Quy hoạch Hồ Con Rùa thành Phố Đi Bộ, liệu rằng số phận hồ con rùa có giống như Bùng Binh Bồn Kèn không?

Thời gian qua tôi được biệt Phố Đi Bộ Hồ Con Rùa đang được gấp rút lên phương án để tiến hành thi công trở thành một khu phố đi bộ tương tự như con đường Nguyễn Huệ. Tại phố đi bộ từng có Bùng Binh Bồn Kèn gắn với bao ký ức của người dân Saigon xưa vì quy hoạch phố đi bộ mà đã bị phá bỏ vào năm 2014.

Tôi sợ rằng một mai phố đi bộ Hồ Con Rùa cũng phá vỡ đi nét đẹp đã bị thay đổi nhiều của biểu tượng một thời gắn liền với bao nhiêu thế hệ người dân Saigon xưa và nay.

Phương án thiết kế hai phố đi bộ mới ở Sài Gòn

Phố đi bộ Hồ Con Rùa dự kiến tăng 2.235 m2 mảng xanh, 875 chỗ ngồi, lắp hệ thống mái che vỉa hè; phố đi bộ Nguyễn Thượng Hiền sẽ bố trí thêm bãi giữ xe.

Phối cảnh khu vực phố đi bộ Hồ Con Rùa. Ảnh: UBND quận 3.

Theo Đề án chỉnh trang đô thị của UBND quận 3, hai phố đi bộ Hồ Con Rùa và Nguyễn Thượng Hiền sẽ hoạt động vào ban đêm.

Tại Hồ Con Rùa, dự kiến tăng mảng xanh 230%, tăng chỗ ngồi 250% so với hiện hữu. Các hạng mục kiến trúc trong quần thể hồ có giá trị văn hóa, lịch sử được lắp hệ thống chiếu sáng, nhạc nước mang tính thẩm mỹ để phục vụ người dân. Vỉa hè các đường xung quanh hồ như Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân, Võ Văn Tần sẽ được xây mái che với tổng chiều dài 3.200 m.

Cách đó 2 km, phố đi bộ Nguyễn Thượng Hiền dài gần 600 m, sẽ giới hạn từ vòng xoay Dân Chủ đến đường Nguyễn Đình Chiểu. Với lưu lượng người ước tính 5.500 lượt mỗi ngày, 7.000 lượt cuối tuần, chính quyền quận 3 dự kiến dùng làm hai bãi đỗ xe xung quanh khu đất công tại trụ sở Công an quận 3, diện tích khoảng 2.700 m2. Đường Vườn Chuối và hẻm 416 sẽ được phân luồng giao thông thay thế cho đoạn được trưng dụng làm phố đi bộ.

Phối cảnh mái che trên vỉa hè đường Trần Cao Vân, tiếp giáp với Hồ Con Rùa. Ảnh: UBND quận 3.

Theo ông Phạm Thành Kiên, Bí thư quận 3, mảng xanh tập trung và quảng trường là những hạng mục cần thiết của một đô thị trung tâm nhưng địa phương chưa có. Vì vậy, quận 3 muốn khai thác hai tuyến phố đi bộ nhằm tạo không gian sinh hoạt văn hóa, kết hợp thương mại, dịch vụ để bù đắp sự thiếu hụt này. Hai tuyến phố sẽ góp phần phát triển du lịch, hoạt động kinh tế đêm của quận.

Về vấn đề giao thông, Bí thư quận 3 cho rằng, đề án xây dựng hai phố đi bộ vẫn ở giai đoạn lý thuyết, còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ để tạo sự đồng thuận với người dân, du khách. Quận sẽ phối hợp với các sở, ngành phân luồng giao thông trong những khung giờ ban đêm để không làm ảnh hưởng đến người dân.

“Không chỉ giao thông, chúng tôi sẽ có giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo trật tự theo hướng phát triển bền vững tại hai phố đi bộ này”, ông Kiên nói và cho biết đang hoàn chỉnh đề án, lập phương án thiết kế kiến trúc xin chủ trương thành phố. Chính quyền quận 3 sẽ chờ thẩm định của các sở ngành và lấy ý kiến dân trong vòng ba tháng, sau đó mới thực hiện các thủ tục để khởi công.

Làm việc với quận 3 hôm 26/11, Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP HCM Nguyễn Thanh Nhã đồng tình với kế hoạch chỉnh trang khu vực Hồ Con Rùa và đường Nguyễn Thượng Hiền của quận 3. Tuy nhiên, ông lưu ý khu vực này có các tuyến giao thông huyết mạch là Võ Thị Sáu, Nguyễn Đình Chiểu… nên khi tổ chức các phố đi bộ cần chú ý các điểm giao cắt để tránh gây ùn tắc.

Hồ Con Rùa, vòng xoay giao nhau của các đường Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân và Võ Văn Tần. Ảnh: Hữu Khoa.

Hiện, TP HCM có phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1) hoạt động từ tháng 4/2015, mỗi ngày đón hàng nghìn người đến tham quan, chụp ảnh. Đây cũng là nơi tổ chức các lễ hội đường phố, diễu hành, đường hoa hàng năm và là không gian công cộng lớn nhất thành phố hiện nay.

Cách đó hơn 2 km, phố đi bộ Bùi Viện hoạt động từ tháng 8/2017, cuối tuần đón hơn 1.000 khách tham quan, vui chơi, trong đó nhiều người nước ngoài. Nơi đây tổ chức các hoạt động ẩm thực, âm nhạc đường phố, trò chơi…

Hồi tháng 7, đề án thành lập phố đi bộ ẩm thực, mua sắm của quận theo mô hình kinh tế đêm ở khu vực trước chợ Nguyễn Tri Phương (quận 10) đã được UBND thành phố đồng ý và đã đi vào hoạt động.

Theo Hà An – Vnexpress.

Lịch sử về Bùng binh Hồ Con Rùa ở Sài Gòn

Nguyên thủy ban đầu, tại vị trí Hồ Con Rùa hiện nay, vào năm 1790 là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy). Về sau vua Minh Mạng đổi tên thành cửa Vọng Khuyết. Tuy nhiên sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835) thì vào năm 1837, nhà vua đã cho phá thành Bát Quái và xây dựng một ngôi thành nhỏ hơn mang tên là thành Phụng. Vị trị cửa Khảm Khuyết trở thành một điểm ở ngoài thành và nối thẳng con đường ngoài mặt tây thành xuống bến sông.

Vào năm 1878, tháp nước được xây tại vị trí Hồ Con Rùa ngày nay để cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng gọi là Công trường Tháp Nước (Place de Château d’eau). Tháp xây kiên cố, khá cao, có thang hình xoắn ốc dẫn lên tới đỉnh.

Đến năm 1921 thì tháp nước bị phá bỏ do không còn đủ sức đáp ứng nhu cầu cung cấp nước nữa. Vị trí này trở thành giao lộ như ngày nay, với tên gọi là Công trường Maréchal Joffre (cắt giao lộ là đường Testard – nay là đường Võ Văn Tần – và đường Larclauze – nay là đường Trần Cao Vân).

Công trường Tháp Nước (Place de Château d’eau) thời Pháp thuộc.
Công trường Tháp Nước (Place de Château d’eau) thời Pháp thuộc.

Ngày 11/11/1927, người Pháp đã cho xây dựng tại vị trí này một tượng đài ba binh sĩ Pháp bằng đồng với hồ nước nhỏ để tưởng niệm lính Pháp và lính Đông Dương cнếт trong тнế cнιếɴ thứ nhất. Trong cuộc cнιếɴ тʀᴀɴн này, khoảng 9 vạn người Đông Dương – mà phần đông là người Việt Nam – bị Pháp вắт đưa sang châu Âu để đáɴн ɴнᴀu với Đức hoặc làm việc trong các cơ xưởng quân sự. Công trình này được gọi là công trường Chiến sĩ trận vong hay công trường Ba Hình.

Công trường Chiến sĩ, nơi ngày nay là Hồ con rùa. Ảnh chụp những năm 1950
Công trường Chiến sĩ, nơi ngày nay là Hồ con rùa. Ảnh chụp những năm 1950

Sau đó, công trường này mang tên Thống chế Joffre (1852-1931), người từng cầm quân xâм ʟược nước ta ở Bắc Kỳ. Các tượng đài này tồn tại đến năm 1956, sau khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, thì tượng này cũng bị Chính phủ Việt Nam Cộng hòa phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ. Giao lộ cũng được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ.

Công trường Chiến Sĩ (sau này là Bùng binh Hồ Con Rùa) (ảnh lparkes
Công trường Chiến Sĩ (sau này là Bùng binh Hồ Con Rùa) (ảnh lparkes

Thời điểm xây dựng Hồ Con Rùa chưa được xác định chính xác. Một số tài liệu cho là nó được xây dựng vào năm 1965, vài tài liệu khác thì cho là 1967. Người thiết kế Hồ con Rùa là kiến trúc sư Nguyễn Kỳ. Mẫu thiết kế của ông được chọn trong cuộc thi tìm quy hoạch mới cho địa danh này (Nguyễn Kỳ nay sống tại Sydney, Australia).

Những công trình xoay quanh Hồ Con Rùa

Từ 1970 đến 1974, Hồ Con Rùa thực sự được trùng tu và chỉnh trang trong đó gồm việc dựng thêm và điều chỉnh 5 cột bê tông cao có dạng như một bông hoa nhiều cánh, trên đỉnh là 1 hình tròn to tượng trưng cho đồng xu được hứng bởi những cánh hoa đó, hình ảnh này biểu tượng cho bàn tay xoè ra đón nhận viện trợ. Con rùa được làm bằng lá đồng mỏng, ốp trên khung sườn bằng thép góc và thép lá. Vì vậy không tốn kém mấy về vật liệu và dễ thực hiện. Bia trên lưng rùa một mặt thì khắc câu tri ân các quốc gia đã viện trợ, một mặt khắc tên tất cả các quốc gia này.

Hồ con rùa, hình rùa ngày còn nguyên vẹn. Ảnh Wayne Trucke
Hồ con rùa, hình rùa ngày còn nguyên vẹn. Ảnh Wayne Trucke
Một góc khác toàn cảnh Hồ Con Rùa. Ảnh Wayne Trucke
Một góc khác toàn cảnh Hồ Con Rùa. Ảnh Wayne Trucke

Công trình mới này còn bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100 mét, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm. Vì vậy công trình xây dựng tại vòng xoay hồ con rùa chính là Đài kỷ niệm Viện trợ Quốc tế cho Việt Nam Cộng Hòa tức miền Nam VN trước năm 1975, khi VN còn chia cắt làm 2 phần nam bắc VN.
Sau khi xây dựng xong thì ban đầu khu giao lộ này được đặt tên là Công trường Chiến sĩ Tự do, đến năm 1972 thì đổi tên thành Công trường Quốc tế hay bùng binh Hồ Con Rùa vì dứơi chân có một con rùa đội bia.

Những thiếu nữ ngồi nghỉ mát trên Hồ Con Rùa
Những thiếu nữ ngồi nghỉ mát trên Hồ Con Rùa

Sau năm 1975, các dòng chữ trên tấm bia bị chính quyền mới sơn phủ lên che đi. Đường Duy Tân bị thay tên thành đường Phạm Ngọc Thạch còn đường Trần Quý Cáp đổi thành đường Võ Văn Tần. Vào đầu năm 1976 (hay 1978), tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ, tuy con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen gọi là Hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức.

Trẻ con dạo chơi trên Hồ Con Rùa. Ảnh Wayne Trucke
Trẻ con dạo chơi trên Hồ Con Rùa. Ảnh Wayne Trucke

Khu vực vòng xoay hồ con rùa bao quanh bởi các quán cà phê, là nơi tấp nập về đêm và là một trong những vòng xoay có nhiều cây xanh nhất thành phố Hồ Chí Minh.

Hồ Con Rùa góc đường Duy Tân. Ảnh chụp 1971
Hồ Con Rùa góc đường Duy Tân. Ảnh chụp 1971

Giai thoại Hồ Con Rùa

Theo lời thuật lại của nhà báo ngành Công an Huỳnh Bá Thành (Ba Trung) trong cuốn sách “Vụ án Hồ Con Rùa” (NXB Tuổi Trẻ 1982) thì có các giai thoại truyền miệng kể là vào năm 1967, khi tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã mời một thầy phong thủy người Hoa nổi tiếng đến coi thế đất tại dinh Độc Lập. Người thầy phong thủy này khen vị trí của dinh là vị trí của long mạch, trấn yểm vị trí của đầu rồng[3]. Cũng theo lời thuật trên thì con rồng này đầu tại dinh Độc Lập và đuôi nằm tại vị trí Công trường Chiến sĩ, tuy phát hưng vượng, nhưng do đuôi rồng hay vùng vẫy nên sự nghiệp không bền, vì vậy cần phải cúng yểm bùa bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng không vùng vẫy nữa thì mới giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài. Cũng vì thế, mà theo một số người thì kiến trúc tháp cao giống như hình một thanh gươm (hoặc cây đinh/kim), đóng xuống hồ nước để giữ chặt đuôi rồng, và khuôn viên hồ nước có hình bát quái, bên giữa có hình âm dương.

SAIGON 1971 - Vòng xoay Công trường Quốc Tế (Hồ con rùa). Ảnh Mạnh Hải
SAIGON 1971 – Vòng xoay Công trường Quốc Tế (Hồ con rùa). Ảnh Mạnh Hải

Một số người khác thì lại cho rằng kiến trúc tháp lại giống hình đuôi rồng vươn cao, nhưng có con rùa đè chặt ở phần đầu ngọn. Số khác thì lại cho là nhìn từ trên cao xuống thì toàn thể kiến trúc trông giống như một con rùa. Một số người lại đưa giải thích là sở dĩ làm hình con rùa, vì trong dân gian, con rùa mới đội bia (trên lưng rùa lúc đó -xây dựng khoảng năm 1972- có một bia đá ghi công (Xem hình: 1 và2), và nơi đây được thiết kế như một đài tưởng niệm) và ngụ ý “mang ơn”. Nhưng tất cả cũng chỉ là giả thuyết hay là giai thoại thêu dệt thêm.

Saigon 1967 - Công trường Viện trợ Quốc Tế (Hồ con rùa)
Saigon 1967 – Công trường Viện trợ Quốc Tế (Hồ con rùa)
Hồ con rùa ngày nay
Hồ con rùa ngày nay
Đánh giá post

Viết một bình luận