Đôi điều về Ca sĩ Hoàng OAnh – Nữ danh ca được nhiều người mến mộ có mệnh danh là “Chim vàng Mỹ Tho”.

Khi nhắc đến những danh ca chuyên hát về dòng nhạc vàng và nhạc tiền cнιếɴ thì cái tên Hoàng Oanh được đông đảo mọi người nhớ tới. Cô được công nhận là một trong 10 nữ ca sĩ có sức ảnh hưởng lớn nhất tại Việt Nam trước năm 1975 và được mệnh danh là “Chim vàng Mỹ Tho”.

Hoàng Oanh tên thật là Huỳnh Kim Chi, cô sinh năm 1946 tại Mỹ Tho trong gia đình có 6 chị em. Cô lớn lên trong một gia đình nghệ sĩ, cha cô biết đàn và hát, tuy ông giáo dục con cái theo hướng nghiêm khắc, nề nếp nhưng khi phát hiện tài năng thiên bẩm của con gái về ca hát ông đã định hướng và giúp đỡ tạo điều kiện cho cô phát triển theo con đường nghệ thuật này.

Từ lúc 4 tuổi Hoàng Oanh đã được cha dạy hát và với tài năng thiên phú của mình năm 5 tuổi cô đạt giải nhất trong cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của Đài Phát Thanh Pháp Á (Radio France Asie) tổ chức trong đó thành phần ban giám khảo của cuộc thi gồm các nhạc sĩ: Võ Đức Thu, Trần Văn Lý, Trần Văn Nhi và Đỗ Tri Kế.

Năm 8 tuổi, cô trình diễn trên sân khấu với hai bản nhạc “Hương lúa miền Nam” của Phó Quốc Lân và “Có một đàn chim” của Phan Huỳnh Điểu tại Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức.

Từ nhỏ Hoàng Oanh đã theo gia đình lên Sài Gòn sinh sống. Cô theo học tại một trường tiểu học ở Phú Nhuận. Năm 11 tuổi, Hoàng Oanh học tại trường Nữ Trung Học Gia Long. Vẫn đi học đều đặn nhưng cô cũng dành thời gian để đi thu âm và biểu diễn.

Hoàng Oanh ngày ấy và bây giờ
Hoàng Oanh ngày ấy và bây giờ

Ngay từ nhỏ, Hoàng Oanh đã tỏ ra thích ngâm thơ, cô thường nghe những giọng ngâm thời đó như: Hồ Điệp, Quách Đàm, Tô Kiều Ngân, Bích Thuận, Giáng Hương,… ngâm những bài thơ trên đài phát thanh hàng tuần rồi tự ngâm theo và dần dần với sự sáng tạo của bản thân cô tạo cho mình một lối ngâm riêng. Năm 12 tuổi cô đã thành thạo trong việc ngâm thơ. Hoàng Oanh là cô ca sĩ đầu tiên mở đầu cho lối ngâm một vài câu thơ trước khi vào hát một bài nhạc. Vậy nên, ngoài nổi tiếng về giọng hát thì cô còn được đặc biệt chú ý về tài ngâm thơ của mình.

Nhà văn Hồ Trường An từng nhận định về Hoàng Oanh như sau: “Cô tạo lối ngâm thơ riêng biệt, không giống lối ngâm thơ của ai khác, cực kỳ huê dạng, xứng đáng ở hàng đầu về tinh thần sáng tạo.” trong bài viết Hoàng Oanh – Tiếng Hát Thưở Sân Trường Phượng Thắm.

Giọng ngâm thơ của Hoàng Oanh còn được nhạc sĩ Lê Thương tán thưởng trong một tạp chí phê bình văn học (xuất bản năm 1964): “Dễ thương nhất có tiếng ngâm vượt núi của Hoàng Oanh, nõn nà, cao vút đến mây xanh, nghe mát mẻ như gió chiều hồ Lăng Bạc.” Còn giọng hát của Hoàng Oanh thì Lê Thương nhận xét rằng : “Giọng hát Hoàng Oanh dìu dặt dâng lên nỗi niềm u uất tự ngàn xưa, vun vút lao về phủ nặng tâm tư, rồi êm ả quyện hương vị ngọt ngào của vườn cây trái bát ngát lúa đồng, ve vuốt từng ngọn cỏ mềm khắp nơi hoang dã, hun hút trong thâm u…”

Những tác phẩm thơ mà Hoàng Oanh thường ngâm là: Hai Sắc Hoa Tigôn (T.T.Kh), Chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp), Màu Tím Hoa Sim (Hữu Loan), Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím (Kiên Giang), Những Bóng Người Trên Sân Ga (Nguyễn Bính), Cảm Xúc (Hồ Dzếnh), Buồn Trong Kỷ Niệm (Nhất Tuấn)…

