Tâm trạng của người nhạc sĩ cho cuộc tình ngang trái, lỡ làng qua bài hát “Cho người tình lỡ”

Hoàng Nguyên là một nhạc sĩ tên tuổi, tác giả của các ca khúc nổi danh như Ai lên xứ hoa đào, Cho người tình lỡ. Ông tên thật là Cao Cự Phúc, sinh 03/01/1930 tại Diễn Châu- Nghệ An. Lúc nhỏ ông theo học trường Quốc học Huế. Đầu thập niên 1950, Hoàng Nguyên có tham gia kháng chiến nhưng rồi từ bỏ quay về thành phố. Năm 1952, ông tìm về vùng Đà Lạt trăng mờ trú ngụ. Tại đây Hoàng Nguyên hành nghề dạy học cho trường trung học tư thục Tân Dân. Hoàng Nguyên mặc dù thời kỳ này còn trẻ tuổi nhưng lại là một thầy giáo rất đạo mạo, có đời sống nội tâm rất phong phú.

Nhạc Phẩm “Đường nào lên thiên thai” được ông sáng tác vào thời kỳ này được khán giả vùng Đà Lạt rất ưa chuộng và thích nghe. Năm 1956, trong một đợт ʟùɴԍ ʙắт ở Đà Lạt, do trong nhà có bản Tiến Quân Ca của nhạc sĩ Văn Cao, người mà ông rất ái mộ,ông đã bị вắт νà đàу ra Côn Đảo năm 1957. Ở Côn Sơn, thiên tình sử của Hoàng Nguyên mở đầu với cảnh tình éo le và tan tác. Như đã viết ở trên, Là một người tài hoa, иɢườι тù Hoàng Nguyên được vị Chỉ Huy Trưởng đảo Côn Sơn mến chuộng, nên đã đưa ông về tư thất dạy nhạc và viết văn cho ái nữ của ông tên H năm ấy 19 tuổi. Giữa cảnh núi sông vắng vẻ, đìu hiu hai tâm hồn cô đơn gặp nhau ( một người là tù nhân, một người là ái nữ chúa đảo). Mối tình hai người ngày càng mãnh liệt, trăng ngàn sóng biển đá là môi trường cho tình yêu ngang trái nảy nở. Và con gái Chúa Đảo мᴀɴԍ тнᴀι, mối tình bị phát giác. Để giữ thể thống cho gia đình, vị Chúa Đảo đã giữ kín chuyện này, ông trả tự do cho Hoang Nguyên trở về đất liền. Nhưng phải hứa khi được thả tự do về đất liền một thời gian ngắn Hoàng Nguyên phải quay lại cưới con gái ông. Nhưng cánh chim  bằng yêu chuộng sự tự do và nghệ thuật, Hoàng Nguyên không dám trở lại hải đảo để làm rể ở một nơi rất thiếu tình người đó. Và cuộc sống ở Sài Gòn bận rộn đã khiến Hoàng Nguyên thất hứa với người phụ nữ đã có con với mình. Nhưng sau một thời gian, Hoàng Nguyên lại liên lạc lại với con gái Chúa Đảo nhưng lại không thể hàn gắn được quan hệ nên ông quay trở lại Sài Gòn và lấy vợ khác còn thiếu phụ con Chúa Đảo lại tạo lập cuộc sống mới với người đàn ông khác, nên Hoàng Nguyên đã sáng tác ca khúc Cho người tình lỡ để tiếc nhớ về mối tình này.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Giao Linh thâu thanh trước 1975

Khóc mà chi, yêu thương qua rồi

Than mà chi, có ngăn được xót xa

Tiếc mà chi, những phút bên người

Thương mà chi, nhắc chi chuyện đã qua

Tác giả Hoàng Nguyên đã nhắc mình “khóc”, than, tiếc, thương mà chi” khi chuyện đã qua, yêu thương xa rồi, đừng vướng bận gì nữa. Dường như cũng như tự an ủi mình.Dù có tiếc có thương hay là có khóc than gì thì chuyện yêu thương ngày hôm qua cũng đã trở thành dĩ vãng xa xăm, không thể nào níu kéo được nữa. Giọng văn an ủi nhưng vẫn nghe được sự xót xa sâu thẳm trong đó. “Khóc mà chi, yêu thương qua rồi/Than mà chi, có ngăn được xót xa”.

Anh giờ đây như là chim

Rã rời cánh biết bay phương trời nào

Em giờ đây như cành hoa

Trót tả tơi đón đưa ngọn gió nào

Tác giả tự ví mình như loài chim, không biết bay về phương trời nào, tác giả cũng ví cô gái như là hoa, rồi cũng sẽ vướng vào một ngọn gió, ý nói rồi cô cũng sẽ có một người đàn ông nào khác chăm sóc, nâng niu mà không phải là ông.Cách ví von thể hiện một tâm trạng rất xót xa. Sau cơn bão tố, mỗi người đã ở một phương trời xa thăm thẳm. Anh như cánh chim rã rời bay lạc hướng, không biết nơi nào là bến bờ. Còn em là cánh hoa đã trót bị tả tơi chỉ sau một đêm vàng son rã rời. Đoạn nhạc khúc ”Cho người tình lỡ” đã thể hiện nỗi tâm trạng sâu lắng của tác giả cho mối tình của chính mình.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Trường Vũ thâu thanh trước 1975

Mình nào ngờ, tình rơi như lá rơi

Người tình đầy, vòng tay ôm quá lơi

Để giờ này một người khóc đêm thâu,

Một người nén cơn đau nghe mưa mà cúi đầu.

Ngày mình bên nhau, khi tình vẫn còn thắm thiết, nhưng hình như anh đã thoáng cảm nhận được vòng tay buông lơi nên khi chỉ qua một vài con giống gió thì đã dễ dàng buông tay nhau để cách xa nghìn trùng. Anh khóc từng đêm thâu, anh nghe tiếng mưa như rớt vào tận trong cõi lòng lạnh giá của mình, gục đầu cố nén cơn đau và nghe tiếng lá rơi nhẹ ngoài hiên như tình mình đã rớt rụng. “Tình rơi như lá rơi/ Người tình đầy, vòng tay ôm quá lơi” nghe sao mà ám ảnh, buồn thương “Một người nén cơn đau nghe mưa mà phải cúi đầu”.

Thế là hết, nước trôi qua cầu

Đã chìm sâu những tháng ngày đắm mê

Thôi đành quên, những tiếng yêu đầu

Những lời yêu ấy nay đã quá xa.

Nẻo đường cũ giăng đầy mưa

Khuất mù lối khiến nên tình đành lỡ

Ta giờ đây như rừng thu

Nắng liệm với chiếc lá vàng cuối mùa.

Tác giả nhìn lại quãng đường đã qua, nhìn lại những tháng ngày mà mình còn ở bên nhau thì “ nước trôi qua cầu” “đã chìm sâu những tháng ngày đắm mê” “lời yêu đã quá xa” chỉ còn lại “nẻo đường cũ giăng đầy mưa”.Mưa giăng mù lối nên “ tình đành lỡ”. Phải chăng màn mưa đó chính là những trái ngang đã chia cách đôi tình nhân trong cuộc tình ngang trái, lỡ làng này. Lối sáng tác của tác giả thật tinh tế. ”Ta giờ đây như rừng thu” nằm lịm chết như chiếc lá cuối mùa đang đợi chờ phút giây linh hiển. Và con gái Chúa Đảo đẹp, quyến rũ ngất ngây bào con tim và cả chàng văn sĩ tài hoa, định mệnh trớ trêu chỉ còn lại ảo ảnh, ngang trái và bi thương.


Cho người tình lỡ – dù là một chuyện tình đã lỡ những cái con người nhân văn của nhạc sĩ luôn luôn nặng trĩu trong từng lời thơ, ý nhạc. Âm nhạc mới mẻ, nhịp điệu dạt dào, để lại tâm tình càng sâu nặng sau bao yêu thương đau khổ. Bài hát có giá trị cao được chọn thu vào đĩa 45 vòng do Hãng đĩa Tình ca quê hương sản xuất và được ca sĩ Thanh Lan hát cùng bài “Không” của Nguyễn Ánh. Và Cho người tình lỡ  có lẽ cũng là một trong những bản tình ca hay và buồn nhất của nền nhạc Việt lúc bấy giờ.Hoàng Nguyên sáng tác rất nhiều nhạc phẩm, đã một thời vang vọng, nét nhạc lời ca nhẹ nhàng, duyên dáng, trữ tình, đam mê nhưng lại vương vấn đau thương.

Trích lời bài hát Cho Người Tình Lỡ

Khóc mà chi, yêu thương qua rồi
Than mà chi, có ngăn được xót xa
Tiếc mà chi, những phút bên người
Thương mà chi, nhắc chi chuyện đã qua

Anh giờ đây như là chim
Rã rời cánh biết bay phương trời nào
Em giờ đây như cành hoa
Trót tả tơi đón đưa ngọn gió nào.

Đ.K:
Mình nào ngờ, tình rơi như lá rơi.
Người tình đầy, vòng tay ôm quá lơi.
Để giờ này một người khóc đêm thâu,
Một người nén cơn đau nghe mưa mà cúi đầu.

Thế là hết, nước trôi qua cầu
Đã chìm sâu những thánh ngày đắm mê
Thôi đành quên, những tiếng yêu đầu
Những lời yêu ấy nay đã quá xa.

Nẻo đường cũ giăng đầy mưa
Khuất mù lối khiến nên tình đành lỡ
Ta giờ đây như rừng thu
Nắng liệm với chiếc lá vàng cuối mùa.

Đánh giá post

Viết một bình luận