Tuyển tập những bức ảnh đẹp về tỉnh Long Xuyên cũ (An Giang) từ 100 năm trước cho đến nay.

Đầu thế kỷ 20, tỉnh lỵ Long Xuyên (tỉnh Long Xuyên cũ, nay là TP Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang) là một trong những đô thị sầm uất nhất của đồng bằng sông Cửu Long.

Cùng xem những hình ảnh tư liệu quý về Long Xuyên do người Pháp thực hiện thập niên 1920.

Bến tàu ở trung tâm tỉnh lỵ Long Xuyên thập niên 1920.

Năm Kỷ Dậu 1789, một đồn nhỏ được thành lập tại vàm rạch Tam Khê[3] được gọi là thủ Đông Xuyên. Đại Nam nhất thống chí tỉnh An Giang chép: “Thủ Đông Xuyên cũ ở đường lạch bờ phía tây Hậu Giang thuộc địa phận huyện Tây Xuyên, đặt từ năm Kỷ Dậu, đầu thời trung hưng [Nguyễn Ánh dựng nghiệp], sau bỏ. Năm Minh Mạng thứ 18 [1837] đặt làm sở thuế quan, nay [năm Tự Đức] bỏ.”[4] Tại vị trí thủ Đông Xuyên rồi sở Đông Xuyên huyện Tây Xuyên (trùng tên với một huyện Đông Xuyên đương thời cũng của tỉnh An Giang nhà Nguyễn), đến thời Tự Đức thành một phố thị với chợ Đông Xuyên năm tại ngã ba rạch Đông Xuyên với sông Hậu Giang. Đến thời Pháp xâm chiếm Nam Kỳ (tức khoảng năm 1863) cái tên chợ Đông Xuyên được biến đổi thành chợ Long Xuyên, trùng với tên một huyện Long Xuyên (nguyên là đất Cà Mau) của tỉnh Hà Tiên đã từng có trước đó. Từ khi Pháp chiếm An Giang năm 1867 đến 1876, họ chia An Giang thành khoảng 5 hạt tham biện, tên Long Xuyên của chợ này được lấy làm tên của hạt tham biện Long Xuyên. Trong khi đó, huyện Long Xuyên Hà Tiên (nay là tỉnh Cà Mau) thì kết thúc tồn tại.

Khu phố thương mại bên chợ Long Xuyên xưa.

Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) lấy đất Tầm Phong Long (được vua Chân Lạp là Nặc Tôn giao cho Việt Nam vào năm 1757 để đền ơn chúa Nguyễn đã trợ giúp lấy lại ngôi vua) cùng với huyện Vĩnh An tỉnh Vĩnh Long, đặt làm tỉnh An Giang với 2 phủ Tuy Biên và phủ Tân Thành. Lỵ sở của tỉnh An Giang đặt tại thành Châu Đốc. Lại cử chức An Hà Tổng đốc, thống lãnh hai tỉnh An Giang và Hà Tiên, lại thành lập hai ty Bố chánh, Án sát… Địa bàn thành phố Long Xuyên ngày nay thuộc huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang thời ấy.[5] thì thành phố Long Xuyên là đất thuộc phủ Tuy Biên. Cho nên sau này (1909), Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca của Nguyễn Liên Phong có câu:

Long Xuyên thuộc phủ Tuy Biên,
Cựu trào có đặt Tây Xuyên huyện đường.

Quang cảnh ở chợ Long Xuyên.
Chợ Long Xuyên, thập niên 1920
Hồ nước ở công viên bên bờ sông Hậu, nay là công viên Nguyễn Du của TP Long Xuyên.

Năm 1876, hạt Long Xuyên được thành lập (chủ hạt là Briere), bắt đầu hình thành khu vực chợ Đông Xuyên tại thôn Mỹ Phước, trung tâm hành chính thuộc thôn Bình Đức

Miếu Băc Đế (còn gọi là chùa Ông Bắc, Quảng Đông tỉnh Hội quán), ngày nay nằm ở trung tâm phường Mỹ Long, TP Long Xuyên.

Năm 1900, tỉnh Long Xuyên được thành lập gồm 3 đơn vị hành chính cấp quận: quận Châu Thành (phần đất thuộc huyện Tây Xuyên cũ), quận Thốt Nốt (phần đất căn bản thuộc huyện Phong Phú, phủ Tuy Biên cũ) và quận Chợ Mới (phần đất căn bản thuộc huyên Đông Xuyên và Vĩnh An của phủ Tân Thành cũ), trong đó có 8 tổng với 54 làng xã.

Một nhà thờ Công giáo ở Long Xuyên xưa.

Năm 1917, địa bàn Long Xuyên hiện nay chỉ có hai làng là Bình Đức và Mỹ Phước, thuộc tổng Định Phước, quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên. Thời Pháp thuộc, làng Mỹ Phước vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Châu Thành và là tỉnh lỵ tỉnh Long Xuyên.

Tiệm cầm đồ do chính quyền thuộc địa quản lý ở Long Xuyên. Một tiệm cầm đồ công cộng, được chính phủ cho phép và kiểm soát, để cho người nghèo vay tiền với lãi suất thấp

Về phía chính quyền Cách mạng, năm 1945 địa bàn thành phố Long Xuyên ngày nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Long Xuyên. Năm 1947, thuộc tỉnh Long Châu Hậu. Đến năm 1950, thuộc tỉnh Long Châu Hà. Năm 1954, tỉnh Long Xuyên được tái lập, địa bàn thành phố Long Xuyên lúc đó trở lại thuộc tỉnh Long Xuyên.

Nhà ăn trong trường học
Buổi học nghề của một trường nữ sinh tại Long Xuyên
Câu lạc bộ giải trí
Trướng nam tiểu học
Cổng Bệnh viện Long Xuyên 1920 – 1929
Toà án tỉnh Long Xuyên
Lối vào chính của bệnh viện tại Long Xuyên
Chân dung các nhân viên tại bệnh viện Long Xuyên, miền Nam Việt Nam.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN để “thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam”. Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên được sáp nhập để thành lập tỉnh mới có tên là tỉnh An Giang. Tỉnh lỵ tỉnh An Giang đặt tại Long Xuyên và vẫn giữ nguyên tên là “Long Xuyên”, về mặt hành chánh thuộc xã Mỹ Phước, quận Châu Thành.

Như vậy, vùng đất Long Xuyên được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh An Giang mới thay cho Châu Đốc trước đó. Thời Việt Nam Cộng hòa, xã Mỹ Phước vẫn tiếp tục vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Châu Thành và là tỉnh lỵ tỉnh An Giang.

Heo nái với đàn con ngủ dưới bóng xe lôi ở Long Xuyên
Quận Huệ Đức, tỉnh An Giang. Tỉnh An Giang từ 1964 đến năm 1975 gồm có 4 quận: Châu Thành, Huệ Đức, Chợ Mới và Thốt Nốt. Tỉnh lỵ là Thị xã Long Xuyên nằm tại quận Châu Thành. Quận Huệ Đức có quận lỵ đặt tại xã Thoại Sơn.

Năm 1957, hai xã Bình Đức và Mỹ Phước được chia ra thành 5 xã là Bình Đức, Mỹ Hòa Hưng, Phước Đức (thuộc tổng Định Thành) và Mỹ Phước, Mỹ Thới (thuộc tổng Định Phước). Năm 1959, xã Phước Đức nhập vào xã Bình Đức và Mỹ Phước. Long Xuyên là tỉnh lỵ của tỉnh An Giang cho đến năm 1975.

AN GIANG 1968 – Lễ hội Phật Giáo Hòa Hảo tại thôn Hòa Hảo, nay là thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân tỉnh An Giang

Phật giáo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm Kỷ Mão 1939, lấy pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia (Tại gia cư sĩ). Tôn giáo này lấy nền tảng là Đạo Phật, kết hợp với những bài sấm kệ do chính Huỳnh Phú Sổ biên soạn. Theo thống kê năm 2019 có khoảng 970.000 (0,60%) tín đồ Phật giáo Hòa Hảo khiến tôn giáo này trở thành tôn giáo có số tín đồ đông thứ 4 tại Việt Nam.

AN GIANG 1968 – Lễ hội Phật Giáo Hòa Hảo tại thôn Hòa Hảo, nay là thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân tỉnh An Giang
5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận