Chốn Thiên đường – Hoang vắng lạnh lẽo và cuộc đời u buồn của nàng tiên Giáng Hương qua nhạc khúc “Cành hoa trắng”

Nhạc sĩ Phạm Duy (1921- 2013) là một nhạc sĩ gạo cội là “Đại vương của nhạc phổ thông Việt Nam”. Suốt chặng đường sống và sáng tác, sống với niềm đam mê ca hát và viết nhạc của mình, Phạm Duy đã lại một kho tàng đồ sộ về số lượng, phong phú và đa dạng trên mọi chủ đề. Nhạc của Phạm Duy mang một nét riêng và “đậm chất Phạm Duy”.

Nhạc sĩ Phạm Duy

“Ông viết nhạc không chỉ bằng cảm hứng sáng tạo nói chung mà hẳn còn bằng cả sự tính toán, tư duy lý tính của một nhà nghiên cứu. Có thể vì thế mà chất liệu dân gian trong các tác phẩm của ông được đánh giá là nhuần nhuyễn hòa quyện với những tinh chất chắt lọc, chứ không “thuổng” nguyên vẹn từng chuỗi giai điệu cổ nhạc như nhiều nhạc sĩ khác.” (Nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền).

Một sáng tác khá nổi tiếng của Phạm Duy đậm chất cổ tích nhưng mang buồn của đời thật là nhạc khúc “Cành hoa trắng”. “Cành hoa trắng” là một bài hát được sáng tác năm 1950, bài hát như một câu chuyện buồn về nàng tiên Giáng Hương bị giáng xuống trần gian. Nàng tiên ấy hóa thành bông hoa đẹp giữa trần gian nhưng hoa đẹp lại vội tàn, để lại muôn vàn tiếc thương.

Một đàn chim tóc trắng
Bay về qua trần gian
Báo tin rằng : Có Nàng Giáng Hương
Nàng ngồi trên cung vắng
Trong một đêm tàn trăng
Phá then vàng bước vào vườn hoang.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Thái Thanh trình bày.

Mở đầu bài hát là một không gian tiên, với đàn chim tóc trắng đang bay về trần gian để bán tin rằng “Có nàng Giáng Hương” vào một đêm trăng vắng đã phá then vàng mà bước vào vườn hoang.

Nàng Giáng Hương là một nhân vật trong “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ. Trong truyện gốc của Nguyễn Dữ, nàng tiên Giáng Hương trong một lần xuống hạ giới rong chơi, vô tình làm gãy cành hoa của chùa, chùa muốn nàng phải đền cành hoa, khi ấy chàng thư sinh Từ Thức đã cởi áo đền hoa giúp Giáng Hương. Sau này, một lần Từ Thức lạc vào trong chốn tiên cảnh thì gặp lại Giáng Hương, hai người nên duyên chồng vợ. Nhưng một năm sau đó, Từ Thức muốn trở lại dân gian để thăm người nhà, khi đi Giáng Hương đã đưa chàng một mảnh giấy, và dặn chàng khi về lại trần gian hãy mở ra xem. Từ thức tìm về lại quê nhà ngày ấy nhưng phong cảnh khác hẳn xưa, chỉ còn hai bên khe núi là vẫn nguyên như trước. Chàng đem họ tên mình hỏi thăm các cụ già trong làng thì có một cụ trả lời: “Thuở bé tôi nghe nói ông cụ tam đại nhà tôi cũng cùng tên họ như ông, đi vào núi mất đến nay đã hơn 80 năm, nay đã là năm thứ 5 niên hiệu Diên Ninh là đời ông vua thứ ba của triều Lê rồi (tức năm 1459 đời vua Lê Nhân Tông)”.Từ Thức buồn rầu, muốn lại ngồi lên xe tiên để đi, thì xe đã hóa thành chim loan bay đi mất rồi. Mở bức thư của Giáng Hương ra xem, chàng chỉ thấy có dòng chữ: “Ở nơi tiên cảnh, cùng nhau kết bạn, nay duyên xưa đã hết, không còn mong hội ngộ”.

