Bộ sưu tập ảnh hiếm về cuộc sống đời thường của Long An ngày xưa

Đăng ngày 21/07/2024

Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam; đây cũng là tỉnh duy nhất của miền Tây nối liền cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo các di chỉ khảo cổ học cho thấy, ngay từ thời cổ đại, Long An đã là địa bàn quan trọng của vương quốc Phù Nam – Chân Lạp. Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá miền Nam, đất Long An thuộc phủ Gia Định. Thời Minh Mạng, đất Long An thuộc tỉnh Gia Định và một phần tỉnh Định Tường. Đầu thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia thành 21 tỉnh, đất Long An nằm trong địa bàn 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Sài Gòn lập tỉnh Long An trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An. Tỉnh lỵ đặt tại Tân An, về mặt hành chánh thuộc xã Bình Lập, quận Châu Thành.Ảnh xưa Long An | Thành phố Tân An | Bến Lức | Đồng Tâm

Ngày 24 tháng 04 năm 1957, tỉnh Long An bao gồm 7 quận như sau:

  • Quận Bến Lức có 2 tổng với 12 xã.
  • Quận Đức Hòa có 2 tổng với 13 xã.
  • Quận Cần Đước có 3 tổng với 16 xã.
  • Quận Cần Giuộc có 4 tổng với 24 xã.
  • Quận Châu Thành có 3 tổng với 15 xã.
  • Quận Thủ Thừa có 2 tổng với 9 xã.
  • Quận Tân Trụ có 2 tổng với 12 xã.

Ghép chung 4 mảnh bản đồ, cho thấy các vùng: Chợ Lớn, Bến Lức, Thủ Thừa, tân An, Mỹ Tho, Cần Giuộc, Cần Đước, Gò Công (mỗi ô vuông trên bản đồ có cạnh là 1 km)

Ngày 3 tháng 10 năm 1957, quận Châu Thành đổi tên thành quận Bình Phước.
Ngày 3 tháng 3 năm 1959, lập quận mới Đức Huệ, gồm 3 xã.
Ngày 7 tháng 2 năm 1963, đổi tên quận Cần Đước thành quận Cần Đức, quận Cần Giuộc thành quận Thanh Đức.

Một góc chợ với đầy các loại hàng hóa, người dân có thể thoải mái lựa chọn và mua sắm.

Ngày 15 tháng 10 năm 1963, tách 2 quận Đức Hòa, Đức Huệ nhập vào tỉnh Hậu Nghĩa.

Ngày 17 tháng 11 năm 1965, đổi tên quận Cần Đức thành quận Cần Đước, quận Thanh Đức thành quận Cần Giuộc như cũ.

Ngày 7 tháng 1 năm 1967, lập mới quận Rạch Kiến, gồm 9 xã

Sau năm 1975, quận Bình Phước đổi về tên cũ là Châu Thành, quận Rạch Kiến giải thể.

Góc khác của chợ Cần Đước, tụ tập khá đông trẻ em cùng quân lính của Mỹ

Một góc chụp khác của chợ Cần Đước ở thị trấn Cần Đước vào năm 1968.Miền cổ tích của một thời thương cảng - Báo Công an Nhân dân điện tử

Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Theo Wikipedia, sông Vàm Cỏ Đông có một số chi lưu trong đó có sông Nhật Tảo. Vào thời nhà Nguyễn, sông Vàm Cỏ Đông mang tên là sông Quang Hóa vì chảy qua gần lỵ sở và cắt ngang chính giữa huyện Quang Hóa, phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định thời nhà Nguyễn (vùng đất nay là các huyện Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng,… tỉnh Tây Ninh).