Một chiều chiến chinh ngát hương thanh bình trong nhạc khúc “Trở Về Bến Mơ” (Ngọc Bích)

Trong dòng chảy tân nhạc hơn hai thập kỷ qua, có rất nhiều sáng tác về đề tài chiến chinh, tình ca về người lính, nhưng cái hồn của tình ca vẫn được giữ lại là sự lãng mạn, những chuyện tình yêu thời chiến chinh trở thành nguồn cảm hứng dường như vô tận trong sáng tác. Mỗi một nhạc sĩ chọn cho mình một câu chuyện kể khác nhau, có buồn đau vì chia ly, cũng có vui sướng ngày về phép, và nhạc sĩ Ngọc Bích cũng chọn cho mình một phong cách kể về thời chiến chinh. Trong các sáng tác của mình, Ngọc Bích kể về “mùa chiến chinh” nhưng lại “ngát hương thanh bình”, mà ca khúc “Trở về bến mơ” là minh chứng cụ thể nhất cho câu nói ấy. “Trở về bến mơ” là một nhạc khúc viết về chiến chinh, nhưng lại êm đềm với trăng thanh và tình yêu đôi lứa.

Ngày nào một giấc mơ!

Đâu những đêm trăng mờ ai ngóng chờ

Khi áng mây thành thơ nhẹ gió đưa!

Theo tiếng đàn thuyền mơ tìm bến xưa

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do 

Mở đầu bài hát là “ngày nào một giấc mơ”, một giấc mơ với những đêm trăng mờ cùng bóng ai đón chờ. Là khi ánh mây trôi nhẹ nhàng trên bầu trời kia, áng mây che lấp bóng trăng mờ kia. Trong cảnh sắc đêm trăng yên tĩnh thanh bình ấy “theo tiếng đàn thuyền mơ tìm bến xưa”. Thả hồn nhẹ trôi theo tiếng đàn, ta mơ về những giấc mơ thanh bình, trở về lại bến xưa, gặp lại người con gái cũ hằng chờ ta.

Một chiều mùa chiến chinh

Xuân ngát hương thanh bình say mối tình

Khi ánh trăng về vui đời thắm xinh

Bên dáng huyền thầm mơ lúc tuổi xanh!

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Tuấn Ngọc trình bày

Vào một buổi chiều thời chiến chinh, ta thấy xuân kia “ngát hương thanh bình”, khí trời vào xuân trong xanh và yên bình làm ta như “say tình”. Say trong tình yêu của đất trời vào xuân, say trong không khí trong xanh và yên bình. Ngày xuân về, trăng kia không còn mờ nhạt mà đã sáng rọi hơn, “ánh trăng về vui đời thắm xinh”, ánh trăng sáng rọi một mảnh quê thanh bình, bóng trăng in vào làn sông quê, như “dáng huyền thầm mơ lúc tuổi xanh”. Trăng vào xuân là trăng đẹp thắm xinh, trăng non “lúc tuổi xanh”. Trong chiều chiến chinh nhưng bức tranh quê vẫn “ngát hương thanh bình”, vẫn là một chiều êm ả bởi bóng trăng thanh, ngắm nhìn trăng thanh bình, người lính chiến nhớ lại những ký ức đẹp với ngày yêu thuở chưa đi lính.

Nhớ những phút sống bên nhau đêm nào?

Trăng quyến đôi tâm hồn dìu về đâu?

Nhớ những tiếng hát say sưa êm đềm

Tuy vắng xa nhưng lòng còn xao xuyến!

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Khánh Hà trình bày

Đó là những ngày tháng mà giặt chưa xâm lăng, anh “nhớ những phút sống bên nhau đêm nào”. Khi ấy trăng cũng như đêm nay, ta bên nhau cùng ngắm ánh trăng, ánh trăng non minh chứng cho chuyện tình chúng mình “trăng quyến dôi hồn dìu về đâu?”. Trong đêm trăng thanh ấy, ta nhớ tiếng em hát, “tiếng hát say sưa êm đềm”. Nay cũng ánh trăng  như ngày nào, nhưng chúng ta lại xa cách nhau, em ở lại quê nhà, anh lên đường bảo vệ quê hương. Tuy xa cách nhưng lòng ta không cách xa  “tuy vắng xa nhưng lòng còn xao xuyến”, anh vẫn  nhìn trăng kia vẫn nhớ về em, nhớ về những kỷ niệm của chúng mình. Cách xa nhau không làm anh chùn chân mỏi gối, không phai mờ tình yêu thủy chung của anh. Anh chiến đấu vì quê hương, vì một miền quê “ngát hương thanh bình” cho anh và cho em, chúng ta cùng nhau đắp xây tương lai mai sau.

Nghẹn ngào niềm nhớ nhau!

Thương xót ai trăng sầu bên mái lầu!

Hay đớn đau vì câu “Chờ kiếp sau!”

Trăng úa màu lệ dâng ướt ngàn sao!

Nhìn trăng kia, nỗi nhớ về em khiến anh “nghẹn ngào”. Thương xót cho trăng kia “trăng sầu bên mái lầu”, bóng trăng nay cũng cô đơn như anh và em, trăng cũng buồn và bơ vơ một mình cô độc trên mái lầu kia. Hay phải chăng do trăng kia “đớn đau vì câu “chờ kiếp sau”, trăng đau lòng, nên “úa màu lệ dâng ướt ngàn sao!”. Chàng lính nhớ về nhớ yêu, nhớ những ký ức đẹp bên nhau của họ vào những đêm trăng thanh, và cfng nhớ mãi câu nói “chờ kiếp sau” của người yêu. Không biết vì lý do gì chia cách tình yêu của họ, cũng không biết tại sao lại phải “chờ kiếp sau” nhưng chúng ta lại có thể cảm nhận được nỗi đau đớn khi người lính nhớ lại câu nói ấy. Một nỗi đau vì tình yêu chỉ có thể hẹn lại ở kiếp sau. Nỗi đau ấy khiến trăng kia như úa màu đi, trăng như khóc cùng người lính, “lệ dâng ướt ngàn sao”, nỗi đau đớn khôn nguôi, giọt lệ dâng trào như bao trùm cả một bầu trời sao. Đêm tối như phủ kín nỗi đau của người, lệ như trào dâng ngập cả một bầu trời sao. Câu hát khiến trái tim người nghe như thổn thức cùng, cung bậc cảm xúc như được nhân lên, nỗi đau đớn tràn ngập bầu trời.

Trong chúng ta không ai biết nguồn cảm hứng nào mà nhạc sĩ Ngọc Bích đã viết nên những “chuỗi ngọc” cảm xúc này, là những cung bậc từ thanh bình yên ả, những dấu yêu về kỷ niệm đến nỗi đau ngập tràn cảnh sắc. Không ái biết người nhạc sĩ tài hoa ấy viết lên những bài ca bất hủ từ nguồn cảm hứng nào, nhưng những “hạt ngọc” mà ông để lại là món quà to lớn cho hậu thế sau này. Ông đã cống hiến cả đời mình cho nghệ thuật, giữa mãi một tình yêu bất diệt trong cách sáng tác của mình.

Đánh giá post

Viết một bình luận