Thanh Lan bồi hồi kể kỷ niệm gặp danh ca Chế Linh ở nước ngoài

Đăng ngày 30/08/2024

Trong video được đăng tải trên YouTube, Thanh Lan có dịp chia sẻ những kỷ niệm với Chế Linh, đồng thời tiết lộ về cuộc hội ngộ sắp tới của cả hai

Chia sẻ về Chế Linh, Thanh Lan kể thời điểm ở Việt Nam, bà không có dịp gặp đàn anh nhiều vì cả hai hợp tác ở những ban nhạc khác nhau. “Chúng tôi không có dịp gặp nhau, không biết về nhau nhiều. Tôi chỉ nghe người ta nói rằng anh ấy rất đào hoa”, nữ ca sĩ chia sẻ. Đồng thời, giọng ca 73 tuổi kể vì Chế Linh trẻ trung nên trước đây, bà cứ nghĩ nam nghệ sĩ nhỏ tuổi hơn mình.Thanh Lan bồi hồi kể kỷ niệm gặp danh ca Chế Linh ở nước ngoài

Nhắc đến Chế Linh, Thanh Lan nhớ về thời điểm tham gia dự án phim đầu đời có sự góp mặt của đàn anh. Thời điểm đó, giọng ca Thành phố buồn được nhiều người ái mộ nên đạo diễn quyết định mời ông đóng vai du đãng. “Tôi ấn tượng với cảnh anh Chế Linh ngồi trên xe, giả vờ cầm vô lăng và nói chuyện với người bên cạnh. Thật sự xe không có chạy, đằng sau không biết bao nhiêu người nhún để chiếc xe rung giống như đang chạy. Đó là kỷ niệm vui của thời mới lớn, vì ai cũng mới hai mấy tuổi. Lúc đó tôi cũng chưa được gặp trực tiếp để chuyện trò, biết về anh nhiều hơn”, giọng ca sinh năm 1948 nhớ lại.

Mãi sau này, nữ ca sĩ mới có nhiều cơ hội để gặp gỡ Chế Linh ở nước ngoài. Bà chia sẻ thời điểm đó, cả hai cùng hợp tác cho một trung tâm nên hội ngộ trong những lần đi thu âm, quay video… Giọng ca Dòng sông thuở nhỏ tiết lộ mỗi lần bà từ Mỹ sang Canada thì được đàn anh tiếp đón niềm nở. Thanh Lan kể: “Khi mới sang, tôi cũng ngạc nhiên vì anh Chế Linh đối xử với mình rất thân tình. Anh dặn dò tôi nên ký hợp đồng với trung tâm này, khuyên tôi nên hát bài này. Tức là anh rất chăm lo cho cô em gái”.

“Các nghệ sĩ ở Việt Nam khi gặp nhau ở hải ngoại đều rất thương mến, nâng đỡ nhau. Họ cho nhau những lời khuyên bảo, những ý kiến tốt cho sự nghiệp và mong người đồng nghiệp thăng tiến, giữ được tên tuổi của mình”, giọng ca sinh năm 1948 chia sẻ thêm. Riêng về Chế Linh, nữ ca sĩ đánh giá ông là người chân tình. Thanh Lan chia sẻ: “Mặc dù chúng tôi không gặp nhau nhiều nhưng mỗi lần gặp lại, anh đối xử với tôi như một người anh chăm sóc em gái vậy. Anh lúc nào cũng vui vẻ, nhẹ nhàng và thân thiết”.Ca sĩ Chế Linh với những "kỷ lục" dị thường - Báo Công an Nhân dân điện tử

Thanh Lan tiết lộ thêm bà và Chế Linh sắp có dịp hội ngộ cùng nhau trong một show diễn ở Mỹ. Giọng ca Dòng sông thuở nhỏ càng bất ngờ khi biết họ sẽ kết hợp trong lần gặp gỡ này. “Tôi rất nôn nóng được gặp anh Chế Linh để lần đầu tiên hát chung với nhau. Tôi mong anh giữ sức khỏe để cả hai hát chung và khán giả sẽ thích tiết mục của chúng tôi. Tại sao tôi lại hát những bài hát cũ khi đi biểu diễn? Là vì khán giả yêu cầu mà. Vì quý vị muốn tìm lại những kỷ niệm mỗi khi gặp tôi”, bà bộc bạch thêm.

Chắc có lẽ nữ ca sĩ Thanh Lan đã không còn là một cái tên quá xa lạ đối với khán thính giả yêu nhạc Việt Nam cả trong và ngoài nước. Cô không chỉ là một nữ danh ca nổi tiếng trước năm 1975 với hàng loạt ca khúc ghi lại dấu ấn sự nghiệp như: Khi xưa ta bé, Em đẹp nhất đêm nay, Yêu là ảo mộng, Ngày xưa Hoàng thị,… mà cô còn là một diễn viên xuất sắc thời bấy giờ. Có thể nói Thanh Lan là một tài nữ hiếm hoi thành công trên cả ba lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh và sân khấu.

Thanh Lan tên đầy đủ là Phạm Thái Thanh Lan, sinh năm 1948 tại thành phố Vinh, Nghệ An. Cô sinh ra trong một gia đình gia giáo, ông ngoại cô từng là thầy dạy học của vua Bảo Đại.

Từ nhỏ Thanh Lan đã có đam mê với âm nhạc, bố mẹ cô cũng cho cô học nhạc từ rất sớm. Năm 9 tuổi, Thanh Lan học dương cầm với các sơ ở trường Saint Paul, sau đó cô may mắn được vợ nhạc sĩ Thẩm Oánh và nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi hướng dẫn thêm. Bậc trung học Thanh Lan học tại trường trung học phổ thông Marrie Curie, năm 12 tuổi khi vẫn đang là nữ sinh trường Marie Curie cô đã bắt đầu hát trên đài phát thanh VTVN (Đài vô tuyến Việt Nam) trong ban Việt Nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức. Ngoài ra cô còn tham gia trong ban nhạc sinh viên mang tên Hải Âu của nhạc sĩ Lê Hựu Hà ( đây là ban nhạc có khuynh hướng Việt hóa nhạc trẻ đầu tiên ở Sài Gòn).

Sau đó lên đại học, Thanh Lan theo học trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, cô gia nhập đoàn văn nghệ học sinh sinh viên “Nguồn Sống”. Lúc này Thanh Lan thường hát nhạc tiền chiến và dân ca, để trau dồi thêm kiến thức cô còn ghi tên học các lớp dân ca và đàn tranh tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ tại Sài Gòn. Trong một chương trình văn nghệ học đường vào những năm 1967, 1968 có quay hình trên đài Truyền hình Sài Gòn, Thanh Lan đã thể hiện trong tiết mục dân ca ba miền và nhờ sự thể hiện xuất sắc khi xuất hiện trong chương trình cô đã liên tiếp được đài truyền hình mời tham gia trong các chương trình nhạc tình ca sau đó.

Từ những cơ duyên ban đầu đó, nên ngay từ khi vào năm nhất của Đại học Văn khoa, Thanh Lan đã trở thành một nữ ca sĩ nổi tiếng được nhiều người biết đến. Hình ảnh Thanh Lan lúc bấy giờ tràn ngập trên khắp các bìa bản nhạc. Thanh Lan trở thành một trong những gương mặt quen thuộc nhất với những ca khúc lời Pháp trong thời kỳ phong trào nhạc trẻ đang thịnh hành. Ngoài ra cô còn song ca với nam ca sĩ Nhật Trường ( Trần Thiện Thanh), họ hát những tình khúc do chính nam ca – nhạc sĩ nổi tiếng này sáng tác. Nhật Trường – Thanh Lan trở thành một trong những cặp song ca ăn khách nhất lúc bấy giờ. Bên cạnh đó hai nghệ sĩ này còn đóng chung với nhau trong hai bộ phim truyền hình mang tên “Trên đỉnh mùa đông” và “Mộng Thường” do chính Nhật Trường viết kịch bản và đạo diễn phát sóng trên đài truyền hình Sài Gòn trước năm 1975, vì thế độ phủ sóng của Thanh Lan không hề nhỏ, tiếng vang của cô ngày càng vang xa và ngày càng đông đảo mọi người biết đến tài nữ này.

Năm 1973, Thanh Lan tốt nghiệp trường Đại học Văn khoa Sài Gòn. Cũng trong năm này, cô đi lưu diễn ở Nhật Bản cùng với nhạc sĩ Ngọc Chánh và nhạc sĩ Phạm Duy, trong chuyến đi lần này cô đã trình bày ca khúc “Tuổi biết buồn” được vào chung kết tại Đại hội âm nhạc quốc tế Yamaha tại Tokyo. Sau đó Thanh Lan còn ở lại Nhật Bản để thu âm thêm hai bài hát mang tên “Ai no hio Kesanaide” và “Tuổi mộng mơ” của Phạm Duy được dịch sang tiếng Nhật là “Yume o Miruno”.Chế Linh: 60 năm làm nghề, tôi chưa bao giờ thấy cô đơn

Sau năm 1975, Thanh Lan vẫn ở lại Việt Nam và tiếp tục hoạt động bên lĩnh vực âm nhạc, cô tham gia hát ở nhiều nơi trong đó có đoàn Kim Cương, đoàn Hương Miền Nam, đoàn Bông Hồng,… những ca khúc gắn liền với tên tuổi Thanh Lan trong giai đoạn đó gồm: “Đi qua vùng cỏ non”, “Phượng hồng”, “Em đi chùa Hương”, “Triệu đóa hoa hồng”, “Khi xưa ta bé (Bang bang)”, “Trở về mái nhà xưa (Come back to Sorrento)”, “Búp bê không tình yêu”, “Samba Mambo”, …

Bên cạnh đó, Thanh Lan cũng tự tổ chức một số buổi biểu diễn cho chính mình. Năm 1991, cô tổ chức buổi biểu diễn “ Tiếng hát Thanh Lan” tại sân khấu 4A ngoài trời tại Nhà Văn hóa Thanh Niên. Năm 1992, “ Đêm nhạc Thanh Lan” diễn ra tại hội trường 1 Nhà Văn hóa Thanh Niên. Ngoài ra, Thanh Lan cũng từng thu âm băng nhạc cho các hãng băng như: Bến Thành Audio, Sài Gòn Audio, Vafaco, Phương Nam phim,…

Đến cuối năm 1993, Thanh Lan quyết định sang Hoa Kỳ định cư, tại đây cô tiếp tục tham gia các hoạt động văn nghệ. Cô đi trình diễn khắp nơi ở Hoa Kỳ, đồng thời Thanh Lan còn hợp tác thu âm cùng nhiều hãng đĩa khác nhau. Cô cũng từng đứng ra thực hiện riêng cho mình nhiều CD, VCD, DVD ca nhạc, nhiều nhạc phẩm trong đó do Thanh Lan soạn lời Việt từ những nhạc phẩm Pháp nổi tiếng.

Không chỉ vô cùng nổi tiếng bên lĩnh vực âm nhạc, Thanh Lan còn ghi đậm dấu ấn trong lòng khán giả Việt bên lĩnh vực sân khấu.

Năm 18 tuổi, Thanh Lan đã bén duyên với nghiệp diễn khi thủ vai chính trong nhiều vở kịch truyền hình trong ban kịch Vũ Đức Duy. Năm 1973, Thanh Lan góp mặt trong vở kịch “Những người không chịu chết” của kịch tác gia Vũ Khắc Khoan, vở kịch này được ban kịch Vũ Đức Duy trình làng trên truyền hình cũng như tại sân khấu rạp Thống Nhất và sân khấu Viện Đại học Đà Lạt. Ngoài hợp tác cùng ban kịch Vũ Đức Duy, Thanh Lan còn hợp tác đóng trong các vở kịch của ban kịch Linh Sơn như: Mắc lưới, Chiếc độc bình Khang Hy, Người viễn khách thứ mười. Cô còn xuất hiện tại sân khấu của Hội Việt Mỹ Sài Gòn khi tham gia trong vở kịch “Chuyến tàu mang tên dục vọng”.

Sau khi sang hải ngoại, Thanh Lan vẫn tiếp tục tham gia trong các vở kịch như: Lá sầu riêng, Lôi Vũ, Lồng đèn đỏ, Đoạn tuyệt, Sân khấu về khuya,… được trình diễn tại các sân khấu của quận Cam, San Jose, Houston, thành phố Atlantic, và trong những vở kịch này cô đều thủ vai chính. Ngoài ra, Thanh Lan còn tự viết ba vở kịch vui gồm: Công tử Bạc Liêu, Chuyện vui ngày xuân và Look Alike. Năm 1990, các khán giả Việt Nam yêu kịch tại California đã bầu chọn Thanh Lan là nữ kịch sĩ xuất sắc nhất.

Và khi nhắc đến Thanh Lan, chúng ta không thể không nhắc đến sự nghiệp điện ảnh của cô, bởi nó cũng tỏa sáng như hai lĩnh vực trên, góp phần làm nên một Thanh Lan tài hoa ít ai sánh bằng.

Năm 1970, Thanh Lan bắt đầu bén duyên qua sự nghiệp điện ảnh, khi cô đóng vai chính trong bộ phim “Tiếng hát học trò” của đạo diễn Thái Thúc Nha do hãng phim Alpha sản xuất. Vai diễn này đã giúp Thanh Lan đoạt được giải nữ diễn viên nhiều triển vọng nhất của “ Giải thưởng Văn học nghệ thuật” năm 1971. Năm 1974, Thanh Lan đã nhận được giải diễn viên đẹp nhất miền Nam Việt Nam do đạo diễn Lê Dân trao tại phòng khánh tiết khách sạn Continental.

Trước năm 1975, Thanh Lan đã tham gia đóng tất cả 8 bộ phim điện ảnh và 2 phim truyền hình gồm: Tiếng hát học trò (1970), Lệ đá (1971), Ngọc Lan (1972), Gánh hàng hoa (1972), Trên đỉnh mùa đông (1972), Xin đừng bỏ em (1973), Xóm tôi (1973), Trường tôi (1973), Mộng Thường (1973), Goodbye Saigon (1975).

Năm 1984, Thanh Lan được đạo diễn Lê Hoàng Hoa mời tham gia đóng bộ phim “Ván bài lật ngửa” tập 4 Cơn hồng thủy và Bản Tango số 3 thay cho nữ diễn viên chính lúc này là Thúy An đang mang thai nên không thể tiếp tục đóng nhiều cảnh hành động. Thanh Lan đã đồng ý tham gia bộ phim này. Sau khi thành công với vai diễn đó, đoàn làm phim nhận thấy Thanh Lan vừa có ngoại hình phù hợp với nhân vật chính vừa có diễn xuất hay nên đã tiếp tục mời cô đảm nhận nhân vật Thùy Dung cho các tập còn lại của phim “Ván bài lật ngửa” thực hiện trong các năm 1985, 1986, 1987.

Năm 1986, sau khi quay xong tập 6 “Lời cảnh báo cuối cùng” của bộ phim Ván bài lật ngửa, Thanh Lan đã được đạo diễn Nguyễn Xuân Thành mời đóng cho phim “Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc”, cô đóng vai Diệu Hương. Bộ phim này khi trình chiếu vào dịp Tết Nguyên Đán năm 1987 đã vô cùng ăn khách và đứng thứ hai chỉ sau tập 7 của phim Ván bài lật ngửa. Đây cũng là bộ phim Việt Nam ăn khách và đạt doanh thu khủng.

Năm 1987, sau khi hoàn thành xong vai diễn trong tập 8 của phim Ván bài lật ngửa mang tên “Vòng hoa trước mộ”, Thanh Lan đã tham gia phim “Ngoại ô” của đạo diễn Lê Văn Duy.

Năm 1989, Thanh Lan vào vai Thục Nhàn trong tập 1 Số phận của phim “ Đằng sau một số phận” do đạo diễn Lê Hoàng Hoa thực hiện.

Sau năm 1993, khi đã sang định cư tại Mỹ, Thanh Lan chỉ còn hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc và sân khấu.

Cô sang nước ngoài định cư mãi cho đến tháng 7 năm 2017, sau gần 25 năm xa quê hương Thanh Lan đã trở về Việt Nam và làm liveshow “Khi xưa ta bé” tại Thành Phố Hồ Chí Minh để lại mang tiếng hát của mình phục vụ cho những người yêu tiếng hát Thanh Lan ở trong nước. Trả lời cho câu hỏi sao mãi đến tận 25 năm sau cô mới quay về thì cô chia sẻ “ Thật ra tôi cũng muốn về từ lâu, nhưng bây giờ mới thu xếp được công việc. Trên máy bay, tôi hồi hộp đến mất ngủ. Trên sân khấu, tôi hát xong hồi lâu mà khán giả vẫn vỗ tay, họ vẫn trân trọng và quý mến mình như trước khiến tôi cảm động lắm”.