Nhạc sĩ Hồng Vân tên thật là Trần Công Quý, đến nay vẫn chưa rõ thân thế cũng như năm sinh và năm mất của ông. Bút danh Hồng Vân là ông lấy tên thật người vợ của ông. Còn vợ của ông lại lấy bút danh là Như Phy trong một số tác phẩm như “Hai đứa nghèo”, “người mang tâm sự”, “đường tình”…Nhiều tác phẩm của ông được ký tên là Hồng Vân – Trần Qúy. Ngoài ra ở một số ca khúc khác ông còn sử dụng bút danh là Dạ Lan Thanh.
Năm 1954, ông và gia đình di cư vào Nam sinh sống tại Đà Lạt. Khoảng thập niên 1960, ông vào Sài Gòn lập nghiệp bằng công việc sáng tác, viết nhạc. Ngoài ra, ông còn mở thêm lớp nhạc Hồng Vân tại số 16/47 Trần Bình Trọng, Chợ Quán do ông trực tiếp dạy nhạc lý và Trung Chỉnh luyện hát. Đã có rất nhiều ca sĩ nổi tiếng bước ra từ lớp học của ông như: Giao Linh, Trường Thanh, Thủy Tiên, Thanh Hương, Tuyết Linh… Ông còn làm trưởng ban nhạc Thời Trang của Đài Truyền Hình Việt Nam, ban Hồng Hà trên đài Phát Thanh Sài Gòn và điều khiển nghệ thuật cho hãng địa lớn Continental. Ông cũng chính là tác giả nổi tiếng của ca khúc “Đồi thông hai mộ” và rất nhiều tác phẩm đình đám khác trước năm 1975. Cho đến nay ca khúc vẫn được rất nhiều người nghe và trình diễn.
Một ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hồng Vân đó là “Nước cuốn hoa trôi” kể về lời ước hẹn bên bờ suối, nhưng không trọn vẹn đến cuối cùng một người dứt áo ra đi bên tình duyên mới còn một người ở lại ôm trọn nỗi đau vào lòng. Liệu có công bằng cho cả hai chăng?
“Người con gái năm ấy thường hay ra hái hoa bên bờ suối.
Rồi nâng niu thả hoa trên dòng nước đứng trông theo mà buồn.
Để rồi đây nước chảy hoa trôi, hoa úa màu tim vỡ thôi.
Cuộc đời hoa thoáng như làn gió bay phớt ngang trên mặt hồ…”
Năm ấy người con gái thường ra bờ suối hái hoa rồi nâng niu thả hoa trên dòng nước đứng trông theo mà buồn. Để rồi khi nước chảy hoa trôi, chẳng còn gì hóa úa màu tim vỡ thôi. Cuộc đời thấp thoáng như làn gió nhẹ nhàng bay phấp phới ngang qua mặt hồ.
“…Một chàng trai không biết từ đâu sang đến đây quen người ấy.
Thường hẹn nhau ước mơ bên bờ suối dưới đêm trăng lạnh đầy.
Rồi một hôm mắc bận về xa anh lỗi hẹn không đến đây.
Để nàng mong đứng bên bờ suối ôm nhớ thương mang đầy lòng..”
Khi một chàng trai không biết đến từ đâu sang đến đây quen được người ấy, đôi tình nhân thường hẹn nhau ra bờ suối để cảm nhận những tâm tư, trao nhau những ước mơ, lời hẹn. Để rồi nàng mong ngóng đứng bên bờ suối cùng với những kí ức, niềm thương nhớ nặng trĩu trong lòng.
“…Sau hay tin rằng pháo cưới nhuộm đường đi
Là ngày người yêu vui say duyên tình mới
Lời thề một đêm trăng xưa bên bờ suối
Đã cuốn theo làn gió…”
Tình yêu nào rồi cũng đến giây phút chia ly, nhưng điều quan trọng là mấy ai vượt qua được. Hay tin rằng “pháo cưới nhuộm đường đi” là ngày người yêu say vui bên duyên tình mới, lời thề ước xưa kia bên bờ suối, liệu có ai còn nhớ hay là đã cuốn theo làn gió, vô định trong không trung.
“…Khi yêu nhau ước cùng mong nhưng ai giữ được không?
Thề chi khiến tủi lòng nhau.
Đêm tân hôn có người vui nhưng riêng nàng khóc
Mà trăng thì cười…”
Khi yêu nhau thì cùng nhau thề nguyện bên nhau mãi mãi nhưng liệu có ai giữ được trọn vẹn lời hứa. Thề chi khiến tủi lòng nhau, đêm tân hôn một người vui nhưng riêng nàng lại ôm trọn trái tim khóc nức nở, trớ trêu trăng lại cười.
“Người con gái năm ấy thường hay ra hái hoa bên bờ suối.
Rồi nâng niu thả hoa trên dòng nước đứng trông theo mà buồn.
Kể từ khi vắng mặt chàng trai không thấy nàng ra hái hoa.
Rồi về sau mới hay nàng đã thôi hái hoa đi đầu Phật…”
Người con gái năm tháng ấy vẫn thường ra bờ suối hái những bông hoa bên bờ suối, cô nhẹ nhàng nâng niu, thả nhẹ những cánh hoa trên dòng nước, lặng lẽ đứng trông theo mà buồn. Kể từ khi vắng mặt chàng trai không thấy nàng ra hái hoa nữa, sau này mới hay tin nàng đã thôi hái hoa bên bờ suối và đi đầu Phật. Thật tiếc nuối cho tình yêu của cô gái năm ấy, cô đã lặng lẽ yêu, lặng lẽ hy sinh, lặng lẽ nhớ mong. Nhưng đến cuối cùng cô lại nhận về một cái kết đắng cay.
Ca khúc “Nước cuốn hoa trôi” của nhạc sĩ Hồng Vân mang một giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng thể hiện được chân thật hình ảnh cô gái hái hoa bên bờ suối đã từng có mối tình sâu nặng nhưng đến cuối cùng chỉ còn lại một mình cô cùng nỗi nhớ nhung, sầu muộn. Ca khúc là một bài hát khá là hay nhưng lại ít người biết tới. Và ca sĩ Như Quỳnh – giọng ca huyền thoại đã thể hiện rất thành công ca khúc này. Ca sĩ Như Quỳnh dù đứng yên hay múa hát đều đạt đến những cảnh giới tuyệt mỹ, hoàn hảo nhất. Cô ca sĩ này cũng được rất nhiều các trung tâm tin tưởng dàn dựng các tiết mục lớn để trình diễn.
- Sự tích những tên gọi lạ đời của Saigon từ xưa đến nay- Phần 1: Thị Nghè, Thủ Thiêm, DaKao .v.v.
- “Hoa Vẫn Nở Trên Đường Quê Hương” (Phạm Thế Mỹ)
- Cha vợ vua Minh Mạng và vụ án tham nhũng chấn động Sài Gòn xưa
- Kỷ niệm về xe máy Simson – Những chiếc “siêu xe huyền thoại” thời bao cấp
- Nhạc sĩ Trúc Phương – “Ông Hoàng Nhạc Bolero” và ca khúc “Thư Gửi Người Miền Xa” ( Viết Thư Tình)