“Nắng Chiều” – Tình khúc khóc thương cho một mối tình không trọn vẹn của chính tác giả Lê Trọng Nguyễn

Đăng ngày 20/07/2024

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn là nhạc sĩ Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975 với những tình khúc lãng mạn, ông nổi tiếng nhất với ca khúc “NẮNG CHIỀU” và đây cũng là nhạc khúc tâm đắt nhất của nhạc sĩ. Ông sinh ra tại Quảng Nam năm 1926, từ nhỏ mất cha, ông sinh sống cùng mẹ và em gái nhỏ. Em gái ông lập gia đình sớm, nhưng chẳng may lại qua đời để lại ba con thơ, ông đã vất vả cùng mẹ nuôi đàn cháu nhỏ. Trước khi ra mắt bài ca “NẮNG CHIỀU” ông vẫn có hoạt động âm nhạc, nhạc phẩm đầu tay của ông được sáng tác vào năm 1946 có tên là “Ngày mai trời lại sáng”. Sáng tác của ông không nhiều, bởi ông không sống chủ yếu bằng việc sáng tác nhạc, nhưng mỗi tác phẩm của ông đều có giá trị nghệ thuật rất cao, ca từ được chau chuốt hoàn hảo, từng giai điệu, từng hình ảnh cũng được chọn lọc rất tinh tế. Trước khi qua đời vì chứng bệnh ung thư phổi, Lê Trọng Nguyễn cũng đã kịp để lại cho nền âm nhạc Việt Nam hàng loạt những sáng tác khác như: “Chiều bên giáo đường”, “Đêm mưa bão”, “Bến giang đầu (Nắng chiều 2)”,…..Ghi chú mới về nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn (Kỳ 4)

Một trong những nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, có thể kể đến là bài hát “NẮNG CHIỀU” – Đây là bản nhạc nổi tiếng hơn cả trong bộ sưu tập bài hát của ông. Bài hát này được sáng tác vào năm 1952, thời điểm đó cố nhạc sĩ vẫn còn đang ở Huế – ông về đấy để ẩn náu, rời xa vùng đất Sài Thành đầy bom bay lửa đạn. Từng ca từ trong bài hát  “NẮNG CHIỀU” là lời tâm sự của tác giả, bao nỗi cô đơn, bao nỗi sầu muộn chẳng biết trút vào đâu nên ông đành gửi nó vào đoạn nhạc. Bài hát chính là câu chuyện tình yêu của Lê Trọng Nguyễn cùng người con gái ông yêu – Cô nàng bí ẩn này chính là con gái của một gia đình Nam triều từ Quy Nhơn đi cư ra Hội An để trú ẩn tránh kháng chiến. Ông yêu cô gái ấy, ông muốn bên cô gái ấy, nhưng tiếc thay, ông trời bất công, cho hai người gặp nhau nhưng sau cùng lại bắt hai người phải chia xa nhau. Năm 1971, đạo diễn Lê Mộng Hoàng cũng “mượn” bài hát này để làm nhạc nền cho bộ phim cùng tên với sự tham gia diễn xuất của diễn viên nổi tiếng Thanh Nga.

“Qua bến nước xưa lá hoa về chiều

Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa

Khi đến cuối thôn chân bước không hồn

Nhớ sao là nhớ bóng người ngày thơ

Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy

Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh

Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm

Má em mầu ngà tóc thề nhẹ vương……”

Buổi đầu tiên hai đứa gặp gỡ nhau là trên cầu bắc “qua bến nước”, lúc ấy hoa lá về chiều tuy có phần ảm đạm, nhưng cô thiếu nữ ấy với dáng hình gầy gầy cùng đôi mắt tròn long lanh đã thu hút trọn vẹn ánh mắt của chàng trai. Em dịu dàng bước vào tim anh như làn nắng buổi chiều hôm, ánh nắng còn vương trên đôi vai em, chiếu rọi trên mái tóc mềm cứ vương vấn mãi trong tâm trí của anh.Nắng chiều thu

Lê Trọng Nguyễn chìm dần trong hồi ức ngày xưa, cái ngày ông đánh mất trái tim theo cô nàng bé bỏng. Mới ngày nào hai đứa chỉ vừa gặp nhau, vậy mà hiện tại chỉ còn có mình ta cô đơn lẻ bóng, bước đi cô đơn trong ánh nắng chiều lưa thưa. Bước chân đi về phía cuối thôn, người còn đây những tâm đã sớm bay đến cạnh nàng, hiện hữu nơi chân cầu chỉ là một cái xác không hồn. Anh chàng cứ nhớ mãi chẳng quên người thương xưa “nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ”. Người thì đã đi xa, chẳng biết có ngày quay lại hợp mặt cùng nhau hay không, nhưng những ký ức về hình bóng nàng vẫn mãi hiện hữu trong trong trí, chẳng th

“…Nay anh về qua sân nắng

chạnh nhớ câu thề tim tái tê

chẳng biết bây giờ

người em gái duyên ghé về đâu

Nay anh về nương dâu úa

giọng hát câu hò thôi hết đưa

hình bóng yêu kiều

kề hoa tím biết đâu mà tìm…..”

Cứ ngỡ là tạm thời chia ly, rồi cũng sẽ có ngày gặp lại, rồi sẽ lại hạnh phúc vui vẻ cùng nhau như xưa. Nhưng ngờ đâu một lần chia xa là cả đời đánh mất nhau mãi mãi. Khi chàng trai quay lại chơi bến cũ khi xưa thì người thương đã chẳng còn ở đây nữa. Chàng đã tìm kiếm khắp nơi, khắp thôn quê xóm cũ cũng chẳng thấy nàng đâu.