Nhờ vào khiếu ngâm thơ và thường ngâm thơ trước khi hát, cô đã tạo nên sự khác biệt cho các phần trình diễn của mình trong suốt sự nghiệp và được đánh giá là “đủ tài ca ngâm”. Là một ca sĩ vô cùng nổi tiếng với tài ngâm thơ, Hoàng Oanh được nhiều nhà thơ và khán giả đặt thơ để gửi tặng, ví như :

“Em rực rỡ giữa bầu trời thanh sắc

Ngàn hương thơm trong một đóa vô cùng

Em cất lên tiếng tơ đồng réo rắt

Giọng ngâm vàng thơ rót ngọc không trung.”

(Giọng Ngâm Vàng, Huy Lực Bùi Tiên Khôi)

Năm 1958, Hoàng Oanh gia nhập Ban Thiếu Nhi của Đài Quân Đội, do nhạc sĩ Lê Đô chịu trách nhiệm. Trên Đài Quân Đội, Hoàng Oanh thường song ca cùng Tuấn Ngọc những nhạc khúc như: Thuyền Trăng (Nhật Bằng & Thanh Nam) và Gió Chiều (Văn Phụng)… Và nghệ danh Hòang Oanh được cha cô đặt bắt đầu từ đây ( do cô trùng tên với nghệ sĩ Kim Chi hiện cũng đang hoạt động trong đoàn) và theo cô cho đến tận bây giờ. Cũng trong thời gian này , Hoàng Oanh hát cho Ban Tuổi Xanh của kịch sỹ Kiều Hạnh và Phạm Đình Sỹ (anh trai của nhạc sĩ Phạm Đình Chương) ở Đài Phát Thanh Sài Gòn, trước đó là Ban Thiếu Sinh Nhi Đồng của ca sĩ Minh Trang.

Đầu năm 1958, Hoàng Oanh biểu diễn trên sân khấu Đại Nhạc Hội Hoàng Thi Thơ kỳ 1 trong Ban Hợp Ca Nhi Đồng (do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ thành lập) gồm 5 người và chơi 5 loại nhạc cụ khác nhau:  Quốc Thắng (Guitar), Hoàng Thi Thao (Violin), Kim Chi (Đánh muỗng), Phương Lan (Tambourine) và Hoàng Oanh (Percussion) với những nhạc khúc vui tươi như Tình Đêm Liên Hoan (của Hoàng Thi Thơ) và Về Dưới Mái Nhà (của Xuân Tiên) buổi trình diễn được mọi người vô cùng hoan nghênh đón nhận.

Đến giữa năm 1958, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ thành lập Ban Hợp Xướng Nhi Đồng trình diễn trên sân khấu Đại Nhạc Hội Hoàng Thi Thơ kỳ 2 với 21 ca sĩ như: Hoàng Oanh, Tuấn Ngọc, Tuyết Vân, Quốc Thắng, Kim Chi và Phương Lan…

Cuối năm 1958, Hoàng Oanh đã thể hiện đơn ca bài Bánh Xe Lãng Ƭử(của Trọng Khương)  trên sân khấu Đại Nhạc Hội Tất Niên do hai kịch sĩ Vũ Huân và Vũ Huyến tổ chức tại rạp Nam Quang.

Năm 1960, Hoàng Oanh tham gia Ban Việt Nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức ở Đài Phát Thanh Sài Gòn. Thời gian này cô thường trình bày các ca khúc của thời bấy giờ như: Gươm Thần (của Thẩm Oánh), Làng Tôi (của Chung Quân), Tuổi Thơ (của Lê Thương), Ơn Nghĩa Sinh Thành (của Dương Thiệu Tước),…

Những năm đầu của thập niên 60, Hoàng Oanh càng trở nên nổi trội và tỏa sáng đặc biệt trong dòng nhạc Boléro. Các bản nhạc thâu dĩa của cô trong thời gian này vẫn luôn nằm trong danh sách các bản Nhạc Vàng được yêu thích cho đến hiện nay: Sầu Lẻ Bóng (Anh Bằng), Chuyến Tàu Hoàng Hôn (Minh Kỳ – Hoài Linh), Đôi Bóng (Lê Dinh – Anh Bằng), Ai Cho Tôi Tình Yêu (Trúc Phương), Sao Chưa Thấy Hồi Âm (Châu Kỳ), Chuyện Tình Lan Và Điệp 1 (Mạc Phong Linh – Mai Thiết Lĩnh), Cánh Buồm Chuyển Bến (Hoài Linh – Minh Kỳ), Ngày Sau Sẽ Ra Sao (Vân Tùng)…

Năm 1961, Hoàng Oanh được mời thu thanh vào dĩa nhựa 45 vòng với các ca khúc: Nếu Một Mai Anh Biệt Kinh Kỳ (Hoài Linh), Đèn Khuya (Lam Phương, 1962), Xa Vắng (Y Vân, 1963), Tình Chàng Ý Thiếp (Y Vân), Sương Lạnh Chiều Đông (Mạnh Phát, 1965), Một Chuyến Xe Hoa (Minh Kỳ & Dạ Lý Hương) và Chuyến Tàu Hoàng Hôn (Minh Kỳ & Hoài Linh, 1965)… do hãng dĩa Việt Nam phát hành.

