“Hoa Sứ Nhà Nàng” – Nhạc phẩm “Vàng” duy nhất được lưu hành sau ngày 30/4/1975

Đăng ngày 21/07/2024

Tính từ trước năm 1975, đất nước chúng ta vẫn còn bị phân tranh, cuộc chiến luôn trong tâm thế thảm khốc, thanh niên lớn lên trong vùng đều bị bắt đi gia nhập quân đội. Những nhạc sĩ xưa thường sẽ “lo lót” để “tránh” và ở lại Sài Gòn hoạt động âm nhạc. Tất cả những tác giả có liên quan đến quân đội cũ hoặc chính quyền thời đó, đều bị bắt đi học tập cải tạo và nhạc của họ cũng bị nghiêm cấm lưu hành. Chỉ duy nhất nhạc sĩ Hoàng Phương là không dính dáng gì đến quân đội bởi ông bị tật ở chân nên không bị bắt đi lính. Và nhạc của ông đa phần là về tình cảm đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước nên được phép lưu hành “hợp pháp” – Trong đó có nhạc phẩm “HOA SỨ NHÀ EM” cũng tức là bài “HOA SỨ NHÀ NÀNG” hiện nay. Nhạc sĩ Hoàng Phương là một nhạc sĩ nhạc vàng nổi tiếng cả trước và sau năm 1975, ngoài là nhạc sĩ ông còn là chủ của Băng nhạc Gò Công nổi tiếng thập niên 1980 – 1990.Hoa Sứ Nhà Nàng - Thúy Huyền | Siêu Phẩm Để Đời Của Sầu Nữ Bolero [Official MV]

Nhạc phẩm “HOA SỨ NHÀ NÀNG” của nhạc sĩ Hoàng Phương được sáng tác cùng một người bạn nhạc sĩ của ông – Chính là nhạc sĩ Hoài Nam. Đây là bài hát đầu tay của nhạc sĩ và cũng là vì sao lấp lánh soi sáng mãi tên tuổi của ông. Theo bản gốc trước năm 1975 thì bài hát có tên là Hoa Sứ Nhà Em, nhưng biến cố sau năm 1975 thì bài hát lại bị đổi thành Hoa Sứ Nhà Nàng. Tên mới bỗng trở nên nổi tiếng làm người ta quên luôn cả tên gốc của ca khúc. Ngoài sai tựa, nhiều ca sĩ còn đan tâm mà sửa cả phần lời của nhạc sĩ, bởi các ca sĩ sau năm 1975 đều không đối chiếu cùng nhạc gốc mà đa phần là kiểu – anh hát tôi nghe, tôi hát họ nghe. “HOA SỨ NHÀ NÀNG” là câu chuyện về một mối tình dang dở, những cảm xúc chân thật của con tim yêu nồng nhiệt đã mang linh hồn của bài hát đến với người yêu nhạc và nhanh chóng chiếm trọn trái tim của thính giả.

“Đêm đêm ngủ mùi hương, mùi hoa sứ nhà nàng

Hương nồng hoa tình ái, đậm đà gây nhớ gọi tên

Nhà nàng cách gần bên, giàn hoa sứ ranh vườn

Nhìn sang trộm nhớ thương thầm, mơ ngày mai lứa đôi……”

Mở đầu ca khúc chính là hương thơm thoang thoảng của từng đoá hoa sứ nhà nàng, không biết là say hương hoa dịu êm hay say cô hàng xóm bé nhỏ mà mỗi đêm tác giả lại thao thức chẳng ngủ. Hương hoa sứ đối với Hoàng Phương như một chất gây nghiện khi mang theo một chút tình ái mặn nồng, để phần tình cảm ông dành cho nàng càng thêm đậm đà mà gọi tên hàng đêm.

Hai nhà chỉ cách nhau một giàn hoa sứ, nhưng lại như ngàn dặm khi con tim yêu chẳng dám mở lời, chỉ ngày ngày trộm nhớ trộm thương. “Giàn hoa sứ ranh vườn” là ranh giới của hai nhà và cũng là ranh giới ngăn cách trái tim của chàng trai, ngại một khi tháo dỡ sẽ chẳng thể nhìn mặt nhau, chẳng thể thương thầm trộm mộng. Vậy nên chàng chỉ dám mơ ước, chỉ mong một ngày nào đó, đôi trẻ sẽ được nên đôi….nhưng tất cả chỉ là ảo ảnh của riêng chàng.Ca khúc "Hoa Sứ Nhà Nàng" của nhạc sĩ Hoàng Phương - Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

“…..Hôm qua mẹ bảo tôi nhờ hoa sứ nhà nàng

Ướp trà thơm đãi khách họ hàng cô bác đều khen

Nhờ nàng hái giùm tôi, màu hoa thắm chưa tàn

Nụ hoa còn giữ nhụy vàng, chắc nàng hiểu tình tôi……”

