Sự thực về mối liên quan giữa nơi vua Minh Mạng chào đời và Bảo tàng Chứng tích chiến tranh hiện nay

Đăng ngày 21/08/2024

Hiện nay tọa lạc trên đường Sài Gòn đoạn Võ Văn Tần và Lê Quý Đôn quận 3 có một Bảo tàng chứng tích Chiến tranh, là nơi ghi lại dấu tích của chiến tranh xưa cũng như vũ khí từ thô sơ cho đến cận đại của thời chiến tranh loạn lạc. Tuy là đường một chiều nhưng lại đông đúc người qua kẻ lại, xe cộ chen chúc nhau đi trên đường tạo thành khung cảnh vô cùng náo nhiệt. Tương truyền rằng nơi đây từng là nơi vua Minh Mạng được sinh ra vào năm 1791 – chùa Khải Tường.

Tương truyền, Phúc Đảm là một người thông minh, hiếu học và quyết đoán. Sau khi cha mất, ông lên ngôi vua, đổi tên nước thành Đại Nam, trị vì giang sơn từ năm 1820 đến khi ông mất là năm 1840. Về quốc nội, ông lập ra nhiều cải cách. Về quân đội, ông cho xây dựng hùng mạnh. Về đối ngoại, ông vẫn duy trì chính sách Gia Long bế quan tỏa cảng, không giao thương với nước ngoài khiến nền kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật của đất nước không phát triển. Ông còn cho sử dụng vũ lực với các nước láng giềng để khống chế Ai Lao (Lào), đánh Xiêm La (Thái Lan), chiếm vùng Nam Vang (Phnôm Pênh – Campuchia) nhằm mở rộng lãnh thổ. Thế nhưng các cuộc chiến khiến ngân khố duy giảm, không giữ được các vùng vừa đánh chiếm, sau này đã bị Xiêm La lấy lại và chiếm thêm đất. Thế nên mới nói vào thời Minh Mạng, lãnh thổ nước ta tưởng chừng như rất nhiều nhưng cuối cùng lại bị co hẹp lại so với Việt Nam ngày nay. Ngoài ra, ông còn cho tổ chức nhiều cuộc thi để tìm kiếm nhân tài. Tuy nhiên, cũng có nhiều cuộc chiến nổi dậy từ nhân dân ở miền Bắc và cả miền Nam để chống đối triều đình khiến vua phải dẹp loạn cực nhọc. Nói chung, tuy có nhiều hạn chế cũng như chính sách sai lầm, nhưng vua Minh Mạng được đánh giá là vị vua có nhiều thành tích nhất triều Nguyễn.MỐI LIÊN QUAN GIỮA NƠI VUA MINH MẠNG CHÀO ĐỜI VÀ BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH HIỆN NAY

Theo thông tin của sách Biên niên sử Phật giáo Gia Định – Saigon – TP. HCM 1600 – 1992 in ra và phát hành vào năm 2001 cho biết, chùa Khải Tường nằm tại ấp Tân Lộc, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định xưa. Tương truyền vào vào khoảng Giáp Ngọ 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát quyết định tổ chức mở rộng lãnh thổ Đàng Trong (xác định từ sông Gianh vào miền Nam) và muốn nhân dân Đàng Ngoài vào đây để khai phát, mở rộng đất đai. Thiền sư  Phật Ý-Linh Nhạc cũng đi cùng với mọi người, một phần để giúp đỡ dân chúng, một phần cũng để truyền bá đạo Phật cho mọi người. Theo ghi chép của tài liệu, Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc đã quy y ở Chùa Đại Giác thuộc Biên Hòa ngày nay với Hòa thượng Thành Đẳng-Minh Lượng và thuộc thiền phái Lâm Tế tông đời thứ 35.

Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc cùng với một tăng sĩ không rõ tên tuổi kết nghĩa huynh đệ, sau đó cùng nhau đi khái phá rừng, đến một làng là tên là Tân Lộc (cũng có tư liệu khi là làng Hoạt Lộc hoặc là xóm Chợ Đũi) và dựng lên một am nhỏ để thờ Phật. Được mấy năm sau thì vị tăng sĩ kia nói sẽ tách ra để tu hành riêng. Sau này Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc tu bổ am nhỏ đó thành chùa và đặt tên là chùa Từ Ân với ý muốn bá tánh được bình an, hạnh phúc nhờ vào lòng từ bi và ân đức của đức Phật. Còn vị tăng sĩ kia cũng tu bổ am lá thành chùa và đặt tên là chùa Khải Tường với ý nghĩa “mở rộng phước lành cho dân chúng”.

Sau khi nhà sư kia viên tịch, Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc trụ trì cả hai chùa và cả hai đều trở nên nổi tiếng ở vùng Gia Định.

Khi Pháp vào tiến đánh Gia Định, người Pháp gọi chùa Khải Tường là chùa trước và chùa Từ Ân là chùa sau. Đến năm 1788, nội bộ Tây Sơn bị lục đục, nhân cơ hội này Nguyễn Ánh giành lấy thành Gia Định và cũng từ đó, nơi đây trở thành căn cứ, thành trì, trung tâm chính trị của triều nhà Nguyễn. Hai năm sau, khi thành Gia Định đang được xây dựng và tu sửa lại thì những người trong hoàng tộc và quan chức đã đến chùa Từ Ân và Khải Tường để tá túc. Vào năm 1791, nhị phi Trần Thị Đang (tựa là Thuận Thiên Cao Hoàng hậu) đã hạ sinh hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm tại chùa Khải Tường. Có giai thoại kể lại rằng, khi hoàng tử ra đời, có một hiện tượng lạ đã xảy ra, trên trời tỏa ánh hào quang đến 3 ngày 3 đêm. Nhưng đó cũng chỉ là giai thoại được truyền lại từ đời này qua đời khác chứ chưa có tài liệu nào xác thực chuyện này.

Sau khi đất nước được thống nhất, Nguyễn Ánh lên ngôi, nhớ về nơi tá túc xưa liền cho trùng tu lại hai ngôi chùa này và cho người làm tượng A-Di-Đà với chiều cao 2.5m bằng gỗ mít, ngồi trên tòa sen, sơn son thếp vàng để dâng cúng tạ ơn.Lịch sử Bảo tàng Chứng tích chiến tranh

Theo sách Lược Khảo Phật giáo sử Việt Nam của Vân Thanh vào tháng 3 năm 1975 đã viết với nguyên văn như sau: “… chùa Khải Tường, thôn Hoạt Lột, huyện Bình Dương, xây cất năm Tân Hợi (1791), hiện nay nền chùa là Trường Đại học Y Khoa cũ, đường Trần Quý Cáp, do Nguyễn Vương Phúc Ánh kiến tạo để kỷ niệm nơi sinh Hoàng tử Đởm”. Hoàng tử Đởm hay còn gọi là Đảm, là tên chính thức của vua Minh Mạng.

Đến năm 1820, vua Gia Long (Nguyễn Vương Phúc Ánh) tạ thế, vua Minh Mạng (hoàng tử Đảm) lên ngôi. Đến năm 1832, vua Minh Mạng tìm được nơi thân phụ mẫu từng tá túc, cũng là nơi mình được sinh ra nên đã cho người lấy ra từ ngân khố 300 lạng bạc để tu sửa lại ngôi chùa, đặt tên lại là Quốc ấn Khải Tường và cấp ruộng tự điền để có chi phí cúng bái các ngày lễ hội trong năm. Chùa Từ Ân cũng được vua phong Sắc Tứ Từ Ân.

Về quy mô của chùa Khải Tường, khi đi từ ngoài vào trong, bạn sẽ thấy có lầu chuông ba gian hai trái (3 gian chính và 2 phòng nhỏ hơn 2 bên). Hai bên chùa có hành lang dài đi đến Tăng xá và cũng có cấu trúc là ba gian hai chái. Sau khi chùa được tu sửa xong, vua cho mời 20 nhà sư đến và ban cho ruộng lúa để có hoa lợi chăm lo, hương quả cúng bái chùa. Nhờ sự bảo hộ của nhà nước, chùa Khải Tường trở thành nơi truyền bá đạo Phật đến mọi người, nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh.

Sau đó đến năm 1859, Pháp lại chiếm đóng Gia Định, đồng thời các chùa chiềng như Khải Tường, Từ Ân, Kim Chương, Kiểng Phước, Mai Sơn,… cũng bị chiếm đóng và làm nơi để thiết lập quân sự với mục đích đáp trả những đòn tấn công của nhân dân ta. Đại úy thủy quân lục Pháp tên Barbé đã nhận lệnh chiếm chùa Khải Tường, sau đó đem tượng Phật để ngoài sân, đuổi các sư ra khỏi chùa. Đến chiều ngày 7/12/1860, nhân dân ta đã mai phục và giết tên tên đại úy Barbé khi hắn đang đi tuần tra vào ban đêm từ chùa Khải Tường đế đền Hiển Trung (ngã ba Võ Văn Tần, Trần Quốc Thảo ngày nay)

Năm 1867, chùa Khải Tường trở thành trường sư phạm nam, sau đó khoảng 13 năm, chùa bị tháo dỡ và trường đã dời qua cơ sở mới với tên gọi là trường Chasseloup Laubat. Khi tháo dỡ chùa, tấm hoành phi “Quốc ân Khải Tường tự” được đem chuyển về tạm ở chùa Từ Ân (đường Tân Hóa, quận 6 ngày nay) để chùa cất giữ, tượng A-Di-Đà cao 2.5m thì di dời đến nhiều nơi, cuối cùng được đặt ở Viện bảo tàng Quốc gia Sài Gòn (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Tp. HCM ngày nay).Giới thiệu bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Sau một thời gian dài khi chùa bị bỏ hoang, dinh thự riêng dành cho quan chức trong bộ máy cai trị đã được xây dựng trên mảnh đất này. Vào trước năm 1963, dinh được dùng để làm trường đại học Y dược. Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, cố vấn quân sự được các tướng lãnh đạo cho cư trú tại đây. Khoảng từ năm 1975, nơi đây được sử dụng để làm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh cho đến ngày nay.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *