Đôi điều về nhạc phẩm “Lính Xa Nhà” – Câu chuyện tình đẹp giữa người lính chiến gửi cô gái hậu phương

Nếu có ai hỏi rằng, thời kỳ nào thì bức tranh tình yêu mới trở nên đẹp đẽ nhất, thì có lẽ chính là câu chuyện tình chàng tiền tuyến nàng hậu phương – Mối tình được xây dựng trên nền tảng của lòng tin và sự nồng nhiệt trong tình yêu xa cách. Tình yêu đó được chấp cánh bằng tình yêu cách mang và sự lạc quan, luôn tin vào sự lãng mạn và trái tim nồng cháy khi yêu nên càng làm cho nó trở nên bay bổng và nên thơ. Đây cũng chính là bức tranh đại diện cho câu chuyện tình yêu trong bài hát “LÍNH XA NHÀ” của nhóm nhạc Trịnh – Lâm – Ngân.

Trịnh Lâm Ngân thực chất là được ghép từ chữ đầu trong bút danh của 3 người – Trần Trịnh, Lâm Đệ và Nhật Ngân. Nếu thập niên 60, lần đầu tiên xuất hiện nhóm nhạc sĩ cùng sáng tác là Lê Minh Bằng được vô cùng yêu thích, năm 1962, nhóm nhạc Trịnh Lâm Ngân cũng được thành lập và đến năm 1975 thì dừng hoạt động. Trong 3 người thì có Trần Trịnh và Nhật Ngân là 2 nhạc sĩ nổi tiếng và có sức ảnh hưởng trong nền âm nhạc miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Còn riêng về Lâm Đệ thì không tham gia hoạt động sáng tác, ông là con trai của ông chủ hãng đĩa Sóng Nhạc và phụ trách phần thu âm cùng với phát hành âm nhạc cho nhóm. Trong thời gian hoạt động, nhóm đã cho ra đời nhiều nhạc phẩm bất hủ theo thời gian như: “Hai trái tim vàng”, “Hồn trinh nữ”, “Mùa xuân của mẹ”, “Xuân này con không về”, “Qua cơn mê”, “Người tình và quê hương”,……và được yêu thích nhất cùng thành công nhất là ca khúc về chủ đề tình yêu người lính như nhạc khúc “LÍNH XA NHÀ”.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Duy Khánh trình bày

Ca khúc này không chỉ nhắc riêng về người chiến sĩ còn bộn bề với cнιếɴ sự không được về nhà thăm lại mái tranh xưa, mà nó còn đề cập đến câu chuyện tình yêu của người lính cùng cô người yêu bé nhỏ nơi hậu phương. Được sáng tác vào trước năm 1975, “LÍNH XA NHÀ” như là những lời tâm tình thay cho tâm trạng của người lính, luôn mong ngóng về hậu phương, luôn trong chờ được đoàn tụ cùng người thân, gia đình, bạn bè và hơn hết là với cô người yêu bé nhỏ đã bị chàng “bỏ” lại nơi quê nhà ấy.

“Tôi có người yêu tuổi ngọc vừa tròn,

vì chinh chiến ngược xuôi, ít về để hẹn hò.

Nơi phố cũ bây giờ em có thường

nhìn hoa rơi cuối đường rồi buồn riêng cho mình không?…”

Ngồi buồn một mình nhớ lại bản thân cũng có một người yêu bé bỏng nơi hậu phương, nhưng chỉ trách chiến sự không dứt, hòa bình chưa lập lại thì thân trai làm sao có thể yên lòng mà hò hẹn cùng người yêu. Thân trai thời cнιếɴ loạn là thế, chẳng thể cho bản thân được sự tự do yêu đương hay tự do hẹn hò, bởi lòng ta làm sao có thể yên, làm sao có thể vui vẻ khi người dân còn đang sống cảnh lầm than. Tự thấy bản thân có phần bỏ bê người yêu nhỏ, không biết nàng có buồn không, có bị tổn thương tâm hồn thiếu nữ còn ngây dại không? Nơi đường hoa chúng mình đã từng đi qua, nơi chất chứa những kỷ niệm buồn vui của chúng ta, có có “buồn riêng cho mình không”? Nhưng biết làm sao giờ đây…..

“…..Xa lắm người ơi! Kỷ niệm thật nhiều.

Còn đâu tiếng cười vui, mắt nhìn thật đậm đà.

Phương đó nếu bây giờ mưa gió nhiều,

đường trơn chân gót nhỏ cậy nhờ ai đón đưa về?….”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Trường Vũ trình bày.

Cuộc cách mạng còn dài, tự do chưa biết khi nào mới giành lại được thì làm sao dám nghĩ sẽ mang lại hạnh phúc cho em. Những kỷ niệm ngọt ngào vẫn luôn giữ trọn trong trái tim này, luôn tươi mới, luôn xinh đẹp, nhưng giờ này còn đâu, tiếng vui cười đã sớm tắt trên đôi môi của chúng mình. Anh đã trú ngụ nơi đây, chẳng thể rời bỏ cương vị, nếu lỡ nơi phương trời đó mưa to gió lớn, làm sao em có thể về nhà? Anh không dám níu giữ, sợ làm muộn màng thanh xuân của người thiếu nữ, nên biết cầu mong sao có người đưa đón gót nhỏ trên đường mưa trơn trượt.

“….Đọc thư em hay hờn hay dỗi,

trách tôi yêu tay ѕúиɢ hơn nàng.

Vì sao yêu sa trường hiểm nguy

hơn phố phường với bao chiều lang thang…..”

Tâm sự với nhau qua những dòng thư tay viết vội, em thì nắn nót từng câu, còn thân lính xa nhà chỉ có thể đọc và nghiền ngẫm từng câu từ. Em trách nhiều lắm và cũng đúng lắm, nhưng nếu được lựa chọn lại lần nữa, thì có lẽ “lên đường giải cứu đất nước khỏi nguy nga” vẫn là đáp án cuối cùng. Cô nàng hỏi chàng rằng tại sao yêu ѕúиɢ hơn yêu nàng, tại sao không chịu cùng nàng xây mái ấm nơi quê nhỏ thân yêu vùng phố phường yên tĩnh, chiều chiều lại dạo quanh vui vẻ. mà lại đâm đầu vào khốn nguy nơi sa trường khốc liệt. Bởi đó không chỉ là nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm của người công dân, bản thân chàng trai không cho phép mình ích kỷ, chỉ biết đến tình yêu bé nhỏ mà bỏ qua sự khổ lụy của hàng triệu con người đang khốn khổ trên mảnh đất quê hương.

“….Thương quá là thương kỷ niệm ngọc ngà

và yêu quá là yêu áo đẹp chiều hẹn hò.

Nhưng thép ѕúиɢ đang còn say мáυ тнù.

Hẹn em khi khắp trời nở đầy hoa có tôi về.”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Mạnh Quỳnh trình bày.

Thương lắm chứ, yêu lắm chứ tà áo đẹp xinh vào một buổi chiều nơi mình hẹn hò. Nhớ lắm chứ hình bóng người em nhỏ vẫn ngày ngày đợi chờ nơi góc phòng nhỏ. Nhưng làm sao buông được tay ѕúиɢ, làm sao lơ được máu quân thù vẫn còn vương nơi sa trường. Chỉ biết hẹn em nơi khung trời đầy hoa, nơi bầu trời không còn khói sương ʟửᴀ đạɴ, lúc ấy chàng sẽ về bên nàng, sẽ cùng nhau xây dựng mái ấm bình yên cho đôi ta.

Đã hơn 40 năm kể từ khi đất nước giành lại nền hòa bình, ta đã không còn nhìn thấy những cảnh tượng đau thương của những mối tình ngang trái bị chia cách bởi cнιếɴ тʀᴀɴн tàn khốc. Đã đỡ đi sự đau lòng khi nhìn cảnh người hậu phương người tiền tuyến chẳng thể gặp được nhau, chỉ biết tâm sự chuyện trò qua đôi dòng thư cho đỡ sự thương nhớ. Một lần nữa “LÍNH XA NHÀ” như một quyển nhật ký tình yêu của chàng chiến sĩ, chàng ghi lại những kỷ niệm khi bên nàng, đến khi buồn thì tự động ký ức ấy như được lật lại từng trang để phần nào an ủi tâm trạng cô đơn của chàng.

Được trình diễn thành công qua giọng ca của các ca sĩ nổi tiếng như Duy Khánh, Trường Vũ, Mạnh Quỳnh,…Mỗi người một phong thái, mỗi người một chất giọng đã truyền tải bài hát này đến với người nhiều cảm xúc khác lạ khi nghe. Nếu Trường Vũ mang đến cho người nghe cảm giác trầm buồn và có phần thường tiếc thay cho người chiến sĩ trong giọng ca, Duy Khánh với chất giọng ca ngất đưa người nghe đến đỉnh cao của cảm xúc thì ca sĩ Mạnh Quỳnh lại mang đến cho người hâm mộ sự ngọt ngào cùng sự nhẹ nhàng như muốn xoa dịu đi phần nào nỗi nhớ mong. Nhưng dù là ca sĩ nào, cũng đã truyền tải rất đúng và đầy đủ phần tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm, cùng những cảm xúc dâng trào nơi người yêu nhạc.

Trích lời bài hát Lính Xa Nhà

Tôi có người yêu tuổi ngọc vừa tròn,
vì chinh chiến ngược xuôi, ít về để hẹn hò.
Nơi phố cũ bây giờ em có thường
nhìn hoa rơi cuối đường rồi buồn riêng cho mình không?

Xa lắm người ơi! Kỷ niệm thật nhiều.
Còn đâu tiếng cười vui, mắt nhìn thật đậm đà.
Phương đó nếu bây giờ mưa gió nhiều,
đường trơn chân gót nhỏ cậy nhờ ai đón đưa về?

Đọc thư em hay hờn hay dỗi,
trách tôi yêu tay ѕúиɢ hơn nàng.
Vì sao yêu sa trường hiểm nguy
hơn phố phường với bao chiều lang thang.

Thương quá là thương kỷ niệm ngọc ngà
và yêu quá là yêu áo đẹp chiều hẹn hò.
Nhưng thép ѕúиɢ đang còn say мáυ тнù.
Hẹn em khi khắp trời nở đầy hoa có tôi về.

Đánh giá post

Viết một bình luận