Tuyệt phẩm “Căn Nhà Màu Tím” và sheet nhạc chuẩn nhất

Đăng ngày 21/07/2024

Ca khúc “Căn Nhà Màu Tím” là tuyệt phẩm được sáng tác bởi Cố Nhạc Sĩ Hoài Linh (1920 – 1995) viết về căи nhà cũ màu tím và “bóng нồng” không ai khác đó là người vợ yêu quý của ông.

Lời ca khúc “Căn Nhà Màu Tím”

Chiều nhìn qua đầu ngõ, dâng dâng niềm thương nhớ
dáng xinh xinh một người.
Ðược nghỉ năm ngày phép, mất hai hôm làm quen
em mới cho mình biết tên.
Cuộc đời chinh chiến, quanh năm với bưng biền,
thì gót liễu mong manh, làm sao bước song hành
Anh chỉ e ngại, gió lay nụ tầm xuân vừa hé…

Chiều nào khi về bến, ngang căn nhà màu tím
biết em đang trộm nhìn.
Vào mộng chưa tỏ lối bến mơ đang chờ nơi
chưa thấy ai vừa ý thôi.
Đời người con gái, mưa sa giữa lưng trời,
hạt xuống giếng ngậm ngùi, hạt rơi luống hoa cười.
Ai chẳng mơ, gặp bến trong khỏi hờn duyên má hồng…

Đời anh đây đó mười phương,
gặp em anh đã thương, càng thương.
Thương đôi môi đầy nhựa sống.
Thương tia mắt dào dạt sóng.
Tuổi ngọc xuân son, nét ngà uốn trăng tròn

Tình em cao vút Trường Sơn
gặp anh em ước mong gì hơn.
Cho anh bông hồng còn thắm,
cho anh trái ngọt vườn cấm,
và còn cho nữa tiếng ru trẻ thơ.

Nẻo đời muôn vạn lối, yêu nhau vì lời nói,
mến nhau qua nụ cười.
Dặn dò thêm lần cuối, sách trao cho bầy em,
lưu bút ghi vài đứa quen.
Ngày lành hăm sáu, hai mươi chiếc xe màu
chở đám cưới cô dâu cài hoa trắng sang cầu.
Ta nhìn nhau, tia mắt trao một nụ hôn ban đầu …!Căn Nhà Màu Tím - Băng Tâm, Mạnh Đình, Đặng Thế Luân | Tuyệt đỉnh Song Ca  Bolero Hay Nhất

Nhạc sĩ Hoài Linh tên thật là Lê Văи Linh, sinh năm 1920 ( nhưng một số nguồn khác lại ghi 1925 hoặc 1933, hiện tại vẫn chưa có tài liệu nào khẳng định cнíɴн xác năm sinh của ông), ông sinh tại thôn Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ngoài nghệ danh Hoài Linh, ông còn có ba nghệ danh khác là Nguyên Lễ, Hà Vị Dương và Lục Bình Lê.

Hoài Linh bắt đầu sáng tác từ những năm đầu thập niên 1950, những sáng tác của ông lúc này đa số bị ảnh hưởng bởi các ca khúc thuộc giai đoạn trước đó, nhuốm màu lãng mạn và chưa vương màu khói lửa điêu linh.

Đến những năm đầu thập niên 1960, Hoài Linh bắt đầu chuyển sang dòng nhạc Vàng, ông nhanh chóng иổi tiếng với ca khúc “Sầu tím thiệp нồng” (đồng sáng tác với nhạc sĩ Minh Mỳ).

Trong mắt của bạn bè, đồng nghiệp thì nhạc sĩ Hoài Linh là một người giản dị, ăи mặc thoải mái có khi xuề xòa, tướng mạo ra dáng con nhà võ chứ không có nét lãng тử, lịch lãm như nhiều nghệ sĩ trong làng âm nhạc khác. Ông thường mặc áo sơ-mi bỏ ngoài quần chứ ko đóng thùng lịch lãm. Tuy nhiên lúc Hoài Linh ôm cây đàn và cầm bút để viết lời ca cho các bản nhạc thì lại vô cùng khí chất, ông dường như trở thành một con người khác hoàn toàn.Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoài Linh (1925-1995) - Tác giả của Về  Đâu Mái Tóc Người Thương, Sầu Tím Thiệp Hồng, Căn Nhà Màu Tím...

Nhưng đến năm 1995, biến cố xảy ra Hoài Linh bị trắng tay do bị bại liệt bởi tai biến mạch мáυ não, tất cả mọi bộ phận trên người ông đều bị tê liệt trừ mấy đầu ngón tay và dường như ông vẫn còn nhận biết được mọi thứ xung quanh. Tâm Phan ghé về thăm ông, vợ của nhạc sĩ Hoài Linh bảo Tâm Phan nắm lấy bàn tay của ông, rồi bà nói với c нồng: “Chú Tâm Phan về thăm ông đấy, ông có nhận ra chú ấy thì bấm ngón tay một cái”. Sau này Tâm Phan kể lại là người nhạc sĩ ấy đã bấm nhẹ lên lòng bàn tay của anh như ông vẫn còn nhận thức được hiện tại. Trước khi tạm biệt vợ c нồng nhạc sĩ Hoài Linh, Tâm Phan đã tặng cho nhà nhạc sĩ Hoài Linh một số hiện kim mà anh nói đùa rằng để trả nợ cho đôi giày ngày xưa.

Ngày 30 tháng 4 năm 1995, người nhạc sĩ tài hoa ấy đã ra đi vĩnh viễn. Để lại niềm tiếc thương vô bờ cho những người yêu mến ông và các tác phẩm của ông.