“Lời thề của loài hoa trắng” là ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sáng tác năm 1969 dưới bút danh Tôn Nữ Trà My. Như ngay từ tên bài hát, đây được xem như “lời thề” của một loài hoa trắng, màu hoa trắng của sự tinh khôi và cũng là màu hoa của sự tang thương chia lìa. Nhạc khúc viết về lời thề của một người thiếu nữ danh cho người cô yêu, một thề sắc son thủy chung chỉ yêu anh dù “tên anh đã ghi … ghi vào, ghi vào bia xanh!”.
Em không còn yêu ai, nếu em không còn yêu anh!
Em không còn yêu ai, dẫu khi duyên mình mong manh!
Em không còn yêu ai, nếu khi vô tình tên anh đã ghi … ghi vào, ghi vào bia xanh!
“Nếu em không còn yêu anh” thì em cũng sẽ không yêu thêm một ai khác ngoài anh. Lời ca mở đầu ca khúc và cũng là lời thề sắc son cho một tình yêu chỉ một người mà thôi. Ngay từ những câu hát đầu tiên, chúng ta như cảm được nỗi đau của người con gái ấy khi “Em không còn yêu ai, dẫu khi duyên mình mong manh!”. Nỗi đau như khắc vào tim người nghe khi chứng kiến một chuyện tình yêu bị chia cách bởi người sống và kẻ ra đi. Người ra đi nay tên đã “ghi vào bia xanh” còn người ở thì ôm trong tim một tình yêu, mãi một người. “Em không còn yêu ai” câu ca được nhắc đi nhắc lại như một lời thề cho tình duyên mong manh của hai người, một lời khẳng định cho tấm lòng thủy chung của cô gái ấy.
Em xin làm trăng thanh, dẫn anh trên đường lênh đênh …
Em xin làm chim oanh, hót ru anh vào mông mênh …
Em xin làm cây xanh, đứng trên nấm mồ hoang vu, nhớ khi chúng mình đi vào thiên thu
Nếu anh đã rời xa nhân thế, thì em cũng “xin làm trăng thanh, dẫn anh trên đường lênh đênh …” em xin làm ánh trăng soi rõ đoạn đường “lênh đênh” anh phải đi, anh đừng lo sợ và cũng đừng buồn vì em luôn soi sáng theo mỗi bước chân anh. “Em xin làm chim oanh, hót ru anh vào mông mênh …” em xin làm chim oanh để cất cao tiếng hát ru vào giấc ngủ, anh đừng thao thức vì đã có em bên cạnh ru giấc anh mỗi đêm. “Em xin làm cây xanh, đứng trên nấm mồ hoang vu, nhớ khi chúng mình đi vào thiên thu” em nguyện xin làm một cây xanh nơi nấm mồ anh, mang bóng mát của tình yêu để che chở cho tình yêu đôi ta, “khi chúng mình đi vào thiên thu”. Dù rằng người yêu đã ra đi, nhưng cô gái ấy vẫn luôn muốn hòa cùng trăng, làm con chim oanh hay thậm chí chỉ là một cái cây xanh bên mộ anh, cô muốn làm tất cả chỉ mong có thể được bên anh. Duyên hj mỏng manh nên không thể đi hết suốt kiếp, nên cô gái ấy chỉ mong hòa vào thiên nhiên để cùng anh đi hết thiên thu, cùng tình yêu hóa thành vĩnh cửu. Tình yêu ấy khiến người nghe đau lòng nhưng lại cảm phục, đau vì nỗi đau chia cách của đôi tình nhân, cảm phục trước một tình yêu thủy chung dù cái chết cũng không thể chia lìa….
Tình yêu! Ôi tình yêu: đường đi qua khổ đau, đường đi đến vực sâu, bước chân đã liều!
Dù yêu, khi đã yêu là đi qua khổ đau, là đi đến vực sâu: có là bao nhiêu!
Ai đó đã nói, yêu là như thiêu thân lao vào biển lửa, dẫu biết đau khổ vẫn hằng yêu. Có lẽ câu nói ấy là minh chứng cho chuyện tình đẹp nhưng đầy ngang trái của đôi tình nhân này. Tình yêu như con đường dày, trên con đường ấy chúng ta phải đi qua những đoạn khổ đau, rồi lại vượt qua những vực sâu thăm thẳm, ta bước chân liều về phía trước về nơi cuối cùng của tình yêu. Hya phải chăng yêu là “vượt đèo vượt suối”, yêu là dù vực sâu vẫn qua, nên người ta vẫn cứ bước “bước chân đã liều”, bước chân đi trên khổ đau với một trái tim chứa chan tình yêu. Nếu đã yêu, thì dù có đi qua khổ đau, đi qua vực sâu “có là bao nhiêu”. Người ta chấp nhận yêu và chấp nhận khổ đau chỉ để yêu người và được người yêu mình.
Nên yêu anh, em không thấy khổ đau, cũng không thấy vực sâu. Tình yêu ấy sâu thẳm hơn vực và trường cửu như đường dài không điểm cuối.
Em không còn yêu ai, nếu em không còn yêu anh!
Em không là riêng ai, nếu em không còn riêng anh!
Em xin làm mây xanh, đón anh giữa trời hôn mê, võng anh đi về … đi về … cơn mơ ….
Nếu không còn được yêu anh, thì em cũng nguyện không thêm một ai khác ngoài anh. Trái tim của tình yêu chân thành chỉ chứa đủ một người, em sẽ mãi không là của riêng ai dù rằng “nếu em không còn riêng anh!”. Em mãi là của riêng anh, mãi yêu anh mà không phải một ai khác. Có lẽ đây là câu hát được nahwcs lại nhiều nhất, lời thề được lặp lại nhiều nhất khi người con gái ấy nhắc về người yêu.
Cô nguyện ý làm “mây xanh” để có thể “đón anh giữa trời hôn mê” và để “võng anh đi về … đi về … cơn mơ ….”. Cô muốn hóa làm mây để bên anh và đưa anh về những đoạn đường cuối của cuộc đời, đưa anh về với cơn mơ…
“Lời thề của loài hoa trắng” sự đớn đau ngay từ nhan đề bài hát đã mở đầu cho một tình yêu đớn đau của cả bài. Duyên tình mỏng manh, người đi kẻ ở, chỉ là tình yêu ấy mãi sống và mãi thiêng liêng lời thề sắc son không đổi. Một tình yêu dành cho một người và cả một đời.
Em không còn yêu ai, nếu em không còn yêu anh!
Em không còn yêu ai, dẫu khi duyên mình mong manh!
Em không còn yêu ai, nếu khi vô tình tên anh đã ghi … ghi vào, ghi vào bia xanh!
Em xin làm trăng thanh, dẫn anh trên đường lênh đênh …
Em xin làm chim oanh, hót ru anh vào mông mênh …
Em xin làm cây xanh, đứng trên nấm mồ hoang vu, nhớ khi chúng mình đi vào thiên thu …..
Tình yêy! Ôi tình yêu: đường đi qua khổ đau, đường đi đến vực sâu, bước chân đã liều!
Dù yêu, khi đã yêu là đi qua khổ đau, là đi đến vực sâu: có là bao nhiêu!
Em không còn yêu ai, nếu em không còn yêu anh!
Em không là riêng ai, nếu em không còn riêng anh!
Em xin làm mây xanh, đón anh giữa trời hôn mê, võng anh đi về … đi về … cơn mơ …..
- “Đợi Chờ” không đáng sợ – Đáng sợ nhất là không biết phải chờ đợi đến bao giờ.
- “Mộng Ban Đầu” (Hoàng Trọng)
- “Chuyện Một Người Đi” – Lời tâm tình của người lính nhớ quê nhà, nhớ gia đình và nhớ người thân
- “Con Thuyền Không Bến” – Chỉ nghe giai điệu thôi đã đủ thấy sầu rồi!
- Bạch Công Tử Mỹ Tho (George Phước) – Tay chơi bậc nhất trời Nam