Sự táo bạo chủ động của người con gái trong nhạc phẩm “Em đến thăm anh một chiều mưa” của Tô Vũ

Đăng ngày 21/08/2024

Nhạc sĩ Tô Vũ tên thật là Hoàng Phú, sinh ngày 9 – 4 – 1923 tại phủ Lạng Thương, Bắc Giang. Từ nhỏ ông đã chuyển vào Hải Phòng sinh sống cùng bốn người anh em ruột của mình, trong số đó có một người anh hơn ông ba tuổi, chính là nhạc sĩ Hoàng Quý, người có ảnh hưởng rất lớn tới ông trong những hoạt động âm nhạc của thời niên thiếu.Hoàn cảnh sáng tác "Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa" (nhạc sĩ Tô Vũ) - Tuyệt  phẩm trữ tình lãng mạn của thập niên 1940

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 11 năm 2002, chính nhạc sĩ Tô Vũ đã chia sẻ: Bài hát này được nhạc sĩ viết vào năm 1947, lúc 3 cô gái của huyện Tiên Lãng đi phục vụ chiến đấu nhưng chẳng may bị lạc đường và vô tình đó lại được tiếp nhận bởi đơn vị tuyên truyền huyện Kiến An của ông. Sau nhiều lần trộm nhìn ông và hai người bạn của ông tập hát, lúc đầu do là con gái nên cũng có phần e dè, ngượng ngùng, từ chối, thì sau vài lần mời mọc thì các cô nàng cũng đồng ý hợp ca cùng anh em đồng chí, mọi người ca múa tưng bừng, rất vui vẻ. Mưa dầm thấm đất, tiếp xúc lâu ngày cũng sinh tình và trong số ba người con gái ấy, ông bị ấn tượng bởi một cô gái có giọng hát rất hay, có vẻ vì lẽ đó mà bén duyên, hai người thường xuyên song ca cùng nhau. Và thế là ban nhạc tự phát của họ thường biểu diễn tại đơn vị và được hoan hô rất nhiều. 2 tháng nói dài không dài, nói ngắn cũng không ngắn trôi qua, cuộc vui nào cũng tàn, bữa tiệc nào cũng tan, các cô gái phải lên đường trở về đơn vị của họ, cách tiểu khu của ông cũng khoảng 8km. Khi nói lời chia tay sẽ không thiếu đi những lời hứa hẹn và họ cũng thế, họ đã đặt ra một lời hứa với nhau rằng cứ mỗi chủ nhật hàng tuần là sẽ gặp mặt nhau, cùng ca cùng múa, cùng vui vẻ với nhau như đã từng. Nếu các ông không qua thì các cô cũng sẽ đến và ngược lại, còn nếu cả hai bên đều đi thì sẽ gặp nhau ở giữa đường. Hôm ấy, một ngày mà có lẽ sẽ in sâu vào trong tâm trí của các anh chàng chiến sĩ, bởi cái ngày hôm ấy là một ngày mưa to tầm tã, ông đã định sang thăm nàng nhưng cơn mưa ngăn lối làm ông phải trú mưa vào mái đình và rồi ông đã trông thấy bóng dáng thân quen thấp thoáng trong màn mưa, đầu đội những giọt mưa trĩu hạt để đến tìm ông, thăm ông. Chính tình cảnh đó đã khiến cảm xúc nhạc sĩ dâng trào, ông đã cho ra đời những giai điệu đầu tiên: “Em đến thăm anh một chiều đông. Em đến thăm anh một chiều mưa. Mưa dầm dề, đường trơn ướt tiêu điều. Em đến thăm anh, người em gái…”. Một bài hát mà được viết nên bởi những cảm xúc chân thật, những câu chuyện xoay quanh cuộc đời của chính tác giả luôn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người nghe, khán giả cũng phần nào cảm nhận được những tình cảm, những chất chứa trong lòng của nhạc sĩ.

Bài hát “EM ĐẾN THĂM ANH MỘT CHIỀU MƯA” có giai điệu rất nhẹ nhàng và tràn đầy tình cảm, nó chất chứa biết bao tâm tư của người lính chiến, kể về câu chuyện của bản thân mình, đặt mình vào từng ca từ trong bài hát, ca từ như tự sự, như nói lên nỗi niềm xúc động của mình.

“Em đến thăm anh một chiều đông

Em đến thăm anh một chiều mưa

Mưa dầm dề, đường trơn ướt tiêu điều

Em đến thăm anh người em gái

Tà áo hương nồng

Mắt huyền trìu mến, sưởi ấm lòng anh

Em đến thăm anh chiều đông giá

Em đến thăm anh trời mưa gió

Đường xa lạnh lùng…”

Theo lẽ thường sẽ là chàng đến thăm nàng, vì thời xưa người con gái luôn giữ cho mình chút e thẹn của thiếu nữ, sẽ không chủ động tìm kiếm tình yêu, tìm kiếm chàng trai. Nhưng trong bài hát này, cô nàng đã rất can đảm theo đuổi định mệnh của đời mình, dù là chiều mưa gió cũng không ngăn được bước chân của nàng. Chính điều này đã tạo cho Tô Vũ những cảm xúc mãnh liệt trong lòng, để có thể viết lên chính ca khúc này với những ca từ mạnh mẽ và chân thật.Hoàn cảnh sáng tác "Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa" (nhạc sĩ Tô Vũ) - Tuyệt  phẩm trữ tình lãng mạn của thập niên 1940

Lời nghẹn lời, nhìn em bâng khuâng không nói một câu

Lòng bồi hồi, hồn anh như say như ngây, vì đâu?

Gió đưa cánh chim trời

Đó đây cách xa vời

Chiều vui mưa nặng cánh

Khá thương kiếp bềnh bồng

Dẫu khăng khít đôi lòng

Chiều nào thôi xa anh!

Có hay lúc em về

Gót chân bước đi âm thầm

Trên đường một mình ngoài mưa,

mưa như mưa trong lòng anh

Lòng bồi hồi nhìn theo chân em,

chìm trong ngàn xanh

Ta ước mơ một chiều thêu nắng

Em đến chơi quên niềm cay đắng

… và quên… đường về.”

Khi nhìn thấy hình ảnh người con gái đội mưa, đội gió đến thăm mình, ông đã vô cùng bàng hoàng và xúc động. Tất cả mọi cảm xúc dường như cô đọng lại và không thể nói hết ra bằng lời nói nên hai người cứ ngồi nhìn nhau như thế. Thời gian trôi qua cũng đã đến lúc hoàng hôn dần buông xuống, cũng đến lúc cả hai phải chia tay nhau để quay lại đơn vị, tiếp tục công tác vì hòa bình của Tổ quốc. Thấy nàng dù mưa gió bão bùng cũng không quảng ngại mà đến cùng mình hát ca, tâm sự, ông đành lòng nào để nàng cô đơn, dưới cơn mưa vẫn còn bập bùng, gió vẫn thổi xoáy từng cơn, trong người có không được khỏe, ông vẫn đội mưa đạp gió để đưa được người thương ra tận bến đò. Khi đò đã nhổ sào, từ từ rời bến, Tô Vũ vẫn đứng yên tại chỗ bất chấp mưa gió, mắt nhìn, hồn như bay lơ lửng theo bóng dáng người con gái sang sông, cho đến khi cô ấy lên bờ rồi khuất hẳn sau màn mưa giăng giăng phủ kín cảnh và người, ông mới lững thững trở về ngôi đền cô quạnh. Tất cả làm nên một chuyến đi của một cuộc tình đẹp, khắc sâu vào tâm trí của Tô Vũ một dấu ấn khó phai mờ. Và cũng chính vì sự kiện ngày hôm đó mà chúng ta đã có thể thưởng thức được một nhạc phẩm với giai điệu êm đềm, buồn day dứt, lời hát trữ tình da diết, là sợi tơ lòng thật trung thực nên được mọi người mến chuộng. Cái hay của người nhạc sĩ là ở đó, chỉ với một hình ảnh, một chút cảm xúc dâng trào cũng có thể tạo nên một bản tình ca khiến người thương nhớ.

Nhạc sĩ Tô Vũ: Một hành trình đa thanh điệu - Tuổi Trẻ Online