“Người em sầu mộng” là một câu chuyện tình đẹp nhưng mang nhiều tiếc nuối của Lưu Trọng Lư và Phùng Thị Cúc – người phụ nữ Việt Nam nổi tiếng nhất trên toàn thế giới về lĩnh vực nghệ thuật và là một trong số những nhà điêu khắc tài năng nhất trên thế giới vào thế kỷ 20. Nguồn gốc của ca khúc đình đám này là thi phẩm mang tên “Một mùa đông” rất nổi tiếng của thi sĩ Lưu Trọng Lư từ thời tiền chiến.
Mối tình đẹp như tiên đồng ngọc nữ, xứng tầm trai tài gái sắc, họ trải qua muôn ngàn thử thách, khiến cho đôi tình nhân phải nhớ mãi không thôi…
Nhưng rồi điều gì đến cũng sẽ đến, mối tình nên thơ, trữ tình, bao nhiêu mong đợi và nhớ nhung đã ăn sâu vào ruột gan, vào tiềm thức. Biết bao nhiêu lần nàng đã đi vào giấc mơ của thi sĩ đa tình. Và đó cũng chính là nguồn cội của thi phẩm “Một mùa đông”. Bài thơ là một câu chuyện mộng áo chất chứa những nỗi đau chân thật, lột tả được những cảm xúc tình yêu mặn nồng, trái ngang.
Lưu Trọng Lư (1911-1991) sinh ra ở vùng quê Quảng Bình, ông xuất thân nho học tại một gia đình quan lại. Từ nhỏ ông học ở trường tỉnh, sau đó học tại Huế. Nhưng không lâu sau đó, ông bỏ học đi dạy tư, viết văn và làm báo để kiếm sống. Lưu Trọng Lư thuộc thế hệ mở đầu cho phong trào thơ mới. Những sáng tác của ông mang âm hưởng trữ tình, lãng mạn, thanh thoát, giàu nhạc điệu. Ông được độc giả chào đón và đặc biệt thơ của ông đã góp phần mang lại vinh quang cho phong trào thơ mới thời kỳ đầu.
Ca khúc “ Người em sầu mộng” được chính nhạc sĩ Y Vân phổ nhạc và trở thành một trong số những thi phẩm nổi tiếng trong âm nhạc, được ca sĩ Giao Linh thể hiện rất thành công trước năm 1975. Nhạc sĩ Y Vân tên thật là Trần Tấn Hậu sinh năm 1933 tại Hà Nội, còn quê gốc là ở Thanh Hóa. Ông là một nhạc sĩ tiêu biểu của nền Tân Nhạc Việt Nam từ cuối thập niên 1950 đến 1990. Nhiều ca khúc của ông đã trở thành tuyệt tác bất hủ và được rất nhiều ca sĩ nổi tiếng trình diễn. Sự nghiệp sáng tác của ông có khoảng trên 200 tác phẩm. Tác phẩm “Lòng mẹ” cũng là một trong số những tuyệt phẩm tiêu biểu, sâu sắc và thiêng liêng nhất về tình mẹ được ông sáng tác năm 1952. Cho đến ngày nay, ca khúc “Lòng mẹ” vẫn là một bài hát rất quen thuộc đối với người nghe.
“Em là gái trong song cửa
Anh là mây bốn phương trời
Anh theo cánh gió chơi vơi
Em vẫn nằm trong nhung lụa…”
Bà Cúc đã theo học tại trường Thăng Long thuộc thủ đô Hà Nội, trên chuyến tàu chung chuyến với nhà thơ Lưu Trọng Lư – một người bạn của người chị của cô. Trên chuyến tàu đó, họ chưa nói chuyện với nhau, cô chỉ lặng yên ngắm cảnh trên đường còn nhà thơ ngẩn ngơ ngắm dung nhan của người đẹp. Cô được Lưu Trọng Lư tình nguyện đưa về tận nơi chị của cô đang sống vì đây là lần đầu cô đến Hà Nội. Sau khi chào hỏi, dặn dò thì ngại ngùng tạm biệt nhau. Khi vừa rời khỏi căn gác, ra đến đường thì vô tình gặp được thi sĩ Phạm Hầu – một người bạn của nhà thơ khi đang học Cao Đẳng Mỹ Thuật ở Hà Nội. Phạm Hầu mời Lư vào nhà chơi. Khi bước vào căn phòng , mở cửa sổ ra, nhà thơ bỗng giật mình khi nhìn thấy cô gái xinh đẹp mình vừa chia tay ít phút trước đang ở ngay khung cửa sổ căn phòng đối diện. Không một chút đắn đo nhà thơ Lưu Trọng Lưu đã xin người bạn ở lại và tất nhiên với sự hiếu khách Phạm Hầu đã đồng ý ngay. Lưu Trọng Lư vô cùng sung sướng. Nhà thơ cảm giác như đây là mối duyên được ông trời sắp đặt thầm cảm ơn vì điều đó. Vậy là ông được sống trong sự áp nhẹ nhàng của mối tình thơ mộng, trong sáng.
