Nhạc sĩ Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng. Ông sinh ra tại Hà Nội, cùng tuổi với nhạc sĩ Nhật Bằng, hai người là đôi bạn thân từ nhỏ, cùng nhau lớn lên nơi đất Hà Tây lãng mạn. Ông rất giỏi khi đỗ Tú tài 2 Pháp từ khi 16 tuổi và niềm đam mê ca hát theo ông ngay từ nhỏ. Ông ra đi vào năm 1999, trước khi về với lòng đất, người nhạc sĩ tài hoa ấy đã để lại cho nền âm nhạc Việt Nam nhiều tuyệt phẩm.
Năm 1948, ông đánh dấu cuộc đời nghệ thuật của mình bằng một tác phẩm nổi tiếng – cũng chính là tác phẩm làm nên tên tuổi của cố nhạc sĩ Văn Phụng – Chính là bài “Ô! Mê ly”. Ngoài ra phải kể đến những tác phẩm: “Các anh đi” – “Trăng sáng vườn chè” viết nào năm 1952, “Tiếng hát với cung đàn” viết vào năm 1954. Kế đó là hàng loạt các ca khúc được ra đời và cũng được khán giả nhiệt liệt chào đón “Tiếng dương cầm”, “Ghé bến Sài Gòn”, “Bức họa đồng quê”, “Mưa”,…và đặc biệt nhạc phẩm “Suối tóc” do chính Thy Vân viết lời, ông đã sáng tác bài hát này để dành tặng cho người vợ thân yêu của mình là Châu Hà.
Còn một bài hát mà ông đã sáng tác và dành tặng bài hát đó cho chính bản thân mình, và cũng muốn gửi đến tất cả đồng nghiệp của mình về hướng đi mà mình đã chọn – Chính là con đường làm nghệ thuật, mang tiếng hát vui cho đời – Bài hát “VUI ĐỜI NGHỆ SĨ”.
“VUI ĐỜI NGHỆ SĨ” nói về niềm vui của những người làm nghệ thuật, sáng tác nhạc, ca hát phục vụ khán thính giả,…Cố nhạc sĩ Văn Phụng mong muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả khán thính giả đã yêu thích các nhạc phẩm của ông. Ông làm nhạc trong một thế hoàn toàn vui vẻ, phóng khoáng, không hề có bất kỳ điều gì ràng buộc, viết nhạc giúp ông vui vẻ, giúp ông cùng mọi người có thêm niềm tin trong cuộc sống nhiều cơ cực này.
Lời bài hát của ca khúc “VUI ĐỜI NGHỆ SĨ” – Văn Phụng:
Cầm tay ta hát, hát khúc ca yêu đời cho người vui.
Với tình ta chan chứa, bao la trong bước đi trên đường đời.
Ơ kìa chàng thi sĩ đang miên man đi tìm bao vần thơ.
Ơ kìa nàng ca sĩ đang say sưa cung đàn cho đời mơ.
Tính tính tang tang tình lời thơ và ý nhạc
Thắm thiết gieo cho người một ý niệm yêu đời
Còn chi vui hơn đời nghệ sĩ chúng ta?
Nguồn vui phơi phới trên đôi môi xinh hồng bên ngàn hoa.
Chứ dù mưa hay nắng ta vui ca bên nhau bao lời thơ.
…ca bên nhau bao lời thơ
Ca vui ca vui bên nhau bao lời thơ
Ca vui ca vui bên nhau bao lời thơ cho đời mơ.
Âm nhạc là một phần trong cuộc sống của chúng ta, dù là quá khứ, hiện tại hay cả tương lai, có lẽ sẽ chẳng ai có thể sống mà thiếu đi tiếng đàn, câu ca. Với mọi lứa tuổi, âm nhạc có thể sẽ khác nhau, nhưng có duy nhất một điểm chung chính là mọi người đều chìm đắm trong từng câu từ, trong từng giai điệu. “Cầm tay ta hát, hát khúc ca yêu đời cho người vui” – Hát ca không chỉ giúp bản thân ta thêm vui vẻ, mà còn giúp người nghe được thoải mái, thư giãn.
Âm nhạc không phải tự nhiên mà có, để có được tuyệt phẩm trường tồn theo thời gian đòi hỏi người nhạc sĩ phải sáng tạo trong từng tác phẩm của mình. Điều thành công của người nghệ sĩ hay người nhạc sĩ, chính là đứa con tinh thần của mình được chào đón nồng nhiệt bởi người nghe và tuyệt vời hơn là có ai đó say sưa ngâm nga khúc hát của mình.
“Ơ kìa chàng thi sĩ đang miên man đi tìm bao vần thơ – Ơ kìa nàng ca sĩ đang say sưa cung đàn cho đời mơ – Tính tính tang tang tình lời thơ và ý nhạc” – Một bài hát hay và nổi tiếng, được sự chào đơn của người yêu nhạc không đơn thuần là có giai điệu thu hút hay là ca từ ý nghĩa. Mà nó còn phụ thuộc vào cảm xúc mà bài hát đó muốn truyền tải đến người nghe thế nào.
Cuộc đời người nghệ sĩ nhiều thăng trầm, phải trải qua bao nhiêu câu chuyện buồn vui, mới có thể cho ra đời những tác phẩm đi sâu vào lòng người như vậy. Đúng! Dù mỗi ngành nghề đều có một niềm vui riêng, nhưng nghề nào có thể vui tươi rạng rỡ như cuộc đời người nghệ sĩ? “Nguồn vui phơi phới trên đôi môi xinh hồng bên ngàn hoa – Chứ dù mưa hay nắng ta vui ca bên nhau bao lời thơ.” Ánh mắt luôn chứa đựng niềm vui, trên môi luôn nở nụ cười, niềm vui luôn phơi phới trong lòng những con người bất tử ấy. Sao gọi là bất tử, vì những đứa con tinh thần của họ không bao giờ chết, luôn bất tử với thời gian. Dù có mưa to hay nắng gắt, dù thu sang đông tới, thì người nghệ sĩ vẫn có thể vui vẻ mà cất lên ngàn lời ca để tự làm vui bản thân, hay làm vui người họ yêu thương.
“Ca vui ca vui bên nhau bao lời thơ – Ca vui ca vui bên nhau bao lời thơ cho đời mơ.” – Những câu hát, cất lên hòa hợp với giai điệu nhanh chóng, trẻ trung. Dù đã ra đi, nhưng tên tuổi của cố nhạc sĩ Văn Phụng vẫn in sâu vào tâm trí, có một vị trí vững chắc trong tim của những người yêu nhạc và yêu thích nhạc sĩ Văn Phụng. Âm thầm và lặng lẽ, cố nhạc sĩ đã góp một phần to lớn vào nền âm nhạc Việt Nam nói chung và nền Tân nhạc miền Nam Việt Nam, làm phong phú kho tàng bài hát, giúp cuộc đời thêm nhiều niềm vui