Năm 1962, Hoàng Oanh tham gia đại hội văn nghệ Tiếng Thời Gian được tổ chức tại Gia Định do hai nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và Mạnh Phát đảm trách.

Kể từ năm 1962 trở đi, Hoàng Oanh trở thành ca sĩ thường trực của rất nhiều ban ca nhạc ở các đài phát thanh Sài Gòn (còn gọi là đài Quốc Gia hay Vô Tuyến Việt Nam), Quân Đội, Tiếng Nói Tự Do và Mẹ Việt Nam. Những nhạc phẩm thường được cô hát đơn ca hoặc chung với ban hợp ca trên đài phát thanh là: Thiên Thai (Văn Cao), Dừng Bước Giang Hồ (Hoàng Trọng), Cánh Hoa Yêu (Hoàng Trọng), Tình Đầu (Hoàng Trọng), Người Yêu Của Lính (Trần Thiện Thanh), Dấu Đạи Thù Trên Tường Vôi Trắng (Trần Thiện Thanh), Bài Ca cнιếɴ Thắng (Minh Duy), Dựng Một Mùa Hoa (Hoài An), Lòng Mẹ (Y Vân), Cánh Hoa Thời Loạn (Y Vân)…

Ban hợp ca thăng long

Khi phong trào thu băng Cassette, băng Akai bắt đầu thịnh hành, thì Hoàng Oanh cộng tác với nhiều hãng thu băng lớn và có tiếng như: Hoàng Thi Thơ, Họa Mi, Âm Thanh, Nguồn Sống, Nhã Ca, Shotguns, Thanh Thúy, Trường Sơn, Tiếng Hát Đôi Mươi, Phạm Mạnh Cương, Tiếng Thùy Dương… Từ khi có phong trào thâu dĩa hát và băng nhạc, Hoàng Oanh là một trong những nữ ca sĩ được mời thâu dĩa nhiều nhất, cô đã thâu khoảng hơn hai trăm dĩa với các hãng Asia, Sóng Nhạc, Việt Nam, Sơn Ca, Thiên Thai, Continental v.v… Đĩa hát đầu tiên của cô được thu với hai bài: Nếu Một mai anh biệt Kinh Kỳ và Về đâu mái tóc người thương.

Năm 1964, Hoàng Oanh biểu diễn trên sân khấu Đại Nhạc Hội Sống tại rạp Thanh Bình do nhạc sĩ Lam Phương và kịch sĩ Túy Hồng tổ chức. Sau đó, nhạc sĩ Lam Phương đưa cả đoàn đi lưu diễn ở Quy Nhơn, Đà Nẵng và Huế. Đồng thời, Hoàng Oanh còn nhận lời xuất hiện trong các đêm nhạc do Thanh Thương Hội Sài Gòn, Nha Vô Tuyến Truyền Thanh Việt Nam tổ chức.

Bắt đầu từ năm 1965, Hoàng Oanh bắt đầu góp mặt trên màn ảnh của đài truyền hình Việt Nam (đài truyền hình Sài Gòn) trong nhiều ban ca nhạc khác nhau như: Hương Thời Gian (của Nguyễn Văn Đông), Hoa Thời Đại (của Phạm Mạnh Cương và Như Hảo), Tiếng Tơ Đồng (của Hoàng Trọng), Tiếng Hát Đôi Mươi (của Trần Thiện Thanh), Lan Đài, Nguyễn Đức…

Tuy đã trở thành nữ ca sĩ nổi tiếng và phải đi biểu diễn thường xuyên tuy nhiên Hoàng Oanh vẫn không lơ là việc học văn hóa, cô đã tốt nghiệp Cử nhân (Ban Sử Địa) ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Năm 1971, với danh nghĩa là cựu nữ sinh trường Gia Long, Hoàng Oanh được mời tham dự đêm văn nghệ kỷ niệm tại rạp Quốc Thanh của trường Gia Long tổ chức.

Năm 1972, Hoàng Oanh bước lên xe hoa với nhạc sĩ Mai Châu (tác giả của ca khúc Một Người Đi) sau một thời gian dài quen nhau ( 9 năm). Cuộc hôn nhân của cô ca sĩ “Chim vàng Mỹ Tho”  và nhạc sĩ nổi tiếng của nhạc phẩm “Một Người Đi” đã tạo nên một gia đình yên ấm, hạnh phúc cho đến ngày nay và hai con trai của hai vợ chồng nay đã trưởng thành là: Mã Gia Khải Minh và Mã Gia Long Minh.

Trong suốt quãng thời gian bước trên con đường sự nghiệp ca hát hơn 20 năm ở miền Nam của mình, Hoàng Oanh được khán thính giả biết đến qua làn sóng điện, đài truyền hình, các dĩa hát, tờ nhạc và báo chí… Cô cho biết mình không bao giờ hát ở phòng trà hay vũ trường, lí do mà cô đưa ra đó là: “Thời gian đó, Hoàng Oanh còn đang đi học. Ngoài thời gian đến đài phát thanh và đến trường, Hoàng Oanh phải tập trung học bài và ôn thi. Và Hoàng Oanh nhận thấy không khí náo nhiệt ở phòng trà hay vũ trường không phù hợp với tính tình hiền hòa, nhút nhát của Hoàng Oanh. Vào thời gian đó, nhạc sĩ Phạm Đình Chương có mời Hoàng Oanh hát cho phòng trà Đêm Màu Hồng của ông nhưng Hoàng Oanh từ chối vì bận chuyện bài vở vào buổi tối. Hoàng Oanh chỉ thỉnh thoảng nhận lời hát cho các đại nhạc hội”.

Năm 1974, Hoàng Oanh cùng phái đoàn Văn Nghệ Việt Nam tham dự Đại Hội Quốc Tế khu vực nói tiếng Pháp diễn ra tại Québec – Canada.

Cuối tháng 4 năm 1975, Hoàng Oanh cùng gia đình di tản sang Hoa Kỳ, bỏ lại cuộc đời hào quang tại Việt Nam để bắt đầu lại sự nghiệp tại Hải Ngoại. Biến cố xảy ra năm 1975 làm mất hết các phần thu thanh và trình diễn của Hoàng Oanh trên các đài phát thanh và truyền hình. Khi đi, cô chỉ kịp mang theo một ít tư liệu đến Hoa Kỳ. Lúc mới sang Hoàng Oanh định cư ở tiểu bang New Jersey, nhưng sau đó cô chuyển về tiểu bang California và hoạt động tại đây. Cô mở trung tâm âm nhạc và định hướng lối đi cho mình: “Làm sao để bảo tồn văn hóa cổ truyền và nuôi dưỡng tâm hồn Việt Nam trong cộng đồng người Việt cũng như trong lớp ca nhạc sĩ trưởng thành ở hải ngoại”. Tại Hoa Kỳ, cô thành lập Trung tâm băng nhạc Hoàng Oanh (Hoàng Oanh Music Center), sản xuất và cho phát hành các cassette và CD về nhiều thể loại: Nhạc quê hương, nhạc tình, nhạc Đạo, ngâm thơ.

Năm 1996, theo lời của Thy Vân và Trúc Hồ thì Hoàng Oanh bắt đầu hát và thu hình cho Trung tâm Asia. Cô xuất hiện lần đầu tiên trong Cuốn video Asia là Asia 11 – Thơ Và Nhạc với bài hát “Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy” của Trầm Tử Thiêng. Từ bắt đầu từ đó, Hoàng Oanh thường xuyên góp mặt  trong những chương trình thu hình đặc biệt của Trung tâm Asia.

Năm 2003, theo lời mời của Trung tâm Thúy Nga Hoàng Oanh bắt đầu hát và thu hình cho Paris By Night. Chương trình đầu tiên mà cô góp mặt tại trung tâm này là Paris By Night 70 chủ đề Thu Ca. Cô đã ngâm thơ và biểu diễn bài hát Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao (Lê Dinh) đồng thời cô tham gia trả lời phỏng vấn (của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn) trong phần vinh danh nhạc sĩ Lê Dinh tại Paris.

Năm 2010, Hoàng Oanh quay trở lại hát cho Trung tâm Asia trong chương trình Asia 65 với chủ đề “55 Năm Nhìn Lại”. Cô hát bài “Chuyến Đò Vỹ Tuyến” (Lam Phương) trong phần mở màn sau liên khúc “Đoàn Chuẩn & Từ Linh” do Lâm Nhật Tiến và Nguyễn Hồng Nhung  trình bày.

Cho đến nay, giọng hát ngọt ngào, say đắm lòng người của nữ ca sĩ Hoàng Oanh vẫn được khán thính giả trong và ngoài nước yêu mến và ủng hộ.

4.5/5 - (2 bình chọn)

Viết một bình luận