Câu nói: “Cao thủ không bằng tranh thủ” thật thích hợp trong trường hợp này, mượn việc mẹ thích ướp trà bằng hoa sứ mà kéo gần khoảng cách lứa đôi. Nhờ nàng hái hộ đôi nhành hoa sứ, từng nụ hoa vẫn còn lung linh đón nắng như sự trong trẻo của nàng đã làm xao động trái tim người nhạc sĩ. Những nụ hoa trắng được điểm xuyến nhụy vàng tươi, nếu sứ chỉ là một loài hoa đơn sắc sẽ chẳng để lại dấu ấn nhưng thêm chút điểm nhấn của nhụy lại lộng lẫy và kiêu sa. Như lời hẹn ước của chàng nhạc sĩ, sẽ biến cô trở thành nàng công chúa hạnh phúc nhất đời khi ở cạnh nhau – Nhưng ông lại sợ, sợ nàng không hiểu, sợ nàng không chấp nhận lòng này….

“….Nhưng đêm trở sầu, em bước qua cầu

Cuộc tình tan đau bể dâu.

Biết chăng ngày sau khi ngõ về gần nhau,

tình ôi đóm lửa phai màu….”

Tiệc nào mà tiệc chẳng tàn, tình nào tình chẳng tan, bao nhiêu lo âu về cuộc tình dang dở cũng thành sự thật. Bỗng một đêm sầu nhận được tin nàng bước sang ngang cùng mối tình chớm nở, nỗi đau như xé nát cả tâm can. Tình còn chưa dám ngỏ, vẫn ấp ủ mãi nơi đáy tim nhưng giờ đây chẳng thể nói nên lời vì nàng đã bước nhanh qua cầu “cuộc tình tan đâu bể dâu”. Biết đối mặt thế nào nếu một ngày nàng quay trở lại, quay lại cùng người thương, hạnh phúc tay trong tay như nhát dao đâm vào tim chàng nhạc sĩ, chỉ biết than trời “tình ôi đóm lửa phai màu”.Hoa Sứ Nhà Nàng - Tuấn Vũ || Bài Hát Để Đời Của Danh Ca Tuấn Vũ

“…..Đêm đêm ngủ mùi hương, mùi hoa sứ bẽ bàng

Hoa tình yêu rụng vỡ, một trời tim tím thở than

Nhà nàng với nhà tôi tình thân thiết vô vàn

Làm sao nàng nỡ phụ phàng, để tình tôi dở dang.”

Cũng là hương hoa sứ ngọt ngào ấy, thoang thoảng mùi hương nhẹ nhàng đưa hồn ta vào giấc ngủ, nhưng sao bây giờ mùi hương ấy lại khiến lòng ta dấy lên từng cơn đau buốt. Từng cánh hoa rơi rụng như tình mình vỡ tan, từng cánh hoa tàn như lời than thở thay cho mối tình dở dang. Với tác giả, nhành hoa sứ chẳng còn lung linh như thuở ấy, chẳng còn xinh đẹp như lúc ban đầu; tất cả chỉ còn lại là niềm thương, là nỗi buồn cho một cuộc tình chia ly – “Hoa tình yêu rụng vỡ, một trời tim tím thở than” câu hát làm người ta thương xót, một mối tình cứ ngỡ như thơ nhưng đâu ngờ lại chỉ là một giấc mơ.

Tương lai chẳng ai có thể đoán trước được điều gì, cứ ngỡ nhà chúng ta thân thiết như bạn tâm giao, nếu đôi mình cùng sánh bước trên con đường tương lai thì thân lại càng thêm thân. Nhưng không ngờ đấy lại chính là nỗi đau xé lòng, nàng nỡ phụ lòng tôi, nàng để tôi chìm trong những ký ức dở dang – “Làm sao nàng nỡ phụ phàng, để tình tôi dở dang.”

“HOA SỨ NHÀ NÀNG” như có một nguồn năng lượng không bao giờ cạn, có một sức sống mãnh liệt và lan tỏa vô cùng nhanh chóng. Tại thời điểm đó, từ đô thành hay về thị trấn, thậm chí là đến những miền nông thôn xôi; từ những cô cậu học sinh cho đến những người thanh niên đồng ruộng cũng đều có thể thành thạo mà đàn ca múa hát ca khúc này một cách nhuần nhuyễn. Là dòng nhạc vàng với giai điệu Bolero đằm thắm, ca khúc dù là câu chuyện chia ly buồn nhưng lại được vẽ nên trong khung cảnh đẹp vô cùng hòa với hương thơm dịu dàng của từng khóm hoa sứ trắng.