Phần lời và sheet nhạc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” chuẩn nhất

Đăng ngày 21/07/2024

Bài hát Nỗi Buồn Hoa Phượng có thể nói là ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Thanh Sơn, được ông sáng tác vào năm 1963. Theo lời của chính tác giả thì bài này nó đặt biệt hơn những sáng tác khác của ông, ở chỗ là chỉ trong vòng 2 tiếng mà tác giả đã viết xong từ phần lời đến nhạc. Hôm đó, ông đi làm về khuya khoảng 10h30 tối, trời lúc đó nóng nực do vào tháng hạn cho nên tác giả đem cái ghế ra ngoài sân ngồi hóng mát. Thì cái ngẫu hứng sáng tác bài Nỗi Buồn Hoa Phượng nó đến, đến một cách bất ngờ với ông …. và nhạc sĩ Thanh Sơn liền cắm cúi viết ngay những lời đầu tiên của ca khúc Nỗi Buồn Hoa Phượng, và hoàn thành liền ngay trong đêm đó.QueHuong Not Nhac - Nốt Nhạc: Nỗi Buồn Hoa Phượng - Noi Buon Hoa Phuong / Thanh Sơn - Thanh Son

Lời bài hát “Nỗi Buồn Hoa Phượng”

Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương
Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi
Phút gần gũi nhau mất rồi
Tạ từ là hết người ơi!

Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng
Biết ai còn nhớ đến ân tình không
Ðường xưa in bóng hai đứa nay đâu
Những chiều hẹn nhau lúc đầu
Giờ như nước trôi qua cầu.

Giã biệt bạn lòng ơi
Thôi nay xa cách rồi
Kỷ niệm mình xin nhớ mãi

Buồn riêng một mình ai
Chờ mong từng đêm gối chiếc
Mối u hoài này ai có hay.

Nếu ai đã từng nhặt hoa thấy buồn
Cảm thông được nỗi vắng xa người thương
Màu hoa phượng thắm như máu con tim
Mỗi lần hè thêm kỷ niệm

Thanh Sơn (1 tháng 5, 1938 – 4 tháng 4, 2012) tên thật Lê Văn Thiện (còn có bút danh khác là Sơn Thảo), là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông được biết đến từ thập niên 1960 với những ca khúc trữ tình nói về tuổi học trò. Khoảng thời gian sau, ông nổi tiếng với các ca khúc về miền Tây Nam Bộ mang âm hưởng dân ca Nam bộ và với dòng nhạc bolero.Hoàn cảnh sáng tác ca khúc "Nỗi Buồn Hoa Phượng" (Thanh Sơn) - "Mỗi lần hè thêm kỷ niệm, người xưa biết đâu mà tìm..."

Ông lớn lên ở Sóc Trăng, với một lòng ưa thích ca hát. Năm 1955, thầy Phấn mất, ông lên Sài Gòn học nhạc với thầy Lê Thương và nuôi ước mơ trở thành ca sĩ. Tại thành phố này, ông đã làm nhiều công việc như làm thuê, ở mướn,… Đến năm 1959, ông đăng ký tham dự cuộc tuyển lựa ca sĩ của Đài phát thanh Sài Gòn, và đoạt giải nhất.

Trở thành ca sĩ, ông mày mò học sáng tác nhạc với cuốn “Để sáng tác một ca khúc” của Hoàng Thi Thơ. Những người giúp đỡ ông trong giai đoạn này có Hoàng Trọng, Nguyễn Hiền, Văn Phụng…

Ca khúc đầu tiên của ông là “Tình học sinh”, ra đời năm 1962, tuy nhiên chẳng được một ai lưu ý. Đến năm sau, “Nỗi buồn hoa phượng” ra đời, trở thành một trong những ca khúc nổi tiếng nhất viết về mùa hè thời đó. Tiếp theo là những ca khúc viết về đề tài học sinh: Ba tháng tạ từ, Màu áo hoa phượng, Lưu bút ngày xanh, Hạ buồn, Ve sầu mùa phượng.., ngoài ra còn có nhạc trữ tình: Nhật ký đời tôi, Trả lại thời gian, Mùa hoa anh đào…, những ca khúc này được nhiều tầng lớp khán giả đón nhận.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nhạc của ông bớt đi thiên hướng trữ tình. Bắt đầu từ thập niên 1990, những ca khúc mang âm hưởng dân ca của ông được đón nhận, gợi mở cho ông một hướng sáng tác mới đó là tiếp tục khai thác chất liệu dân ca Nam Bộ. Nhạc của ông lúc này chú trọng về ca từ, trong bài có nhiều âm sắc, phương ngữ đặc trưng Nam bộ. Nhiều bài hát trong giai đoạn này trở nên rất nổi tiếng như Hình bóng quê nhà, Hành trình trên đất phù sa, Bạc Liêu hoài cổ,…