“Về thôn xưa ta hát khúc hoan ca
Ngọt bông lúa tình quê thêm đậm đà
Rào rạt bao niềm thương trong mái lá….”
Từng giai điệu nghe sau mà thân thương và quen thuộc, “LỐI VỀ XÓM NHỎ” là một bài hát khá quen thuộc với người dân cùng khán thính giả miền Nam Việt Nam vào giữa thập niên 1950. Đâu đâu cũng nghe thấy người ta ngâm nga giai điệu vui tươi ấy, từ nông thôn đến thành thị, từ đài phát thanh đến đầu môi của người qua đường,…đây có thể nói là thành công lớn của nhạc sĩ Trịnh Hưng.
Nhạc sĩ Trịnh Hưng tên thật là Trịnh Hưng nhưng sau này đổi tên thành Nguyễn Văn Hưng, ông sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Mất mẹ từ bé, ba là một quan huyện, mẹ ông chỉ là một thiếp thất nhỏ bé, nên từ bé ông đã được người bà con chăm sóc và nuôi lớn. Tập tành sáng tcas âm nhạc từ năm 1950 nhưng đến khoảng 5 – 6 năm sau ông mới thật sự được chú ý và được khán giả yêu nhạc biết đến. Những sáng tác của ông đa phần là những lời ca mộc mạc, ngọt ngào, mang đến cho người nghe cảm giác vui tươi cùng lạc quan, nghe nhạc của Trịnh Hưng ta thật sự cảm nhận được một cuộc sống thanh bình nơi làng quê yên ả. Trịnh Hưng được khán giả biết đến qua các ca khúc như: “Tôi yêu”, “Lúa mùa duyên thắm”, “Lối về xóm nhỏ”,….
Ca khúc “LỐI VỀ XÓM NHỎ” với một vùng đất tự do cùng cái nắng chan hòa sưởi ấm, sự thanh bình nơi thôn dã đã tạo nên nguồn cảm hứng sáng tác cho người nhạc sĩ tài hoa. Tiết tấu có phần nhanh chóng, nhưng lại bật lên những giai điệu vui tươi và chân chất của những con người vùng nông thôn nghèo khó. Từng ca từ trong sáng và mộc mạc nhưng lại chan chứa tình cảm quê hương, gợi cho người nghe một cảm giác mát lành nơi vùng quê thái bình, không khí trong lành như thanh lọc con người trước những bon chen của nơi đô thành. Nơi đây chỉ có những con người cần cù chịu thương chịu khó, chứ chẳng hề có sự lọc lừa, xô bồ; người dân chất phát, thật thà chứ không óc sự toàn tính, vụ lợi lẫn nhau. Giai điệu Mambo bắt tai được hầu hết người nghe miền Nam nhiệt tình đón nhận, bởi sự vui tươi và lạc quan của nó và họ nhìn thấy được hình ảnh của mình trong từng ca từ và giai điệu.
“Về thôn xưa ta hát khúc hoan ca
Ngọt bông lúa tình quê thêm đậm đà
Rào rạt bao niềm thương trong mái lá
Bờ dâu xanh, cô gái hát êm êm
Tầm mai chín gởi anh dâng mẹ hiền
Lòng già thêm hơi ấm khi chiều lên…..”
Mở đầu ca khúc chính là bức tranh nông thôn làng quê thanh bình cùng êm ả, người nhạc sĩ đã khoác lên mình một tấm áo vui tươi, hồn nhiên với đôi môi chưa hề khép lại khi được đặt chân tới vùng đất “bồng lai” này. Một bức tranh đầy màu sắc, có sắc vàng bông lúa ngọt ngào, có sắc xanh từng cành cây ngọn cỏ, sắc đỏ tươi của những quả dâu mọng nước,….phải chăng mẹ thiên nhiên đã quá ưu ái cho mảnh đất nông thôn này.
Hình ảnh quê hương đang vào mùa gạt hái, “ngọt bông lúa tình quê thêm đậm đà” lúa vàng đang trổ đồng đồng như vẫy tay chào đón người thanh niên vừa trở lại miền thôn dã. Những mái lá xanh xanh rì rào cất lên bao lời yêu thương như lời hỏi thăm sức khỏe, còn có những tiếng hát ngọt ngào của cô nàng hái dâu bên bờ mương xanh thắm,….Trên tay anh chính là nhành mai vàng đang khoe sắc tươi mới để thay lời xin lỗi của chàng đến người mẹ hiền nơi mái tranh nghèo vì đã rời đi quá lâu. Bao nhiêu muộn phiền nơi thành phố xa hoa ánh đèn đều bị dẹp bỏ khi đặt chân trở lại miền quê nông thôn, mọi thứ đều chân chất và chan hòa, như sưởi ấm tấm lòng người con xa xứ.
