn Gioan ở giáo xứ Chợ Đũi ( nhà thờ Huyện Sỹ) nơi ông đang làm ca trưởng. Và từ đó, Dạ Hương thường xuyên được mời đi hát cho các xứ đạo xa vào các dịp lễ lớn. Ngoài thời gian đi hát ở nhà thờ, Dạ Hương còn làm thêm các công việc khác như rửa chén, phụ quán, làm bánh,

Tuy không dư dả, nhưng cuộc sống của cô cũng được xem là yên ổn cho đến năm 1991, Dạ Hương phát hiện mình bị ung thư và di căn vào gan năm 2008 mặc dù đã dồn hết tiền bạc vào việc chạy chữa. Năm 2009, ca sĩ Dạ Hương trút hơi thở cuối cùng trong sự đau đớn của bệnh tật và hoàn cảnh túng quẫn của gia đình.

Những nghệ sĩ âm nhạc sống ở nước ngoài trước thời điểm tháng 4 năm 1975 - Cực hay Thanhhaaudio - Thanh Hà Audio

Trúc Ly là một trong những ca sĩ được yêu thích trong làng nhạc vàng Việt Nam trước năm 1975, cô được nhiều người mến mộ nhớ đến với hình ảnh một cô ca sĩ có nét đẹp khả ái cùng giọng ca ngọt ngào trong các bài hát được thu thanh trong dĩa nhựa từ cuối thập niên 1960. Tên tuổi của cô gắn liền với các ca khúc: Nếu Xuân Này Vắng Anh, Họp Mặt Lần Cuối, Chuyện Ngày Cuối Năm, Thư Gửi Người Miền Xa, Ba Tháng Quân Trường,…

Trúc Ly bén duyên với âm nhạc và tình cờ trở thành ca sĩ khi cô đang làm việc ở đài phát thanh quân đội với vai trò là xướng ngôn viên. Đó là vào một hôm chương trình nhạc của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương cùng ban Tiếng Hát Hậu Phương gặp sự cố vì ca sĩ không đến được, nên Trúc Ly đã được ca sĩ Nhật Trường tập dượt cấp kỳ để vào hát thế ca khúc “Nếu Anh Còn Nhớ”. Đây cũng là lần đầu tiên mà giọng hát của Trúc Ly đến được với công chúng, lúc này cô vẫn dùng nghệ danh Mai Trang

Sau đó nhờ vào sự giới thiệu của đài phát thanh, Trúc Ly được hãng dĩa Sóng Nhạc mời thu âm. Tại đây, cô làm việc với nhóm Lê Minh Bằng (gồm các nhạc sĩ Lê Dinh – Minh Kỳ – Anh Bằng), nhạc sĩ Anh Bằng đã hướng dẫn thêm cho cô về nhạc lý, và cũng chính nhạc sĩ này đặt cho nghệ danh đi hát là Trúc Ly. Theo một số tài liệu thì trước khi gặp Trúc Ly không lâu, nhạc sĩ Anh Bằng đã viết một số bài hát ký tên Anh Bằng – Trúc Ly, đó là hai bài “Nhật Ký Hai Đứa Mình”, “Áo Đẹp Nàng Dâu”, vì thế nên ông đã lấy tên này để đặt cho nữ ca sĩ mới

Ca khúc làm nên tên tuổi của Trúc Ly đầu tiên là “Nếu Xuân Này Vắng Anh”, được cô thu cho hãng dĩa Việt Nam phát hành vào dịp Tết năm 1968. Sau khi ca khúc được phát hành đã được công chúng đón nhận nồng nhiệt và cho đến nay bài hát này cũng trở thành một trong những bài nhạc xuân được yêu thích nhất.

Nhờ sự thành công ngoài mong đợi với bản thu âm “Nếu Xuân Này Vắng Anh” mà sau đó Trúc Ly đã được các nhạc sĩ tin tưởng giao cho nhiều bài mới sáng tác để cô trình bày. Mặc dù vậy, thời gian này Trúc Ly vẫn chưa biết nhiều về nhạc lý, nên hãng dĩa đã nhờ nhạc sĩ Hoài Nam hướng dẫn cho cô, và ông cũng là người thầy chính thức đầu tiên của cô. Ca khúc “Ba Tháng Quân Trường” của nhạc sĩ Hoài Nam do Trúc Ly thu âm đầu tiên. Sau đó Trúc Ly được giao cho nhiều ca khúc mới mà cô là người thể hiện đầu tiên như: Viết Thư Tình của nhạc sĩ Trúc Phương (sau đổi tên thành Thư Gửi Người Miền Xa theo đề nghị của đài phát thanh), Trả Lại Thời Gian, Đọc Tin Trên Báo (nhạc sĩ Thanh Sơn), Họp Mặt Lần Cuối, Chuyện Ngày Cuối Năm, Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân (Song Ngọc)…

Mặc dù con sự nghiệp ca hát của Trúc Ly khá thuận lợi nhưng đến đầu năm 1970, cô đã ngừng đi hát sau khi lấy chồng và sinh con. Khoảng năm 1973-1974, Trúc Ly có quay trở lại thu âm trong một số chương trình Song Ngọc nhưng cũng rất hạn chế.

Tháng 4 năm 1975, Trúc Ly cùng gia đình di tản sang hải ngoại và định cư ở thành phố Portland, bang Oregon. Tại Mỹ, cô làm việc trong ngành điện tử và thỉnh thoảng đi hát trong một số chương trình. Đến đầu thập niên 1980, Trúc Ly thu âm cho nhạc sĩ Anh Bằng trong chương trình băng nhạc Dạ Lan, nhưng chỉ được một thời gian ngắn, sau đó hầu như cô không còn xuất hiện trong các hoạt động văn nghệ nào nữa cho đến ngày nay.

Ca sĩ Mỹ Thể

Mỹ Thể là một nữ ca sĩ sở hữu giọng hát đặc biệt với sự luyến láy rất đặc trưng, được nhiều khán thính giả yêu thích qua các ca khúc như: Ai Lên Xứ Hoa Đào, Đường Xưa Lối Cũ, Sầu Lẻ Bóng, Nếu Anh Đừng Hẹn, Lá Thư Không Gửi, … được thu âm trước năm 1975. Tên tuổi của cô nổi danh từ cuối thập niên 60 đến đầu thập niên 70, Mỹ Thể từng là ngôi sao sáng tại các vũ trường lớn của Sài Gòn.

Mỹ Thể bắt đầu đi hát từ những năm đầu thập niên 60, lúc này cô thường đi hát trong các chương trình tân nhạc phụ diễn “Sổ Xố Kiến Thiết”. Sau đó một thời gian cô bắt đầu cộng tác với những chương trình văn nghệ quân đội như Đoàn Văn Nghệ Bảo An cùng với các nghệ sĩ quen thuộc khác như: Kim Vui, Phi Thoàn, Thanh Việt, Trần Quang, … Tiếp đó cô hợp tác biểu diễn trong Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương và Đoàn Hoa Tình Thương,… Thời kỳ này, giọng ca của cô được yêu thích qua những nhạc phẩm: Tình Anh Lính Chiến, Chiều Hành Quân, Ngày Em Về Thăm Quê Tôi,…

Từ 1965 -1969, Mỹ Thể chuyển sang cộng tác với các chương trình ca nhạc phát thanh của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết cùng một số ban nhạc khác. Cũng trong thời gian này, cô bắt đầu đi hát ở các phòng trà và vũ trường như Hồng Tá, Lệ Uyển trong Chợ Lớn.

Từ năm 1968 trở đi, tên tuổi của Mỹ Thể bắt đầu được biết đến nhiều hơn tại các vũ trường lớn ở Sài Gòn như: Queen Bee, Maxim’s, Palace, Đêm Màu Hồng. Đến khi Mỹ Thể cộng tác với vũ trường Ritz của Jo Marcel thì tên tuổi của cô càng nổi danh, cô trở thành viên ngọc sáng trong làng văn nghệ thời bấy giờ. Cũng kể từ đó, Mỹ Thể được rất nhiều trung tâm băng nhạc mời thu thanh và nhiều vũ trường lớn khác nhau mời cô đến hát. Bên cạnh đó, Mỹ Thể cũng tích cực tham gia đi hát tại các đại nhạc hội và các chương trình truyền hình của Thái Thanh, Nhật Trường,…

Nhưng khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp thì năm 1972 Mỹ Thể lại ngưng mọi hoạt động ca hát sau khi trình diễn tại hội chợ Thát Luông (Lào) và cô nghỉ hát luôn cho đến ngày rời khỏi Việt Nam ra nước ngoài định cư.

Sau khi sang hải ngoại định cư, Mỹ Thể thường tham gia sinh hoạt văи nghệ cùng với các anh chị em nghệ sĩ. Ban đầu cô cộng tác với vũ trường Maxims của Ngọc Chánh tại San Jose, tiếp đó cô xuống nam California và hát tại vũ trường Ritz.

Video đầu tiên mà Mỹ Thể góp mặt sau khi sang Mỹ mang tự đề “Đường Xưa Lối Cũ”, sau đó cô còn góp tiếng hát trong một số CD khác như “Những Buổi Chiều Vàng”, “Ai Lên Xứ Hoa Đào”,…

Đến năm 1996, Mỹ Thể quyết định từ giã sân khấu, mặc dù lúc này cô vẫn nhận được nhiều lời mời trình diễn. Mỹ Thể chia sẻ: “Mình phải biết ngừng ở chỗ nào mình ngừng, vậy thôi! Hơn nữa, tại vì mình muốn giữ một hình ảnh đẹp nơi khán giả. (…)

Ca sĩ Yến Linh

Yến Linh không phải là một ca sĩ tên tuổi quá nổi danh như các nữ ca sĩ cùng thời khác, số lượng ca khúc mà cô thu âm cũng không nhiều. Thế nhưng với giọng hát buồn man mác cùng cách xử lý câu từ điêu luyện của cô đã làm cho nhiều khán thính giả say đắm, điều đó đã tạo dựng cho Yến Linh một chỗ đứng trong lòng thính giả yêu nhạc vàng.

Tên tuổi Yến Linh gắn liền với nhiều ca khúc nổi tiếng như: Hoa Mười Giờ, Chiều Miền Hỏa Tuyến, Đò Đưa Bến Kɦάc,… Ngoài ra, Yến Linh còn hát song ca cùng với nam ca sĩ Chế Linh, Giang Tử trong các ca khúc Áo Cưới Màu Hoa Cà , Тâм Ѕự Người Lính Đồn Xa, Mùa Pensé Nở .

Bấm vào video trên để nghe lại ca khúc “Tâm Sự Người Lính Đồn Xa” do ca sĩ Yến Linh – Chế Linh trình bày

Yến Linh là ca sĩ được đào tạo từ lò luyện giọng ca của nhạc sĩ Ngọc Sơn trên đường Phạm Ngũ Lão sau ca sĩ Giao Linh. Yến Linh thường xuyên thu âm cho các hãng dĩa Continetal, Việt Nam và Sơn Ca.

Theo nguồn tin từ giám đốc hãng dĩa và nhà xuất bản Dư Âm thì sau năm 1975, ca sĩ Yến Linh đã sang nước ngoài định cư và không còn xuất hiện trên sân khấu nữa. Tuy cô đã không còn hoạt động nghệ thuật âm nhạc trong nhiều năm liền nhưng nhiều người mộ điệu vẫn nhắc nhớ đến giọng ca buồn Yến Linh.

Ca sĩ Diễm Chi

Ca sĩ Diễm Chi được khán thính giả biết đến khi kết hợp cùng với ca sĩ Ɦọa Mi và Ngọc Yến để thành Tam Ca Мắt Biếc, hát ở phòng trà của ca sĩ Khánh Ly.

Bên cạnh đó, cô cũng góp mặt trong ban Tứ Ca Nhật Trường rất nổi tiếng vào thập niên 60 cùng với các ca sĩ Nhật Trường, Như Thủy và Vân Quỳnh. Lúc bấy giờ giọng ca Diễm Chi được yêu thích với ca khúc Tình Thiên Thu Của Nguyễn Thị Mộng Thường (do Trần Thiện Thanh sáng tác).

Bấm vào video trên để nghe lại ca khúc “Tình Thiên Thu” do ca sĩ Diễm Chi trình bày

Ngoài ra, trong phong trào du ca, Diễm Chi thường kết hợp hát song ca với nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu, hoạt động cùng nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang trong phong trào Trầm Ca (sau này trở thành Phong Trào Du Ca Việt Nam).

Sau 1975, Diễm Chi sang hải ngoại định cư và trở thành chủ báo Kịch Ảnh ở Houston. Sau đó cô chỉ thu âm 1 cuốn băng cassette duy nhất giai đoạn sau năm 1975 là cuốn số 2 của trung tâm Thanh Lan.

Ca sĩ Thanh Тâm

Thanh Tâm là một ca sĩ được yêu thích trước năm 1975, cô có giọng ca ngọt ngào, trong trẻo và vô cùng truyền cảm thu hút được người nghe ngay từ lần đầu khi cô nghe cô hát.

Nhắc đến giọng ca Thanh Tâm không thể không nhắc nam ca sĩ Chế Linh, cặp đôi song ca Chế Linh – Thanh Tâm đã chiếm được cảm tình của đông đảo khán thính giả thời bấy giờ với nhiều ca khúc nổi tiếng gắn liền với tên tuổi đôi song ca như: Ngày Ấy Mình Quen Nhau, Căn Nhà Dĩ Vãng, Mai Lỡ Mình Xa Nhau, Tình Yêu Cách Biệt, Tình Đầu Dang Dở, Dù Anh Nghèo,… các ca khúc này cũng được hai người thu âm trong các băng, dĩa nhạc của Dĩa Hát Việt Nam, băng Premier,…Tuy gặt hái được nhiều thành công trong con đường sự nghiệp nhưng đến năm 1973 khi ca sĩ Thanh Tâm kết hôn cùng nhạc sĩ Bảo Thu thì cô hầu như ngưng hẳn các hoạt động nghệ thuật của mình để lại nhiều tiếc nuối trong lòng khán giả mộ điệu. Cho đến gần đây, khán thính giả mới có dịp gặp lại Thanh Tâm và nghe cô hát tại phòng trà Bolero do nhạc sĩ Bảo Thu mở ở đường Nguyễn Trãi vào năm 2018, hiện tại giọng hát của cô vẫn hay và thu hút như ngày nào.

Ca sĩ Thảo Ly

Ca sĩ Thảo Ly cũng được biết đến là một ca sĩ nhạc vàng trước năm 1975, cô xuất thân từ lò đào tạo của Tùng Lâm, sau đó được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ “lăng xê” ở phòng trà ca nhạc Maxim’s.

Ca sĩ Thảo Ly từng xuất hiện với các ca khúc Tạ Tình, Điệu Buồn Dang Dở, Giã Từ, Mơ Hoa, Nắng Chiều,… Tuy ca sĩ Thảo Ly chỉ xuất hiện trong làng âm nhạc một khoảng thời gian ngắn rồi ngừng hát hẳn và công chúng cũng không có bất cứ thông tin gì về cô sau đó, nhưng giọng hát của cô vẫn còn đọng lại trong tâm thức của nhiều người yêu nhạc vàng trước năm 1975.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *