“….Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu…..”
Đây là ca khúc “Rước đèn tháng 8” của nhạc sĩ Đức Quỳnh dưới bút danh là Vân Thanh – tên nhà xuất bản của ông có từ năm 1947. Cứ mỗi độ Trung thu về thì nhạc khúc này lại được ngâm nga khắp làng trên xóm dưới bởi những đứa trẻ thơ. Trẻ em đều rất trông đợi ngày lễ tết này, bởi chúng sẽ được người lớn tặng cho những thứ đồ chơi nho nhỏ, thường là những chiếc đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he,… và được ăn bánh nướng, bánh dẻo hay người ta còn gọi đó là bánh Trung thu. Những bữa cổ được bày biện dưới trăng, gia đình uqay quần bên nhau, ông bà thì ngồi nhâm nhi chút trà bánh, có cả ba mẹ cũng nô nức trò chuyện tâm tình, cùng ngắm nhìn những đứa trẻ nhỏ cầm đèn lon ton khắp sân dưới ánh trăng vàng rực rỡ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích. Tại Trung Quốc và các khu phố người Hoa trên thế giới còn có tổ chức bắn pháo hoa trong ngày này.
Và cũng sắp đến rồi – một mùa Tết Trung thu mới năm 2024…..Mời quý bạn đọc cùng Thời Xưa dành chút thời gian để ngắm nhìn lại loạt ảnh của lễ Trung thu khi xưa:
- Phần lời và sheet nhạc của ca khúc “Bài Tango Cho Em” của nhạc sĩ Lam Phương
- Nhắc đến mẹ là nhớ về quê hương như Hoàng Phương thân thương gọi “Mẹ Gò Công”
- Tìm hiểu thêm về tên gọi thật sự của các địa danh Nam Bộ xưa
- “Đôi Ngã Đôi Ta” (Trần Thiện Thanh)
- “Hạnh phúc quanh đây” – Nỗi đau của người mẹ, người vợ trong cuộc hôn nhân bị phản bội