Phần “người” chân thật của người lính trong nhạc khúc “Kẻ Ở Miền Xa” – Trúc Phương

Đăng ngày 21/07/2024

Người lính qua ánh nhìn của con dân bình thường chỉ là người vì nước mà quên mình, vì quốc gia mà phấn đấu. Còn hình ảnh người lính chiến trường qua ánh nhìn của đồng đội nó lại hoàn toàn khác biệt và lắm nước mắt. Mang trên vai là ѕúиɢ đạи và balo, người chiến sĩ buộc mình vào thế hiểm, không được lơ là, sơ suất, luôn nghiêm trang và cẩn trọng trong suốt quá trình hành quân hay chinh chiến. Nhưng khi buông bỏ gánh nặng ấy, họ cũng chỉ là những con người bình thường, họ cũng có những cảm xúc thông thường như chúng ta, họ có đủ thất tình, lục dục “Hỉ, Nộ, Ái, Ố, Lục, Dục”. Họ cũng biết nhớ thương, biết đau buồn, họ cũng có nước mắt và có cả những khát khao của tuổi thiếu niên. Nhiều nhạc sĩ và thi nhân cũng dành ra nhiều cảm xúc để vẽ nên bức tranh người lính chiến trường, họ có thể là ca ngợi, cũng có thể là đồng cảm, nhưng mấy ai lột tả được chân thật nhất hình ảnh và cả tình cảm của người lính chiến khu thì phải nhắc đến nhạc khúc “KẺ MIỀN XA” của nhạc sĩ Trúc Phương.

Phần “NGƯỜI” Chân Thật Của “KẺ Ở MIỀN XA”

 

Giai điệu đặc biệt, có phần nhẹ nhàng nhưng nhiều hơn là sự day dứt, một thể loại nhạc rất riêng mà không lẫn vào đâu được của cố nhạc sĩ Trúc Phương. Ông tên thật là Nguyễn Thiên Lộc quê ở An Giang, bén duyên cùng âm nhạc có lẽ là vào những năm cuối thập niên 1950 khi bắt đầu học nhạc cùng với nhạc sĩ Trịnh Hưng. Đến năm 1957, Trúc Phương cho ra đời nhạc phẩm đầu tay có tên là “Tình thương mái lá” và “Tình thắm duyên quê”, sau đó là nhiều ca khúc được liên tiếp cho ra mắt. Bản nhạc “Tàu đêm năm cũ” chính là bất hủ của ông được viết vào đầu thập niên 1960. Trúc Phương là người nhạc sĩ nhạc vàng tiêu biểu cho nền âm nhạc của miền Nam Việt Nam từ trước năm 1975. Nhạc của ông hầu hết đều mang âm hưởng của cổ nhạc miền Nam, có phần trầm buồn và day dứt, cũng có đôi chút suy ngẫm cùng phiền muộn trước thời thời kỳ đất nước còn chìm trong chiến tranh kháng chiến và những ưu tư cùng sầu thương cho một mối tình không trọn vẹn của đôi lứa. Nhiều ca khúc được viết bằng giai điệu Bolero đã trở nên bất hủ theo thời gian, dù là ở thời điểm đó hay hiện tại và tương lai, chắc một điều rằng không chỉ người xưa mới yêu thích mà cả một phận người trẻ hiện nay cũng đang chuộng như “24 giờ phép”, “Đôi mắt người xưa”, “Tàu đêm năm cũ”,…..hay ca khúc lấy đi nhiều cảm xúc người nghe “KẺ Ở MIỀN XA”.

Một điều đặc biệt ở bài hát này chính là người lính trong ca khúc đã hoàn toàn rũ bỏ được lớp áo gọi là trách nhiệm, để được một lần sống chân thật với con người của mình. “KẺ Ở MIỀN XA” là một trong những ca khúc nhạc vàng về chủ đề người lính nổi tiếng của cố nhạc sĩ, không chỉ bởi giai điệu đặc trưng mà còn về ý nghĩa của ca khúc. Nó là phần chìm mà hầu hết các nhạc sĩ không hề hoặc ít nhắc đến, qua con mắt của người nhạc sĩ và cũng từng là người lính, Trúc Phương đã nói “trắng” ra phần góc khuất ấy:

“Tôi ở miền xa,

Trời quen đất lạ

Nhiều đông lắm hạ,

Nối tiếp đi qua

Thiếu bóng đàn bà,

Đời không dám tới

Đành viết cho tôi,

nhạc tình sao lắm lời….”

Người lính trong nhạc Nguyễn Văn Ðông (Lê Hữu) | Vinh Danh QLVNCH và Bảo Vệ CỜ VÀNG

Bầu trời có thể nói là chỉ một, ở đâu mà trời không giống nhau, nhưng đất thì khác, đất ở miền xa làm sao quên như đất quê hương, mảnh đất nơi ta được sinh ra và lớn lên. “Nhiều đông lắm hạ” đã cho thấy sự gian truân và khó nhọc nơi những bước chân chiến sĩ đi qua nơi đầu tiền tuyến. Với những người lính suốt ngày sống trong mệt mỏi cùng căng thẳng nhiều hơn là vui tươi và tự do, họ làm gì có mùa xuân ấm áp hay mùa thu lãng mạn nên thơ. Với họ, trong cuộc sống chỉ còn hai mùa duy nhất là sự lạnh lẽo và giá rét khi trời vào đông, cùng với sự khô cằn và bức bối khi trời chuyển hạ. Bước chân lê qua từng mảnh đất không thấy sự sống, đâu đâu cũng toàn là mùi thuốc ѕúиɢ nồng đậm, mùi của sự cнếт chóc cứ quẩn quanh và hoàn toàn thiếu đi bóng dáng của những người phụ nữ. Mọi thứ đều đến tay họ, không có sự chăm chút của người phụ nữ, họ phải tự lo mọi việc, vừa thân vừa nước thì lấy đâu ra thời gian mà nói nên những lời yêu thương phù phiếm hay những câu từ sáo rỗng về chuyện tình yêu. Tác giả đã thực sự mệt mỏi với những điều không chân thực ấy: “Đời không dám tới, đành viết cho tôi nhạc tình sao lắm lời….”

“….Đơn vị thường khi … nằm trên đất giặc

Thèm trong hãi hùng …tiếng hát môi em

Tiếng hát ngọt mềm …Người nâng lính khổ

Viết bởi câu ca …Vì tiền hay thiết tha….”

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Trúc Phương - "Ông hoàng" của nhạc bolero

Bạn có từng nghe câu “Không vào hang cọp sao bắt được cọp con”, bạn suy nghĩ thế nào về câu nói này? Nguy hiểm, sợ hãi, liều lĩnh hay bình thãn? Nó giống như tình cảnh của người lính khi ấy vậy, đôi khi chiến khu lại nằm trên đất giặc, có thể bị phát hiện bất cứ lúc nào, có thể bị ɢιếт cнếт biết bao nhiêu mạng, nhưng họ vẫn chấp nhận. Họ chấp nhận bản thân như một miếng mồi nhử để có thể đánh ɢιếт được quân thù, bao nhiêu sợ hãi, bao nhiêu gian lao mà nhiều người cho rằng không chân thật. Không nằm vào hoàn cảnh ấy, làm sao thấu được sự “ngàn cân treo sợi tóc” trong tính mạng người trai anh hùng.

Thần kinh luôn căng như dây dàn, nhưng lại chợt thèm nghe “tiếng hát môi em”, chìm trong ѕúиɢ đạи lại mong muốn biết là bao nhiêu có tiếng hát ngọt lịm của người em bé nhỏ hậu phương xoa dịu. Có thể lúc này tâm trạng rối bời của người nhạc sĩ, thật sự muốn cùng ca sĩ của mình, bao đến nơi núi rừng cô độc để hát cho người chiến sĩ nghe, một lời ca xuất phát từ con tim chứ chẳng phải vì tiền tài hay danh lợi.

“…..Xin đối diện một lần bên tôi

Cho tôi yêu bằng hình hài đó không thôi

Đến với tôi, hãy đến với tôi

Đừng yêu lính bằng lời…..”

Phải bức xúc thế nào, Trúc Phương mới viết ra những câu từ có phần châm biếm như thế này. Ông lên án, ông bày tỏ cảm xúc tiêu cực với những ai dùng hình ảnh người lính chiến khu để chuộc lợi cho mình, sáng tác nên những lời ca tiếng hát chỉ vì đồng tiền chứ chẳng phải thật tâm yêu thương hay đồng cảm với họ. Ông đã bỏ đi cái “tôi” để xin những người đó hãy tha cho sự mỏi mệt của người lính, đừng trùm lấy họ những sáo ngữ không đúng đắn. Đừng dùng những lời chót lưỡi đầu môi mà miêu tả một hình ảnh không chân thực – “Đừng yêu lính bằng lời”.

“…..Đêm nằm miền xa,

Trời cao đất hạ,

Chợt lên ý lạ,

nên viết văn chương,

góp tiếng hậu phương

Ngoài kia ѕúиɢ иổ

Đốt lửa đêm đen

Tầm đạn thay tiếng em”

“KẺ Ở MIỀN XA” đã mang chúng ta đến với một không gian bảo tàng rộng lớn, nơi đó có chiến sự vẫn chưa hồi kết và những người lính chưa hề được nghỉ ngơi. Hình tượng người chiến sĩ được khắc họa qua dòng nhạc của nhạc sĩ Trúc Phương như được nâng lên một tầm cao mới, nó đẹp hơn, hùng vĩ hơn. Họ dù chỉ góp một phần nhỏ sức mình vào chiến sự to lớn của Tổ quốc nhưng lý tưởng cao đẹp của những người trai hào hùng hiến thân vì Tổ quốc như được thêm nhiều bút màu hơn, đậm nét hơn. Không chỉ ở quá khứ chúng ta mới ngưỡng mộ họ, mà đến thời điểm hiện tại, chúng ta đều luôn biết ơn vì sự chính nghĩa của họ, không phô trương, không rầm rộ mà chỉ có sự thầm lặng của người chiến binh không mỏi mệt.

Ca từ mộc mạc và dễ hiểu nhưng qua giọng hát của ca sĩ Duy Khánh, trước mắt người nghe như hiện lên khung cảnh đau thương như cắt, như xé. Cuộc chiến tranh giành độc lập nhưng lại để lại vô vàn sự xót xa, không chỉ của người lính, người mẹ nơi quê nhà, người em gái nhỏ hậu phương, mà của toàn bộ dân tộc ta. Mấy ai thấu hiểu hết được những suy tư trong lòng người chiến sĩ, mấy ai thấu được nỗi mất mác mà người lính họ phải gánh chịu. Giọng ca của nhạc sĩ Duy Khánh mang đến cho khán giả nghe nhạc những cảm xúc chân thật nhất, như đang đặt mình vào vị trí của những binh chủng quân khu, phá tan cái yên lặng trong một đêm cô đọng của những người ở nơi miền xa xôi.

Chiến tranh đã qua đi, nhưng những bài hát về người lính với đủ thể loại chủ đề luôn được người người truyền tai nhau, nó vẫn được phát trên đài phát thanh mỗi ngày, vẫn đâu đó nơi góc phố nhỏ của những quán cafe,…vẫn vang mãi chưa hề dừng. Mỗi lần nghe thấy, lòng chúng ta lại không giấu được sự tự hào về hình tượng người chiến sĩ Việt Nam đã hào hùng thế nào, đã anh dũng ra sao. Mọi thứ như chưa hề cũ, nó vẫn luôn đọng lại trong tâm trí của người yêu nhạc.

Tôi ở miền xa,
Trời quen đất lạ
Nhiều đông lắm hạ,
Nối tiếp đi qua
Thiếu bóng đàn bà,

Đời không dám tới
Đành viết cho tôi,
nhạc tình sao lắm lời

Đơn vị thường khi … nằm trên đất giặc
Thèm trong hãi hùng …tiếng hát môi em
Tiếng hát ngọt mềm …Người nâng lính khổ
Viết bởi câu ca …Vì tiền hay thiết tha

Xin đối diện một lần bên tôi
Cho tôi yêu bằng hình hài đó không thôi
Đến với tôi, hãy đến với tôi
Đừng yêu lính bằng lời

Đêm nằm miền xa,
Trời cao đất hạ,
Chợt lên ý lạ,
nên viết văn chương,
góp tiếng hậu phương
Ngoài kia ѕúиɢ иổ
Đốt lửa đêm đen
Tầm đạи thay tiếng em