Lê Uyên Phương là nghệ danh của đôi uyên ương nhạc sĩ Lê Minh Lập và ca sĩ Lê Uyên. Khác với những sáng tác trước năm 1975, hầu hết các sáng tác của Lê Uyên Phương đều viết về cuộc tình của chính mình, những đắm đuối mê say và đắng cay, nức nở mang theo nỗi đớn đau dai dẳng là những chất liệu tạo nên linh hồn của sáng tác Lê Minh Uyên. Sinh ra thời chiến tranh, sống giữa một cuộc chiến dài, nơi mà sinh mệnh con người mong manh như ngọn cỏ cây thì tình yêu cũng trở nên quá đỗi mỏng manh vô thường. Những người trẻ trong thế hệ ấy, và chính xác hơn là cặp đôi Lê Uyên và Phương đã phải , đấu tranh trong vũng lầy thế hệ, họ muốn vượt qua mọi trắc trở để có thể được bên nhau, để được tự do bên nhau. Đó cũng chính là nguồn cảm hứng mà Lê Uyên Phương đã viết nên nhạc khúc “Vũng lầy của chúng ta”, một nhạc khúc mang đậm hơi thể của tình nhân, nồng nàn và cháy bỏng của tình yêu tuổi trẻ trước những lo âu, sợ hãi nếu ngày sau không còn thấy nhau.
“Vũng lầy của chúng ta” ra đời trong thời điểm nhạc sĩ Lê Uyên Phương phải yêu xa cùng Lê Uyên. Mỗi tuần ông chỉ có thể tranh thủ đi xe đò từ Đà Lạt lên Sài Gòn để gặp cô người yêu, sau đó lại quay về Đà Lạt để tiếp tục dạy học. Những đắm đuối mê say của tình yêu, phút giây bên nhau ngắn ngủi nên bài hát mang hơi thở của một tình cuồng si lại vội vàng.
Theo em xuống phố trưa nay đang còn chất ngất cơn say
Theo em bước xuống cơn đau, bên ngoài nắng đã lên mau
Cho nhau hết những mê say, cho nhau hết cả chua cay
Cho nhau chất hết thơ ngây, trên cánh môi say
Trên những đôi tay, trên ngón chân bước về tình buồn, tình buồn
Mở đầu bài hát là hình ảnh hai người đang cùng nhau xuống phố, dù buổi ban trưa nhưng lại “chất ngất cơn say” “theo em bước xuống cơn đau”, câu hát mang theo những lời từ ướt át của một cuộc tình nồng cháy, những ái ân của tình nồng đến khi ban trưa khi “bên ngoài nắng đã lên mau” họ mới cùng nhau bước ra phố. Trong cơn loạn của tình ái, họ đi trên phố mà như còn say còn đau sau khi “cho nhau hết những mê say, cho nhau hết cả chua cay”. Họ dành tất cả mê say với người mình yêu, giây phút bên nhau có thể trút bỏ mọi chua cay của những ngày xa vắng nhau. Họ đến bên nhau “cho nhau chất hết thơ ngây, trên cánh môi say/Trên những đôi tay, trên ngón chân bước về tình buồn tình buồn”. Câu hát tình nồng đủ ướt át để thể hiện nỗi niềm đam mê và đắm say của tình yêu nhưng vẫn thanh tao giữ vẻ đẹp của áng thơ ca. Bài hát là sự hòa hợp và trộn lẫn giữ chất thơ lãng mạn với né tả thực gợi tình, tất cả dung hòa làm nên một “chất” rất riêng của nhạc khúc này.
Yêu nhau giữa đám rong rêu, theo dòng nước cuốn lêu bêu
Đi qua những phố thênh thang, đi qua với trái tim khan
Ði qua phố bước lang thang, đi qua với trái tim khan
Phải chăng là thời trẻ sinh ra trong loạn lạc nên họ luôn vùng vẫy, luôn cố gắng thoát khỏi những định kiến xã hội mà đến với nhau. Họ đi tìm một tình yêu nồng cháy giữa cô học trò Lê Uyên, dù phải uống thuốc ngủ tự tử chỉ để chứng minh cho tình yêu của mình và người thầy Lê Uyên Phương. Tình yêu của họ gặp muôn vàn trắc trở của định kiến và ngăn cấm, nhưng họ vẫn cố gắng vươn lên và tìn “yêu nhau giữa đám rong rêu, theo dòng nước cuốn lêu bêu”. Họ đã dùng chính nghị lực và tình yêu cao cả của mình để minh chứng cũng như để được yêu nhau giữa “rong rêu”, giữa cuộc đời cứ cuốn lêu bêu. Họ đã phải đi qua rất nhiều chong gai, trải qua rất nhiều khó khăn “đi qua những phố thênh thang, đi qua với trái tim khan” để mới có thể được bên nhau. Nên giây phút hai trái tim yêu được gặp gỡ, tình yêu thăng hoa và cháy bỏng. Mối tình nồng cháy và lao vào nhau của đôi tình nhân trẻ sau những thăng trầm như một nút thắt được mở ra cho cuộc sống hạnh phúc ấy.
