Ngắm nhìn 200 bức ảnh quý gột tả vẻ đẹp hùng vĩ của Phước Long xưa – Phần cuối

Khi nhắc đến Phước Long, những câu từ của bài hát “Mỗi bước ta đi” dường như văng vẳng trong tâm trí. Đôi lúc tôi hay lẩm bẩm câu hát: “Anh đi về đâu từ Qui Nhơn đến Biên Hòa vượt qua Sông Bé oai hùng về Phước Long xây chiến thắng.” Phước Long cũng là một trong các huyện, tỉnh chịu nhiều đau thương bởi chiến tranh Việt Nam gây ra.

Trước đây, Phước Long được tách ra từ một phần của Biên Hòa và Thủ Dầu Một. Tỉnh lị của Phước Long là Phước Bình. Phước Bình vốn dĩ thuộc quận Bà Rá của Biên Hòa. 

Ngày 10/10/1957, Phước Long được Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Việt Nam Cộng hoa quyết định sẽ được chia thành 3 quận, 17 tổng và 21 xã. Trong đó 3 quận bao gồm: Quận Phước Bình, quận Bù Đốp và quận Phước Hòa. Ngày 19/5/1958, quận Bù Đốp được đổi tên thành quận Bố Đức. Ngày 23/1/1959, một phần của Phước Long tách ra thành tỉnh Phước Thành. Ngày 19/5/1959, Phước Long tổng cộng có 4 quận bao gồm: Phước Bình, Bố Đức, Phước Hòa, Đức Phong. 

Ngày 24/7/1961, quận Phước Hòa được giải thể để thành lập quận Đôn Luân. 4 quận của Phước Long được đổi thành: Quận Bố Đức, Phước Bình, Đức Phong, Đôn Luân.

Sau năm 1975, Phước Long, Bình Long, Bình Dương hợp nhất lại với nhau thành tỉnh Sông Bé. Cuối năm 1996, tỉnh Sông bé tách ra thành 2 tỉnh Bình Phước và Bình Dương. Tỉnh Bình Phước bao gồm 2 địa giới là Phước Long cũ và Bình Long. Hiện nay Phước Long chỉ dùng để nói về thị xã Phước Long. Thành phố Đồng Xoài, thị xã Phước Long, huyện Đồng Phú, Bù Đăng, Phú Riềng, Bù Gia Mập, Bù Đốp; một phần của huyện Phú Giáo (Bình Dương) và huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) là địa bàn của tỉnh Phước Long cũ.

Phần cuối của bộ ảnh Phước Long xưa:

Phước Long năm 1963. Khi ấy người dân còn rất nghèo, lại phải chịu cảnh chiến tranh
Lính Mỹ chụp hình cùng người dân Phước Long
Những người dân tại Phước Long xưa
Sự nghèo khổ của Phước Long xưa được thể hiện rõ rệt bên trong tấm hình
Những người phụ nữ dân tộc sinh sống tại Phước Long xưa
Người dân tộc sinh sống tại Phước Long
Những đứa trẻ người dân tộc
Bé gái người dân tộc
Những người dân tộc sinh sống tại Phước Long
Bé gái được đèo bằng chiếc khăn cột qua vai

Bà con tham dự lễ Kỷ niệm Trưng Vương
Binh lính tại Phước Long. Hình chụp năm 1963
Ché rượu. Hình chụp Phước Long năm 1963
Chiến tranh Đồng xoài năm 1965
Chợ Phước Long năm 1963
Chợ Phước Long
Đại úy bác sĩ Marv Godner (bìa phải) thuộc toán cố vấn Mỹ tại tỉnh Phước Long năm 1963
Dưới sự giám sát của các binh sĩ Nam VN, cuộc tản cư bắt đầu. Chiến tranh Đồng Xoài năm 1965
Hàng rào phòng thủ ấp chiến lược
Hàng rào phòng thủ ấp chiến lược
Hàng rào phòng thủ ấp chiến lược
Hàng rào phòng thủ ấp chiến lược
Lễ kỷ niệm Trưng Vương. Ngày 1/3/1963, tức ngày 6 tháng 2 âm lịch năm Quý Mão
Lễ kỷ niệm Trưng Vương. Phía trước Tòa Hành Chánh tỉnh Phước Long, ngày 1/3/1963 tức ngày 6 tháng 2 âm lịch năm Quý Mão
Một anh lính Tây bên cạnh chiếc máy bay trực thăng
Một bé gái 12 tuổi chống gậy tập tễnh bước đi với người hàng xóm băng qua một cái sân ngổn ngang các thứ sau trận chiến để tới một trực thăng di tản. Chiến tranh Đồng Xoài năm 1965
Một buổi biểu diễn văn nghệ tại Phước Long. Hình chụp năm 1963
Một chiếc xe tăng. Hình chụp Phước Long năm 1963
Một người phụ nữ bán cá trong chợ
Một người phụ nữ với gánh hàng bán đồ ăn thức uống
Một tiệm bán bánh mì
Người phụ nữ bán hành, ớt,… trong chợ Phước Long. Hình chụp năm 1963
Những căn nhà lá. Hình chụp tại Phước Long năm 1963
Những người phụ nữ toát lên vẻ đẹp trong tà áo dài trắng thương tha. Hình chụp tại Phước Long năm 1963
Những người phụ nữ trong tà áo dài chiết eo
Phi trường Sông Bé
Phước Long năm 1963
Một người đàn ông sinh sống ở khu vực tỉnh Phước Long xưa
Tỉnh Phước Long xưa, phía xa là núi Bà Rá
Tòa Hành Chánh Phước Long năm 1969 – 1970
Tòa hành chánh Phước Long
Tổng thống Ngô Đình Diệm đến thăm Phước Long năm 1963
Trạm phát thuốc
Trạm y tế Phước Long
Trong hình ta thấy người phụ nữ cầm đồng tiền giấy ngày xưa để mua hàng
Xe tăng, xe ô tô tại Phước Long xưa. Hình chụp năm 1963
Tòa Hành Chánh tỉnh Phước Long
Phước Long năm 1970 còn hoang sơ và dân cư còn chưa đông đúc
Phước Long những năm 1960

 

Đánh giá post

Viết một bình luận