Tuyển tập những hình ảnh xưa về một tỉnh cũ miền Tây Nam Bộ của năm 1972 – Tỉnh Định Tường (Mỹ Tho)

Qua góc nhìn của nhiếp ảnh gia Gene Whitmer, ta được một lần nữa ngắm nhìn lại hình ảnh của một tỉnh đã cũ của miền Tây Nam Bộ – Tỉnh Định Tường (Mỹ Tho).

Định Tường vốn là một tỉnh cũ ở miền Tây Nam Bộ (hay còn gọi là vùng Đồng bằng sông Cửu Long), và là một trong sáu tỉnh đầu tiên ở Nam Kỳ (Nam Kỳ lục tỉnh) vào thời Nhà Nguyễn độc lập. Tỉnh Định Tường được thành lập năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Tỉnh Định Tường bị giải thể dưới thời Pháp thuộc và sau đó lại được chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập, tồn tại trong giai đoạn 1956 – 1975. Mặc dù, tỉnh Định Tường khi xưa có địa giới nằm ở vùng Tây Nam Bộ ngày nay, nhưng thời Nhà Nguyễn, tỉnh này lại thuộc vùng Đông Nam Kỳ (tức miền đông) cùng với hai tỉnh Biên Hòa và Gia Định.

Định Tường nay là Tỉnh Tiền Giang.

Dưới thời VNCH, tỉnh Định Tường được thành lập theo Sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Ngô Đình Diệm để “thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam”. Theo Sắc lệnh này, địa phận VNCH gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Định Tường được thành lập trên phần đất tỉnh Mỹ Tho (trừ vùng nằm phía nam sông Tiền Giang là quận An Hóa thì đổi tên thành quận Bình Đại và nhập vào tỉnh Kiến Hòa) và tỉnh Gò Công cũ. Tỉnh lỵ tỉnh Định Tường đặt tại Mỹ Tho và vẫn giữ nguyên tên là “Mỹ Tho”, về mặt hành chánh thuộc xã Điều Hòa, quận Châu Thành.

Mạ được gieo đã đến lứa cấy rồi!

Tuy nhiên chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tỉnh Định Tường và vẫn giữ tên cũ là tỉnh Mỹ Tho. Tháng 2 năm 1976, tỉnh Định Tường sáp nhập với tỉnh Gò Công và thị xã Mỹ Tho thành tỉnh Tiền Giang.

Những cánh đồng lúa đang trong mùa cấy mạ, những người nông dân đang làm việc rất chăm chỉ để mong được mùa vụ trúng “mánh”
Công việc cấy lúa không quá vất vả nhưng cũng không phỉa là việc dễ dàng, vậy mà nụ cười vẫn thường trực trên môi của những người nông dân ấy
Hình như mảnh ruộng này đã được rút bớt nước rồi, nên có phàn cạn hơn so với hai bức hình ở trên
Những cây mạ được cấy đã qua một thời gian nên trông chúng cứng cáp hơn nhiều rồi
Lúa đang trong quá trình phát triển và chờ ngày trổ bông thu hoạch thôi! Nhưng dường như, nông dân sắp phải đón nhận một trận mưa lớn vì mây khá “đen”.
Bông lúa đã trổ đều rồi, đợi vàng để gặt hái thu hoạch
Thời điểm đó, người nông dân chỉ có thể gặt hái thủ công. Cắt và cột lại thành từng bó, rồi dùng “bồ” để đập lấy hạt
Những đứa trẻ đang điều khiển trâu di chuyển dưới những cánh đồng sau gặt. Thời buổi hiện đại bây giờ, chúng ta ít thấy được những cảnh này.
Người nông dân đang bơm nước vào ruộng
Đây chỉ một chiếc ao nho nhỏ cạnh ruộng để người dân có thể tiếp nước kịp thời hoặc rút nước khỏi ruộng. Dưới ao thông thường sẽ có những con cá nhỏ sinh sống nên đám trẻ thường đánh lưới mang về nhà.
Đàn vịt tha hồ mà bơi lội, kiếm thức ăn
Hệ thống vó tự chế của những người nông dân, đây là công cụ để bắt cá
Đường đến Sầm Giang
Đường đến Thị trấn Sầm Giang
Đường làng ở Định Tường
Đội toán khuyến nông cấp tỉnh ghé thăm làng để có những chính sách phù hợp cho nông dân
Xã Bình Phục Nhứt, một xã phía Đông Mỹ Tho
Trường Trung học Nông Lâm Súc ở phía đông thành phố Mỹ Tho bây giờ, gần sông Tiền Giang (cách huyện Chợ Gạo khoảng 3 km).
Chuyến ghé thăm xã Mỹ Thiện
Ghé thăm văn phòng – ủy ban hành chánh xã Mỹ Thiện
Chợ ở một xã nhỏ, xã Mỹ Thiện
Cận cảnh khuôn viên phía trong khu chợ nhỏ Mỹ Thiện
Xưởng nước mắm – Ở thời điểm năm 1972, đã bắt đầu sử dụng bình nhựa để đựng nước mắm, thứ nước chấm có trong mọi gia đình người Việt.
Chợ cá Định Tường – Mỹ Tho
Khu bán cá và gà con
Chợ ven đường, thường là những khu chợ tự phát bán những thực phẩm tươi cho người đi đường
Cảnh thông thường tại các ngôi làng và dọc đường quốc lộ ở Định Tường, cũng chính là Mỹ Tho (Tiền Giang) ngày nay
Ví dụ điển hình cho những ngôi nhà tại làng quê xưa
Một gia đình miền quê tiêu biểu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Trẻ con lớp học trường làng tại Định Tường
Bên trái: Trẻ em tan học tại một ngôi trường nhỏ thuộc vùng duyên hải Bắc VN, dưới ánh nhìn sững sờ đã chứng tỏ chúng rất hiếm thấy người Tây Phương – Bên phải: Những đứa trẻ trong ngôi làng ở Định Tường rất húng thú và tiến lại gần người nước ngoài.
Hình ảnh cạnh bến phà Rạch Miễu, mọi người đang súng sính đồ mới để đi chơi dịp Tết và năm mới – Đám đông có đứa trẻ mặc áo màu vàng đang chơi “bầu cua cá cọp” ăn tiền
Một con đường song song với bờ sông trưng bày đầy hoa dịp Tết, bên phải là Nhà hàng Chu Long 
Cây cổ thụ nổi tiếng gần nhà hàng ven sông.
Sau đó, một cái cây lớn sau đó đã đổ xuống giết chết một số người.
Nhà thờ chánh tòa Mỹ Tho
Sân bay trực thăng bên cạnh hồ chứa
Những con thuyền neo đậu ở một nhánh sông thuộc địa bàn tỉnh Định Tường
Một trong những nhánh sông ranh với tỉnh Vĩnh Long
Sông Mê Kong và những hoạt động trên sông cùng với những ngôi nhà tạm bợ trên sông
Không nhớ đây là kênh nào nhưng nó là một trong những nhánh sông điển hình của tỉnh Định Tường
Xe tải RMK qua cầu quốc lộ 4, ngày nay nhiều cây cầu đã bị thay đôi hoặc xây mới
Lối tắt di chuyển từ quốc lộ 4 đi Cái Bè
Quốc lộ 4 là con đường giữa Mỹ Tho và Sài Gòn – Hầu hết đều là xe buýt, xe tải, xe máy …. ít ô tô trên đường cao tốc vào năm 1972.
Dọc quốc lộ 4 người ta thường trả lúa để phơi, tuy nhiên điều này lại dễ gây nguy hiểm cho người lưu thông
Đường làng trong những ngày Tết, nên những cụ ống khoác lên mình chiếc áo dài dài khăn đóng rất đều màu.
Người nông dân câu cá ở con ao dọc đường
Phà qua Định Tường đi Vĩnh Long trên Quốc lộ 4
Sông Mekong trong chuyến trở về Mỹ Tho từ Hậu Mỹ. Đồng Tâm bên phải, Mỹ Tho bên trái.
Chiếc không ảnh của quận lỵ Cái Bè, tỉnh Định Tường – vị trí ngã ba sông có một tòa nhà cao màu trắng là Nhà thờ Cái Bè
Sầm Giang (nhìn về hướng Nam), tỉnh Định Tường năm 1972.
Không ảnh Mỹ Tho năm 1972
Tại bến phà Cần Thơ. Quân đội Sư đoàn 7 Quân lực Việt Nam Cộng hòa vào tháng 5 năm 1973
Đánh giá post

Viết một bình luận