Theo em xuống phố trưa mai đang còn nhức mỏi đôi vai
Theo em bước xuống cơn đau, bên ngoài nắng đã lên mau
Cho nhau hết những mê say, cho nhau hết cả chua cay
Cho nhau chất hết thơ ngây, trên cánh môi say
Trên những đôi tay, trên ngón chân bước về tình buồn, tình buồn
Anh theo em xuống phố khi buổi trưa nắng đã lên mau, ta cùng chung bước đi về nơi phố xá đông vui. Ta đi cùng nhau bất chấp đôi vai còn nhức mỏi, mặc kệ mỗi bước đi vẫn còn đau, ta vẫn sẽ đi cùng nhau. Ta bên nhau cho hết những mê say, dùng những phút giây hạnh phúc cùng nhau mà trả hết chua cay của chia xa.
Qua đi, qua đi dứt cơn mê
Tình buồn chồng chất lê thê
Qua đi, qua đi dứt cơn say
Tình này tình rồi thay
Qua hết cơn mê, qua hết cơn say của tình nồng ta lại trở về của những ngày tháng tình buồn. Là khi anh phải về lại Đà Lạt kịp lớp dạy, là khi em vẫn ở lại chốn Sài Gòn này mà không có anh bên cạnh. Chúng ta lại tiếp tục những tháng ngày gần nhau thì ít mà chia xa thì nhiều. “Xa nhau một khắc tựa ba thu”, với những nhiều yêu nhau, họ chỉ mong muốn có thể luôn gần bên nhau, nên dù chia cắt một khắc cũng thấy lòng nhơ sthuowng tựa ba thu. Chính vì hoàn cảnh yêu xa, đôi tình nhân trẻ ấy như hai con thiêu thân lao vào chốn tình ái.
Ta sống trong vũng lầy
Một ngày vùi dần, còn vùi sâu, còn vùi sâu
Trong ngao ngán không dứt hết cơn ê chề
Ta sống trong vũng lầy
Một ngày vùi dần, còn vùi sâu, còn vùi sâu
Trong ngao ngán không dứt hết một, một lần đau.
Ta cứ sống những tháng ngày bên nhau trong “vũng lầy” ngày một vùi sâu. “Một ngày vùi dần, còn vùi sâu, còn vùi sâu/Trong ngán không dứt hết cơn ê chề”, một ngày “vùi dần” qua mau, ngày dài sắp khép lại nhưng đôi ta vẫn cứ sống trong vũng lầy, vẫn muốn “còn vùi sâu, còn vùi sâu” trong “ngao ngán” “không dứt cơn ê chề”. Lời ca ướt át tình yêu lại được thể hiện một cách rất thơ. Rất nhiều ca sĩ hát nhạc khúc này, nhưng chỉ có duy nhất ca sĩ Lê Uyên và Phương trình bày nhạc khúc này thành công nhất. Với chất giọng nhẹ nhàng như là hơi thở, như thật sự mệt nhoài bên cạnh giọng hát thổn thức, nức nở rất và hát đệm của Lê Uyên Phương ta mới cảm hết cái hồn của nhạc khúc ấy.
“Vũng lầy của chúng ta” một nhạc khúc như rã rời như mệt mỏi của tình ái nhưng vẫn đắm say và ngất ngây hương tình của tuổi trẻ. Bài hát ấy thành công bởi chính chất riêng của Lê Uyên Phương, một chất riêng không phải viết vì đời, cũng không phải viết vì người mà chỉ viết cho chính mình, viết cho đôi tình nhân trẻ đang ngất say hương tình.
- “Tình Đầu Muôn Thuở” của nhạc sĩ Lam Phương – “Mối Tình Ban Sơ – Mối Tình Như Mơ”
- Chuyện đời Quách Đàm: Từ trẻ mồ côi đến tỷ phú lúa gạo giàu kếch xù Sài Gòn Chợ Lớn xưa
- Chuyện về bánh bao Cả Cần nổi tiếng ở Sài Gòn
- Những hàng cây xanh của Sài Gòn ngày xưa.
- Tuyển tập 70 bức ảnh đẹp nhất về Chợ Hoa Tết trên đường Nguyễn Huệ