“…Em chỉ là em gái thôi
Người em sầu mộng muôn đời
Tình như tuyết giăng đầu núi
Vằng vặc muôn thu nét tuyệt vời
Ai bảo em là giai nhân
Cho đời anh đau buồn
Ai bảo em ngồi bên song
Cho vướng nợ thi nhân
Ai bảo em là giai nhân
Cho lệ đêm Xuân tràn
Cho tình dâng đầy trước ngõ
Cho mộng tràn gối chăn…”
Trong một tác phẩm lãng mạn, nhẹ nhàng này là chuyện tình hoàn toàn có thật. Sau một khoảng thời gian sống cạnh nhau, tình cảm của hai người cũng có bước phát triển mới. Theo sự sắp đặt của những người bạn, có lần hai người đã đi chơi chùa thầy cùng với một nhóm bạn. Sau một hồi leo núi, nhìn chung quanh không thấy ai, cả hai ngượng ngùng đi cạnh nhau. Trưa đến cả nhóm mới cùng trở lại sân chùa cùng ăn trưa. Một bàn ăn thịnh soạn có cả gà quay và rượu vang Pháp. Cùng chung vui với mọi người Cúc cũng uống chút rượu nho khiến đôi má cô ửng hồng cặp môi nhuốm màu nho chín, vương trên trán vài lọn tóc đen huyền. Mọi thứ dường như tạo thành một hình tượng nghệ thuật say đắm lòng người. “Ai bảo em là giai nhân/ Cho lệ đêm Xuân tràn/ Cho tình dâng đầy trước ngõ/Cho mộng tràn gối chăn…” Lưu Trọng Lưu quả thật đã chìm vào cơn mê đắm trước vẻ ngoài xinh đẹp của nàng. Cả hai đã có một khoảng thời gian nhẹ nhàng bên nhau thật hạnh phúc của thời sinh viên thơ mộng, lứa tuổi ngây ngô, trong sáng.
“…Em chỉ là em gái thôi
Người em sầu mộng muôn đời
Tình như tuyết giăng đầu núi
Vằng vặc muôn thu nét tuyệt vời”
Năm 1946, bà Phùng Thị Cục tốt nghiệp nha khoa tại trường Đại học Y khoa Hà Nội khoá đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Chuyện tình thơ mộng của cả hai cuối cùng cũng đi đến hồi kết, vẫn chỉ là đôi tình nhân giữa nghìn trùng xa cách. Bà Cúc không may bị bệnh và phải sang Pháp điều trị rồi ở lại học tập nghiên cứu. Đến năm 33 tuổi, bà kết hôn cùng với một đồng nghiệp – là Nguyễn Phúc Bửu Điềm ( Cháu 4 đời của ông hoàng Tuy Lý Vương). Sau này vào năm 1975 bà có dịp gặp lại Lưu Trọng Lư khi từ Paris trở về Hà Nội. Cô gái ấy bây giờ đã trở thành một nhà điêu khắc nổi tiếng của thế giới.
Chuyện tình đẹp như mơ của Lưu Trọng Lư và bà Phùng Thị Cúc không trọn vẹn nhưng đã để lại cho chúng ta một tuyệt phẩm bất hủ. Một cuộc tình dang dở khiến nhiều người phải tiếc nuối.
Ca khúc “Người em sầu mộng” của nhạc sĩ Y Vân và Lưu Trọng Lư đã phần nào thể hiện được tình yêu của chàng thi sĩ và nàng thơ xinh đẹp. Đù không trọn vẹn nhưng họ đã có những năm tháng bên nhau thật êm đềm, hạnh phúc và lãng mạn.
Trích lời bài hát Người Em Sầu Mộng
Em là gái trong song cửa
Anh là mây bốn phương trời
Anh theo cánh gió chơi vơi
Em vẫn nằm trong nhung lụa
Em chỉ là em gái thôi
Người em sầu mộng muôn đời
Tình như tuyết giăng đầu núi
Vằng vặcmuôn thu nét tuyệt vời
Ai bảo em là giai nhân
Cho đời anh đau buồn
Ai bảo em ngồi bên song
Cho vương nợ thi nhân
Ai bảo em là giai nhân
Cho lệ đêm Xuân tràn
Cho tình giăng đầy trước ngõ
Cho mộng tràn gối chăn
Em chỉ là em gái thôi
Người em sầu mộng muôn đời
Tình như tuyết giăng đầu núi
Vằng vặc muôn thu nét tuyệt vời
- Ngắm nhìn vẻ đẹp của những ngôi trường lâu đời nhất Sài Gòn: trường La San Taberd, Gia Long, Marie Curie
- “Ai Lên Xứ Hoa Đào” – Khung cảnh bồng lai tiên tử giữa nơi trần tục qua sáng tác của Hoàng Nguyên
- “Mộng Chiều Xuân” – Nhạc khúc mùa xuân nhưng đầy hoài niệm
- Cuộc đời của ca sĩ hải ngoại Như Quỳnh: Từ tuổi thơ bị kỳ thị đến cuộc tình hạnh phúc với giáo sư
- Cuộc đời bạc bẽo như vôi với nhạc phẩm “Hai Bàn Tay Trắng” của nhạc sĩ Vinh Sử