Phạm Duy chỉ mượn ý truyện mà không mang cả truyện xưa vào. Với “Cành hoa trắng”, nhạc sĩ kể lại rằng nàng tiên Giangs hương ấy cô đơn “ngồi trên cung vắng” trong một đêm trăng cũng tàn, ngàng bẽ khóa vàng mà vào chốn vườn hoang ngắn cấm. Phạm luật trời nên mới bị giáng xuống trần hóa kiếp thành hoa.

Không gian tràn dâng niềm thương
Rồi tiếng hát sui cuộc tình duyên
Bao nhiêu nàng tiên nỉ non
Làm huyên náo Thiên Đường lạnh lẽo.
Trời đày cô tiên nữ
Xuống đầu thai thành hoa
Giữa đêm mờ, hoa nở ngát hương
Người về trong đêm tối
Ôm cành hoa tả tơi
Bóng in dài gác đời lẻ loi.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Khánh Ly trình bày.

Mặc dù được bao nàng tiên nỉ non xin tha, nhưng luật trời khó cãi, trong không gian trào dâng niềm thương, trong tiếng nỉ non và theo tiếng hát sui cuộc tình duyên, nàng Giáng Tiên hóa thành một bông hoa chốn trần gian. Chỉ là dù hóa kiếp thành hoa, nàng vẫn cô đơn, hoa ấy chỉ nở và ngát hương mỗi khi đêm về. Trong một đêm tối, có người “ôm cành hoa tả tơi/ Bóng in dài gác đời lẻ loi”. Hình ảnh “bóng in dài gác đời lẻ loi” có thể khiến cho ta hiểu theo nhiều nghĩa, là nàng Giáng Tiên ôm cành hoa tiếc thương cho phận mình hay một người phàm ôm cành hoa mà tiếc thương số phận hoa nở rồi hoa tàn của Giáng hương chăng? Và dù là giả thuyết nào thì hình ảnh đó vẫn là chi tiết đượm buồn của bài hát. Nàng giáng tiên trong nhạc khúc của Phạm Duy hiện lên với một thân phận cao quý là tiên nhân, một mỹ nhân chốn tiên cảnh nhưng lại chịu cảnh cô đơn lẻ loi trong cung vắng đêm trăng tàn. Phải chăng “hồng nhan bạc phận” là câu nói ứng nghiệm cho nàng. Dù bị trời đày làm hoa, nhưng nàng vẫn chịu kiếp hoa cô đơn. Dù rằng loài hoa ấy đẹp và ngát hương, nhưng chỉ nở trong đêm không người biết.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Hương Lan trình bày.

“Cành hoa trắng” được sáng tác trên nền nhạc chậm buồn nên lời ca cũng da diết ngân dài như nỗi buồn của giáng tiên đêm từng đêm trong cung vắng. Nhạc sĩ Phạm Duy đã kết hợp giữa cái hư và thật, nàng tiên Giáng Hương có lẽ không có thật, nhưng loài hoa ngát hương mỗi đêm thì lại có thật và nỗi chua xót của “đời lẻ loi” mà Phạm Duy viết nên thật sự đã đi vào lòng người nghe. Chậm buồn mà da diết tiếc thương là những gì mà “Cánh hoa trắng” mang lại cho người nghe mỗi khi nhạc khúc ngân vang.


Lời bài hát Cành Hoa Trắng – Phạm Duy

Một đàn chim tóc trắng
Bay về qua trần gian
Báo tin rằng : Có Nàng Giáng Hương
Nàng ngồi trên cung vắng
Trong một đêm tàn trăng
Phá then vàng bước vào vườn hoang.
Không gian tràn dâng niềm thương
Rồi tiếng hát sui cuộc tình duyên
Bao nhiêu nàng tiên nỉ non
Làm huyên náo Thiên Đường lạnh lẽo.
Trời đầy cô tiên nữ
Xuống đầu thai thành hoa
Giữa đêm mờ, hoa nở ngát hương
Người về trong đêm tối
Ôm cành hoa tả tơi
Bóng in dài gác đời lẻ loi.

Đánh giá post

Viết một bình luận