Anh đã quay lại nơi sân vắng, nơi mà hai đứa từng thề hẹn sẽ mãi bên nhau, nhưng giờ đây nơi này như một con dao sắc cắt đứt trái tim chàng. Nàng đang nơi đâu? Nàng có còn nhớ nơi này không? Có từng quay lại nơi đây ôn lại hồi ức như chàng bây giờ không.

Rồi chàng lại ngàng qua cánh đồng nương dâu, chàng nhớ đến những hôm thu hoạch giọng hát, tiếng hò của nàng vang cả nương xanh. Hình ảnh cô gái yêu kiều đang tất bật bên cánh đồng thu hoạch, kế bên lại là những nhành hoa tím, ôi hình ảnh ấy vẫn còn in sâu trong trí nhớ, vẫn luôn ngự trị nơi trái tim chàng. Nhưng giờ đây, hình ảnh đấy có còn đâu, nương dâu cũng đã héo úa rồi, tiếng hò cũng mất hút nơi đồng không. Mất thật rồi, cô em mà anh vẫn thương nhớ!

“….Anh nhớ xót xa dưới tre la ngà

Gợn buồn nhìn anh em nói em nói: “Mến anh!”

Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi

Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi…”

Em có biết không, anh vẫn đang nhìn quanh mọi thứ nơi chúng ta đã từng trải qua cùng nhau, để tìm đôi chút hình ảnh của em, để nhớ lại những câu nói ngọt ngào mà ta đã trao cho nhau. Chính dưới mái “tre la ngà”, em đã nói rằng: “Mến anh” – Câu nói mà anh đã từng rất mong đợi, câu nói mà dù đến mơ mộng anh cũng ước được nghe thấy. Mây trôi trên đồi, cứ nhè nhẹ mà lướt qua, còn anh khi nhớ lại hình ảnh em dịu hiền, thướt tha thì tim như ngừng đập. Ngừng đập vì yêu, vì vui khi nhớ đến em, nhưng cũng vì buồn vì xót khi em chẳng còn nơi đây…..Chuyện ít biết về nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn (kỳ 1): Nên duyên chồng vợ cùng cô láng giềng

“NẮNG CHIỀU” của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn không chỉ đẹp về giai điệu, mà cả câu từ lời hát cũng dung dị, nhẹ nhàng, không quá cầu kỳ kiểu cách nhưng lại khiến cho người nghe chẳng thể lơ là, bỏ qua. Cả bài hát đều có sự giản dị và mộc mạc, như cách sống và con người của chính tác giả. Tác giả không chỉ mang câu chuyện tình của mình vào trong lời ca tiếng hát, mà còn đưa cả con người vào từng giai điệu âm thanh. Dù đã trải qua rất nhiều thập kỷ, những bài hát “NẮNG CHIỀU” vẫn mãi để lại trong lòng người nghe sự day dứt khôn nguôi về một mối tình không trọn vẹn. Con người của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn rất hiền hòa và bình dị, nên những sáng tác của ông cũng một phần do đó mà dễ để lại dấu ấn trong tâm trí của khán thính giả. Đã từng có một đoạn thời gian, nhiều dòng nhạc hình thành rồi êm đềm đi vào dĩ vãng, người ta đôi khi sẽ chuộng dòng nhạc trẻ, nhạc hiện đại hơn mà quên đi dòng nhạc Bolero. Nhưng ở thời điểm hiện tại và ở cả tương lai, nhạc trữ tình đang dần sống lại mạnh mẽ, và ca khúc “NẮNG CHIỀU” của cố nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn cũng sẽ trường tồn mãi với giới yêu mộ âm nhạc.

Bài hát này không chỉ nổi danh tại vùng đất nhỏ bé xinh xinh – Việt Nam, mà nó còn được tiếp thêm đôi cánh, vượt biên giới bay ra ngoài, thoát ra khỏi lãnh địa mà vang danh trên đất nước bạn bè năm châu. Giữa thập kỷ 50, bài hát được chuyển lời thành tiếng Nhật và làm nên tên tuổi của Lê Trọng Nguyễn tại xứ sở hoa anh đào. Sau đó được cô ca sĩ người Hoa yêu mến rồi chuyển sang bản tiếng Hoa và bài hát này lại lần nữa nổi tiếng tại Hồng Kông, Đài Loan. Nhờ những lần như thế, “NẮNG CHIỀU” đã vươn mình ra ngoại quốc và được đặt cái tên là Bản tình ca Việt Nam.

Trích lời bài hát Nắng Chiều:

Qua bến nước xưa lá hoa về chiều
Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa
Khi đến cuối thôn chân bước không hồn
Nhớ sao là nhớ bóng người ngày thơ

Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy
Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh
Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm
Má em mầu ngà tóc thề nhẹ vương

Nay anh về qua sân nắng
chạnh nhớ câu thề tim tái tê
chẳng biết bây giờ
người em gái duyên ghé về đâu

Nay anh về nương dâu úa
giọng hát câu hò thôi hết đưa
hình bóng yêu kiều
kề hoa tím biết đâu mà tìm

Anh nhớ xót xa dưới tre la ngà
Gợn buồn nhìn anh em nói em nói: “Mến anh!”
Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi
Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi..