Khám phá Kiên Giang ngày xưa qua bộ sưu tập những bức ảnh đẹp nhất ở Hà Tiên, Phú Quốc, Rạch Giá – Phần 1

Kiên Giang được nhiều người biết đến là một trong những vùng đất văn hóa và du lịch nổi tiếng bậc nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cho đến tận ngày nay, Kiên Giang vẫn giữ được những nét đẹp hoài cổ và còn được biết đến rộng rãi qua những danh lam thắng cảnh như Hòn Phụ Tử, đảo Phú Quốc,…

Bản đồ RẠCH GIÁ năm 1969
Hình ảnh những cây dừa tại Hòn Phụ Tử, Hà Tiên
Khung cảnh nhà cửa, cây cối xung quanh một con sông ở Hà Tiên ngày xưa
Phong cảnh thuyền bè trên một dòng sông ở Hà Tiên ngày xưa
Thuyền bè trên một dòng sông ở Hà Tiên xưa
Một dòng sông ở Hà Tiên
Thuyền bè trên sông tại một làng chày ở Hà Tiên xưa
Quang cảnh nhà cửa, cây cối tại một vùng nông thôn ở Hà Tiên xưa
Hòn Phụ Tử, Hà Tiên. Hình dáng Hòn Phụ Tử gồm hai khối đá dính liền nhau đứng trên một bệ đá có chiều cao khoảng 5 m so với mặt biển. Trong đó, “hòn phụ” cao khoảng 33,6 m và “hòn tử” cao khoảng 30 m. Từ lâu, Hòn Phụ Tử trở thành điểm thu hút du khách đứng đầu của Kiên Giang. Nhiều nhà hàng, khách sạn xuất hiện tại đây dày đặc để phục vụ nhu cầu vui chơi, ăn uống và nghỉ ngơi cho du khách. Tuy nhiên, sự cố thiên nhiên xảy ra vào ngày 9-8-2006 đã khiến cho “hòn phụ” nặng khoảng 1.000 tấn bị gãy đổ xuống biển, chỉ còn trơ lại “hòn tử” nằm chơ vơ giữa biển khơi.
Một tấm poster du lịch Việt-Nam Rạch-Giá
Một tấm postcard về bãi biển ở Hà Tiên năm 1964
Tấm postcard Hòn Phụ Tử – Hà Tiên năm 1964
Bản đồ Thị xã RẠCH GIÁ 1969. Bên trái là chú thích tên các con đường được đánh số trên bản đồ. Bên phải là chú thích các công trình kiến trúc.
Không ảnh Đông Dương thập niên 1930 – Rạch Giá
Đồng bằng sông Cửu Long 1968 – Rạch Giá – Đường Phan Thanh Giản. Khung cảnh dòng người tấp nập và các cửa tiệm dọc trên một con sông ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, 1968 – Ảnh của Carl Mydans
Cổng Châu Thành Rạch Giá hay còn được gọi là Cổng Tam Quan ( Cổng Tam Quan là công trình kiến trúc được xây dựng chắn ngang đường Nguyễn Trung Trực tại ngã tư Nguyễn Trung Trực – Lạc Hồng thuộc thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Cổng có từ thời Pháp thuộc. Công trình được thiếp kế theo phong cách truyền thống Việt Nam gồm ba ô cửa (tam quan) hình vòng cung. Trước đây, cổng Tam quan được xây dựng với vai trò như một cổng làng khi vào Rạch Giá từ phía các huyện. Khi đó Rạch Giá vẫn chưa là một đơn vị hành chính độc lập mà vẫn thuộc huyện Châu Thành. Ngày nay, Cổng Tam quan tại Rạch Giá đã được sơn mới lại nhiều lần, được lắp đặt thêm hệ thống đèn chiếu để sử dụng vào ban đêm)
Dòng người nhộn nhịp ở bến xe buýt Rạch Giá – Hà Tiên
Tàu cập cảng ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, 1968 – Ảnh của Carl Mydans. Bến tàu đi Phú Quốc cạnh cổng sân vận động. Các hải thuyền thuộc Duyên đoàn 41 Hải quân VNCH, chiếc bìa trái có ụ súng Đại liên 12 ly 7.
Rạch Giá 1968 – Ảnh được chụp bởi Carl Mydans – Bến tàu đi Phú Quốc, bìa phải là cổng của Sân Vận Động ở phía giáp biển
Đồng bằng sông Cửu Long 1968 – Rạch Giá. Ảnh chụp dãy phố người Hoa trên đường Phan Thanh Giản, hai nhà sàn phía bên phải là chợ Cá đồng và chợ Cá biển nằm phía trước mặt chính chợ Rạch Giá (nơi có tháp củ hành). Giữa hai chợ cá là Cầu quay Bưu Điện (thời Pháp cầu có một đoạn ngắn quay lên được cho ghe thuyền qua lại, và ở phía đầu cầu bên kia là nhà Bưu Điện)
Hình ảnh một người phụ nữ gánh rau ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, 1968 – Ảnh của Carl Mydans
Hình ảnh một người đàn ông ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, năm 1968 – Ảnh của Carl Mydans
Hình ảnh một người bán dưa hấu ở phố chợ Rạch Giá nằm cạnh cầu Sông Kiên
Một người phụ nữ bán rau ở Rạch Giá
Người bán hàng rong ở chợ Rạch Giá
Những người bán hàng rong trong dịp Tết Mậu Thân 1968 ở chợ Rạch Giá – Ảnh của Carl Mydans
Những người bán hàng rong ở chợ Rạch Giá. Hình được chụp từ chợ, đóng trái màu đen gọi là trái ô môi, phía xa là cầu Sông Kiên.
Hai người phụ nữ bán khoai ở chợ Rạch Giá ngày xưa – Ảnh được chụp bởi Carl Mydans
Người bán dưa hấu ở chợ Rạch Giá ngày xưa
Bán trái cây ở chợ Rạch Giá xưa – Ảnh chụp bởi Carl Mydans
Những gánh bán hàng ở chợ Rạch Giá xưa
Quang cảnh trên một con đường ở Phú Quốc ngày xưa
Những đứa trẻ đứng cạnh biển quảng cáo chào đón du khách tại Đảo Phú Quốc – Ảnh của Francois Sully
Bảng hiệu trên một con đường ở Phú Quốc
Những đứa trẻ và sạp phơi cá ở Phú Quốc
Phơi khô cá trên khay tại một ngôi làng ven biển đảo Phú Quốc, Việt Nam.
Xe ngựa và những chàng trai tại một làng ở Hà Tiên xưa
Phòng khám bệnh ở Hà Tiên, thập niên 1920s
Trẻ em tại một trường sơ cấp ở Hà Tiên, thập niên 1920s
Cảnh đào kênh Chắc Băng ở Cà Mau (Tên khác: kênh xáng Vĩnh Thuận). Chắc Băng là một con kênh huyền thoại ở vùng U Minh Hạ, thuộc hai huyện: Thới Bình của tỉnh Cà Mau và Vĩnh Thuận của tỉnh Kiên Giang. Kênh Chắc Băng dài hơn 40km nối liền từ ngã ba sông Trẹm đến đầu Vàm Chắc Băng ra sông Cái Lớn. Đây là con kênh thông thương giữa vùng U Minh Hạ và U Minh Thượng.
Đào kênh Rạch Giá – Hà Tiên bằng máy xáng
Phú Quốc – Một trong những nơi sản xuất nước mắm chính
Nạo vét kênh ở Nam Kỳ, tỉnh Rạch Giá
Hình ảnh một người lính đang băng qua một cây cầu bị gãy. Cây cầu này nối thành phố ven biển Rạch Giá, trên Vịnh Thái Lan ở phía tây đồng bằng sông Cửu Long với Sài Gòn
Những người lính Việt Nam bám vào phần còn lại của một cây cầu thép khi họ chờ ghe để đưa qua một con kênh thuộc đồng bằng sông Cửu Long ở tỉnh Kiên Giang phía Tây Nam Sài Gòn
Trại Tù binh Chiến tranh Phú Quốc. 1973 – Cảnh Trại tù binh Phú Quốc lúc chiều tối với đèn chiếu sáng an ninh.
Trại tù binh Phú Quốc – Hàng rào kẽm gai bảo vệ xung quanh trại kỷ luật.
Trại tù binh Phú Quốc lúc chiều tối với đèn chiếu sáng an ninh.
Trại tù binh Phú Quốc lúc chiều xuống
Đánh giá post

Viết một bình luận