“…..Có những chiều hôm
Trời nghiêng nắng xế đầu hôm
Nắng xuống làng thôn
Làm cho đôi má em thêm hồng
Lúa đã lên bông
Mắt già tươi sáng thôi chờ mong
Tiếng hò cô gái bên Cửu Long
Mơ rằng mai lúa lên đầy bông…….”
Ánh nắng nơi thôn quê không chói chan như nơi đô thành, không bức người mà chỉ là sự nhẹ nhàng như sưởi ấm, như chiếu sáng bước chân của người nông dân. Yêu làm sao cái nắng chiều hôm, nhẹ nhàng nghiêng nghiêng soi rọi khắp vùng nông thôn, nắng chiếu làm ửng đỏ cả đôi má hồng của cô thiếu nữ.
Nắng chiếu lên những bông lúa như tiếp thêm nguồn sinh khí mới để cổ vũ cho những cây lúa trổ bông, mùa màn thêm đầm ấm. Yêu làm sao những cái nắng làm cho mắt mẹ già thêm sáng, nơi mái nhà có người vẫn ngày ngày chờ trong con quay trở lại và có thêm tiếng hát hò của cô gái bên dòng sông Cửu Long. Nông dân nơi thôn dã có mong cầu gì nhiều, chỉ biết đêm đêm nguyện cầu trời cao cho cây lúa trúng mùa, cho hạt lúa thêm nặng trĩu để có một mùa ấm no, không lo cơm ăn áo mặc “mơ răng mai lúa lên đầy bông”.
“…..Chiều hôm nay quay gót bước phiêu du
Về thôn xóm để vui chung ngày mùa
Đường về thôn quyện chân lên nhánh lúa
Vầng trăng nghiêng soi mái tóc em thơ
Vài cô gái nhỏ to vui chuyện trò
Đường về thôn niềm vui dâng đây đó”
Cuối bài hát, tác giả đưa chúng ta thực sự đứng nơi làng quê đầy một màu vàng ươm của lúa chín, truyền lửa cho sự háo hức của những người con khi được trở lại nơi miền thôn dã thân yêu. Cảnh vật như được thay một màu áo mới, vui tươi, lạc quan hòa mình với nhịp điệu rộn ràng của mùa gặt. Không chỉ vậy, mỗi đêm có ánh trăng lên, những tiếng cười đùa của những cô gái, hình ảnh vầng trăng nghiêng soi mái tóc của những đứa trẻ thơ ngây đã điểm tô thêm sắc màu trong sáng cho bức tranh.
Người ta bảo, “bệnh lây nhiễm” nhanh chóng nhất chính là cảm xúc, nhìn người khác vui tươi rạng rỡ, bất giác môi bạn cũng từ từ dâng lên nụ cười. Hình ảnh hào hứng của nơi thôn dã chính là điều mà bất kỳ người con xa quê nào cũng nhớ mãi chẳng quên, họ mong muốn được trở thành một phần tử để hòa chung sự yêu đời ấy. Những hình ảnh ảnh mộc mạc và giản dị những chứa đầy tình yêu thương, những cảm xúc chân thật của những người nông dân chất phát,…bạn sẽ dễ dàng bắt gặp tại một miền quê của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. “LỐI VỀ XÓM NHỎ” là những cảm xúc chân thật nhất của nhạc sĩ Trịnh Hưng, khi lần đầu đặt chân vào miền Nam, ông yêu lắm cái sự bình yên nơi miền thôn dã, những lời mời chân tình của những người dân nơi đây – Một vùng đất bình yên nhưng có sức hấp dẫn không thể cưỡng. Cũng chính sự yêu thương ấy đã cho ra đời nhạc phẩm tuyệt vời bất hủ theo thời gian của nhạc sĩ
Trích lời bài hát Lối Về Xóm Nhỏ:
Về thôn xưa ta hát khúc hoan ca
Ngọt bông lúa tình quê thêm đậm đà
Rào rạt bao niềm thương trong mái lá
Bờ dâu xanh, cô gái hát êm êm
Tầm mai chín gởi anh dâng mẹ hiền
Lòng già thêm hơi ấm khi chiều lên
Có những chiều hôm
Trời nghiêng nắng xế đầu hôm
Nắng xuống làng thôn
Làm cho đôi má em thêm hồng
Lúa đã lên bông
Mắt già tươi sáng thôi chờ mong
Tiếng hò cô gái bên Cửu Long
Mơ rằng mai lúa lên đầy bông
Chiều hôm nay quay gót bước phiêu du
Về thôn xóm để vui chung ngày mùa
Đường về thôn quyện chân lên nhánh lúa
Vầng trăng nghiêng soi mái tóc em thơ
Vài cô gái nhỏ to vui chuyện trò
Đường về thôn niềm vui dâng đây đó