Danh ca Phương Dung tiết lộ khát vọng dành cho nghệ thuật ở tuổi 75

Danh ca Phương Dung tiết lộ ở thời điểm hiện tại, bà mong muốn các ca sĩ trẻ phải hát hay hơn mình và tiếp nối khát vọng của thế hệ đi trước.

Nữ danh ca tự hào khi mặc áo dài hát nhạc Việt suốt hơn 60 năm qua

Chung kết 1 của Hãy nghe tôi hát dự kiến lên sóng ngày 5.8 trên THVL1 với phần tranh tài của ba thí sinh Đoàn Tuấn, Như Thùy và Thái Bảo. Ban giám khảo của đêm thi là danh ca Phương Dung, ca sĩ Quốc Đại và ca sĩ Thanh Hoa. Chủ đề Niềm tin được lựa chọn cho đêm chung kết đầu tiên. Lý giải về điều này, ban tổ chức cho biết ở thời điểm hiện tại, niềm tin chính là liều thuốc tinh thần mạnh mẽ nhất giúp mọi người vượt qua những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra để hướng tới những ngày tháng hạnh phúc.

Nhắc đến chủ đề này, ca sĩ Quốc Đại tiết lộ anh thường lựa chọn ca khúc Khát vọng để tham gia nhiều hội thi văn nghệ. Nam ca sĩ nhớ nhất là năm 2004, ca khúc của anh được dàn dựng hoành tráng với hình ảnh những con thuyền ra khơi. Đây cũng là lợi thế góp phần giúp Quốc Đại giành huy chương vàng đầy thuyết phục tại

Phương Dung hội ngộ Quốc Đại, Thanh Hoa trên ghế nóng Hãy nghe tôi hát

Trong khi đó, danh ca Phương Dung tiết lộ ngày xưa, khát vọng của bà là được đứng trên sân khấu hát những ca khúc hay nhất, tình cảm nhất để chinh phục khán giả. Sau khi trải qua hơn 60 năm sự nghiệp, khát vọng của nữ danh ca giờ đây có chút đổi khác. “Nhạn trắng Gò Công” mong muốn các ca sĩ trẻ phải hát hay hơn mình và đặc biệt tiếp nối khát vọng của thế hệ đi trước.

Đồng thời, nữ nghệ sĩ nói thêm với số tuổi thực tế gần 80 nhưng bà cảm nhận tâm hồn mình lúc nào cũng như thiếu nữ đôi mươi. Giọng ca Nỗi buồn gác trọ tự nhận bản thân luôn vui vẻ và hồn nhiên, không hề có suy nghĩ mình đã già. Phương Dung nói thêm trong suốt những năm đi hát, bà dành tình cảm đặc biệt cho tà áo dài dân tộc. “Bởi vì tôi hát dòng nhạc của quê hương Việt Nam nên không có gì đẹp hơn, tự hào hơn việc mặc chiếc áo dài để biểu diễn những ca khúc ấy”, bà nói.

Ngoài ban giám khảo, các thí sinh cũng có dịp chia sẻ về cuộc sống của mình trong mùa dịch cũng như tiết lộ quá trình chuẩn bị cho chung kết. Với Như Thùy, trong thời gian ở nhà tránh dịch, cô tranh thủ thời gian luyện hát nhiều hơn. Nữ thí sinh nói rằng phải tập thật kỹ để thuộc lời nhuần nhuyễn tránh sai sót. Về tâm lý, cô luôn giữ cho mình một tinh thần tích cực và ổn định để hoàn thành tốt bài thi. Trong khi đó, Thái Bảo tiết lộ ngoài luyện giọng, tập thể dục, cô còn tranh thủ kinh doanh online các mặt hàng thực phẩm. Song song đó, nữ thí sinh còn dành thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.

Danh ca Phương Dung tiết lộ thu nhập ‘khủng’ thời đỉnh cao: Khoảng 70 cây vàng mỗi tháng

Danh ca Phương Dung kể thời hoàng kim, bà thu nhập hơn 200 ngàn đồng/tháng. Lúc đó, giá vàng chỉ ở mức 3 ngàn đồng một cây.

Nhắc đến danh ca Phương Dung, người ta nhớ đến danh xưng “nhạn trắng Gò Công”. Nữ khách mời cho biết những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, bà được nhạc sĩ Mạnh Phát ưu ái viết cho ca khúc Nỗi buồn gác trọ. Nhạc phẩm này nhanh chóng “làm mưa làm gió” trên thị trường âm nhạc. Ký giả Kiên Giang sau đó đã viết một bài phóng sự và đặt cho Phương Dung cái tên “nhạn trắng Gò Công”. “Khi đi hát, tôi vẫn đang là học trò nên chỉ có mỗi chiếc áo dài trắng phải thay đi thay lại, cộng thêm nét dễ thương của một cô gái từ tỉnh lẻ lên Sài Gòn. Chú Kiên Giang đã dùng hình tượng ấy để liên tưởng sang hình ảnh một bầy chim nhạn của bờ biển Gò Công mà đặt tên cho tôi”, bà nói. Đồng thời, Phương Dung thấy hãnh diện vì ít có ca sĩ nào được mang mỹ danh gắn liền với quê hương của mình.

Danh ca Phương Dung thấy hãnh diện với danh xưng “nhạn trắng Gò Công”

Phương Dung tâm sự rằng gia đình là cầu nối cũng như chỗ dựa vững chắc cho bà trên con đường nghệ thuật. Dù ba mẹ là người thuộc thế hệ cũ nhưng vẫn đồng ý cho giọng ca Nỗi buồn gác trọ trở thành ca sĩ. Tuy nhiên, ba nữ nghệ sĩ đã có những lời dặn dò hết sức thấu đáo: “Quyết định nào con cũng phải sống với nó nhưng nhất định không được bỏ học”. Vì theo ông, chỉ có học mới hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài hát. Một khi đã theo nghề thì phải làm cách nào đó giữ được giá trị của một người nghệ sĩ, đồng thời phải theo đuổi nó đến cùng.

Sau khi trở thành ngôi sao, danh ca Phương Dung chia sẻ mỗi tháng bà thu âm tối thiểu 4 đĩa hát, một đêm sẽ hát khoảng 7 phòng trà. Ngoài ra, sẽ có thêm rất nhiều sự kiện hay buổi tiệc cá nhân. Bà cho biết thời điểm ấy chạy show “không kịp thở”. Với số lượng show diễn ấn tượng như thế, nữ danh ca thu về trên dưới 200 ngàn đồng một tháng, mà vàng khi ấy chỉ có 3 ngàn đồng một cây. Nhờ đó, giọng ca sinh năm 1946 đã mua được xe hơi, biệt thự và đất cho ba má. Tuy có thu nhập “khủng” là vậy nhưng Phương Dung không hề phung phí, quần áo đều được mẹ may và không chạy theo những xu hướng thời trang ngày ấy.

Nữ nghệ sĩ thừa nhận từng không nghe lời mẹ để đi theo tiếng gọi tình yêu

Bên cạnh việc đi hát khẳng định tên tuổi, ba Phương Dung còn mong muốn đời sống cá nhân của con gái cũng phải “đâu vào đó”. Ông dặn: “Bao nhiêu người yêu mến con khi đứng trên sân khấu thì chỉ có một đến hai người yêu con thật lòng. Cần sáng suốt tìm được người phù hợp để lập gia đình và sống suốt đời với họ”. Ngoài ra, ông còn nhắn nhủ thêm trong đời sống vợ chồng không tránh khỏi xung đột nhưng cần nhớ là phụ nữ luôn đứng sau chồng, “thành công của người chồng có hay không là do người vợ”.

Không chỉ thành công trong sự nghiệp, danh ca Phương Dung còn được công chúng ngưỡng mộ với cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn 55 năm. Nữ danh ca khẳng định rằng mình là người có được nhiều diễm phúc từ khi bước chân vào con đường nghệ thuật cho tới khi lập gia đình. Phương Dung kể bà được mai mối cho nhiều người cũng có vai vế, địa vị trong xã hội, nhưng không hiểu sao khi gặp người chồng sau này, bà như bị tiếng sét ái tình và linh tính đây chính là người đàn ông của đời mình. Bà kể nhà trai đến gặp gia đình hai lần để hỏi cưới nhưng mẹ không đồng ý và cũng không ra tiếp, chỉ ba của Phương Dung ra mặt nói chuyện. Thời điểm đó, giọng ca Nỗi buồn gác trọ từng đau khổ vì tình yêu bị ngăn cấm. Thế nhưng chính ba là người ủng hộ và đứng ra tổ chức lễ cưới cho bà.

Hình ảnh hồi trẻ của danh ca Phương Dung

Từ khi Phương Dung làm đám cưới cho đến khi sinh ra 8 người con, người mẹ vẫn không hề nhìn mặt hay hỏi thăm cháu. Mãi đến sau này, chính chồng Phương Dung là người bảo lãnh cho mẹ vợ sang Pháp. Khi sống cùng con gái, bà mới nhận thấy chàng rể đúng là một người đàn ông tốt, có trách nhiệm với gia đình. Khi đó, bà mới tâm sự rằng, sở dĩ bà không đồng ý cho cưới là bởi vì bà nghĩ chồng Phương Dung chỉ là người đàn ông ăn chơi, sợ con gái khổ. “Cuộc đời người đàn bà yêu một người, lấy người mình yêu, người đó yêu mình và sống trọn vẹn cho mình, đó là một diễm phúc”, Phương Dung xúc động.

Có tới 8 người con, bà đều nhận được sự kính trọng và quan tâm hết mực. Phương Dung kể rằng mỗi ngày các con đều gọi điện hỏi thăm sức khỏe, thậm chí còn sợ bà “thiếu tiền” nên muốn gửi thêm. Với Phương Dung, bản thân bà không có điều gì hối tiếc.

Ngoài những chia sẻ về chuyện đời, chuyện nghề, tập 5 của Đời nghệ sĩ còn mang đến những ca khúc từng làm nên tên tuổi của danh ca Phương Dung như Sương lạnh chiều đông, Bông bưởi hoa cau, Con đường xưa em đi, Ai cho tôi tình yêu, Về đâu mái tóc người thương… Chương trình dự kiến lên sóng ngày 1.8 trên VTV9.

Đánh giá post

Viết một bình luận