Rạo rực không khí TẾT trong bài ca “Đón Xuân” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Không gian mùa Xuân luôn là không khí nhộn nhịp, gây cho mọi người cảm giác nôn nao, chờ đợi. Mỗi người đều có một cảm xúc riêng. Các ca khúc hát về chủ đề mùa Xuân như sẻ chia, như nói hộ tiếng lòng, nói lên những rung động dạt dào mà đằm thắm của mỗi người con Việt Nam.

Cứ mỗi năm tết đến xuân về, nhà nhà sẽ đều náo nhiệt hòa chung không khí náo nức của đất nước và cùng hòa vang giai điệu du dương của bài hát “Happy New Year”. Đây là bài hát mà hầu hết ai cũng sẽ nghe thấy vào không gian Tết, nhưng nó có hay thế nào, có tuyệt vời ra sau,….thì nó cũng chỉ là một bài hát….nước ngoài, Tết Việt Nam thì vẫn phải có bản sắc riêng của dân ta chứ.

Những ca khúc hát về mùa Xuân đầu tiên, không thể không nhắc đến là “Xuân và tuổi trẻ” của nhạc sĩ La Hối, “Mộng chiều Xuân” của nhạc sĩ Ngọc Bích, “Bến Xuân” và “Mùa Xuân đầu tiên” của nhạc sĩ Văn Cao,….Mỗi người nhạc sĩ đều có một phong cách riêng để cảm nhận không khí mùa Xuân, và với nhạc sĩ Phạm Đình Chương – Ông cũng có cảm nhận riêng về mùa Xuân qua bài hát “ĐÓN XUÂN”.

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Nhạc khúc “ĐÓN XUÂN” được sáng tác vào mùa Xuân năm 1952, ca khúc vừa ra đời đã trở nên nổi tiếng bởi giai điệu bắt tai cùng các dùng từ mới lạ. Cảm nhận về mùa Xuân của Phạm Đình Chương vô cùng đặc sắc, ông không chỉ cảm nhận mùa xuân về bằng thị giác, bằng xúc giác, mà còn có cả thính giác nữa – “Ta nghe gió về đang thiết tha như muôn tiếng đàn”.

Ca khúc “ĐÓN XUÂN” được viết theo âm thể Trưởng, nhịp phách rất đơn giản những vẫn có thể dễ dàng truyền đạt được niềm vui của mùa Xuân đến với mọi người, mọi đồng bào trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Bằng những ca từ vui vẻ, yêu đời, nhạc sĩ đã truyền tải đến người nghe những thông điệp tích cực trong cuộc sống, không chỉ có mùa Xuân con người mới có niềm vui, mà niềm vui sẽ đến một lúc chỉ cần chúng ta lạc quan.

“Xuân đã đến rồi, gieo rắc ngàn hồn hoa xuống đời
Vui trong bình minh, muôn loài chim hát vang mọi nơi
Đem trong tiếng cười, cho kiếp người tình thương đắm đuối
Ánh xuân đem vui với đời….”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do danh ca Thái Thanh trình bày.

Bằng những cảm nhận tinh tế của một con người có tâm tư âm nhạc sâu sắc, ông thấy rằng khi mùa Xuân đến, xuân như gieo vào đời, vào lòng mỗi người những mầm hoa tươi đẹp – :Xuân đã đến rồi, gieo rắc ngàn hồn hoa xuống đời…:” và với ông không khí của cuộc đời lúc này, dường như khác hẳn “Vui trong bình minh, muôn loài chim hát vang mọi nơi, đem trong tiếng cười, cho kiếp người tình thương đắm đuối, ánh xuân đem vui với đời…”. Mùa Xuân như đại diện cho một mùa của sự yêu thương, mùa của sự mừng vui, thảnh thơi và hưởng thụ cuộc đời. Mỗi khi Tết đến, Xuân về thì mọi người sẽ cố gắng để dẹp bỏ mọi phiền muộn trong cuộc sống đầy bộn bề chỉ để mong muốn những niềm vui trọn vẹn, những điều may mắn trong tương lai.

Vậy chỉ cần lòng người có mùa Xuân, thì cuộc sống lúc nào cũng vui vẻ và hạnh phúc, mọi người sẽ chờ đợi ngày mới như chờ đợi mùa Xuân về, sống lạc quan mỗi ngày như Xuân gieo mầm sống cho mỗi chúng ta.

“…Kìa trong vạt nắng
Mạch xuân tràn dâng
Khóm hoa nhẹ rung
môi cười thẹn thùng
cùng bao nguồn sáng.

Bướm say duyên lành
Thắm tô trời xanh
Bầy chim tung cánh
Hát vui đón mừng mùa nắng tươi lan.

Ta nghe gió về đang thiết tha,
Như muôn tiếng đàn
Xuân dâng niềm vui
cho ngày xanh không hoen lời than
Sầu thương xóa mờ
Tình yêu đời càng thêm chan chứa
Khát khao xuân tươi thái hòa….”

Trong câu từ bài hát của Phạm Đình Chương, ông gây cho người nghe có cảm giác thật khác người. Với ông mọi vật đều có cảm nhận, cảm xúc đầy đủ như một con người: khóm hoa nhẹ cười thẹn thùng, bướm say duyên lành, bầy chim tung cánh đón xuân, gió thiết tha đón xuân như tiếng đàn réo rắt,…..Nói sao nhỉ? Với ông, mọi vật đều có cảm xúc, đều vui khi đón xuân vậy thì lý do gì mà con người chẳng thể vui tươi khi mừng Xuân? Cảnh vật có thật sự biết vui buồn hay chỉ do con người tưởng tượng ra? Có thể cảnh vật cũng biết vui,  giống như gió nhẹ nhẹ làm lay động từng tán lá,….nhưng cũng có thể do con người nhân cách hóa chúng lên để cuộc sống thêm phần sinh động. Nhưng có thể khẳng định một điều rằng, khi Tết đến Xuân về, mọi người, mọi vật đều vui, đều hân hoan chào đón. Dù có đau thương, dù có sầu lụy thế nào, thì khi được sắc Xuân chiếu rọi, mọi thứ đau buồn cũng bị xóa mờ, cũng đều tan biến, chỉ còn lại màu sắc tươi vui của mùa xuân thái hòa.

Thái hòa có nghĩa là thái bình, là hòa bình. Nhạc khúc “ĐÓN XUÂN” được sáng tác vào thời điểm đất nước vẫn còn chìm trong chiến chinh, nên sâu trong lòng của tác giả, ông luôn mong muốn bản thân, đồng đội, người thân, bạn bè hay mỗi người dân trên đất nước Việt Nam đều có thể đón chào một mùa xuân trong hòa bình đích thực. Đó là hòa bình trong tâm hồn, hòa bình trong xã hội, hòa bình trên khắp nước nhà, và không gì đẹp bằng một mùa Xuân hòa bình.

Cùng đón chúa Xuân
Đang giáng xuống trần
Thế gian lắng nghe tình xuân nồng
Kiếp hoa hết phay đời hương phấn

Nào ai hững hờ
Xuân vẫn ngóng chờ
Tới đây nắm tay cùng ca múa
Hát vang đón xuân của tuổi thơ…..”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do ca sĩ Như Quỳnh trình bày.

Trong thời điểm đó, không dễ dàng gì để có một ngày vui vẻ, thư thái, nhưng ít nhất những ngày Tết là những ngày vui thật sự, mọi người cùng một nhịp Xuân. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã kêu gọi mọi người cùng hòa nhịp cho mùa Xuân trọn vẹn – “Nào ai hững hờ, xuân vẫn ngóng chờ”. Không cần kiêng kỵ, không cần suy nghĩ, cũng chẳng cần lo toan, mọi người, không phần biệt trẻ con hay người già, không phân biệt kẻ giàu người nghèo – Hãy thật sảng khoái lên, hãy vui lên để đón một cái Tết hạnh phúc.

Thật tuyệt vời! Hãy đón chào một mùa Xuân thật hạnh phúc, mọi chuyện đã qua thì cứ để nó qua đi, mọi chuyện chưa tới thì cứ để nó tới, cứ vui tươi ở hiện tại, tương lai sẽ tốt thôi. Nên đừng lãng phí một mùa Xuân bên người thân, đừng lãng phí những tình Xuân dào dạt, hãy mở rộng cửa để đón chào Nàng Xuân đến với mọi nhà nhé!

Đánh giá post

Viết một bình luận