“Cánh buồm chuyển bến” “một tình yêu bao la mây trời”

Đăng ngày 21/07/2024

Hoài Linh (1920-1995) là một nhạc sĩ nhạc vàng nổi tiếng. Ông còn được mệnh danh là người mang biệt tài đặt lời ca. Lời ca của Hoài Linh được đánh giá là đơn bay bướm, văn hoa, có vần có điệu. Mỗi lần soạn nhạc, ông viết ra giấy cả một lô danh từ hay tính từ cùng vần với câu trên để ông để lựa chọn. Hoài Linh thích sử dụng từ Hán Việt. Nhiều nhạc sĩ đã nhờ ông viết lời nhạc của mình như Minh Kỳ, Tuấn Khanh, Song Ngọc, Mạnh Phát, Văn Phụng, Nguyễn Hiền… Vì thế hầu hết các sáng tác của ông đều là các tác phẩm kết hợp của nhạc – thi – họa, và “Cánh buồm chuyển bến” là một sáng tác theo khuynh hướng đó. “Cánh buồm chuyển bến” là một nhạc khúc vẽ lại bức tranh con thuyền nhỏ với cánh buồm lênh đênh trên biển tình rộng lớn, Con thuyền ấy chở đầy tình yêu và nỗi nhớ của tác giả với quê hương, chở “một tình yêu bao la mây trời”.

Nhạc sĩ Hoài Linh

Có những cánh buồm lạc hướng tâm hồn dạt sóng đi xa
Lênh đênh sông hồ về bến mong chờ từ bao năm qua
Sao đi đi mãi không lạnh con tim
Cho đây thương đấy, bao giờ thôi quên
Ai nhớ thương ai trong giấc êm đềm tha thiết gọi tên

Tâm hồn như những cánh buồm nhỏ “lạc hướng” để rồi “dạt sóng xa bờ”. Cánh buồm tâm hồn cứ lênh đênh trên sông hồ của trần ái để “bến mong chờ từ bao năm qua”. Ngoài kia có một người cứ mãi đi xa như cánh buồm lênh đênh lạc hướng giữa sông hồ và cũng có một người mãi ở quê hương đợi chờ như bến mỏi mong chờ con thuyền xưa, mong chờ cánh buồn ấy quay về. Nhưng “sao đi đi mãi không lạnh con tim/ Cho đây thương đấy, bao giờ thôi quên”, và dù cho người kia có đi bao lâu và đi bao xa thì “đây thương đấy” không bao giờ phôi pha, không bao giờ quên đi… Vẫn mãi nhwos thương người đi xa, vẫn hằng gọi tên người trong mỗi giấc mơ đếm “Ai nhớ thương ai trong giấc êm đềm tha thiết gọi tên”.

Chim xưa nhớ rừng, như trời nhớ sao, như mình nhớ nhau
Đêm nghe gió lộng, thương cho lá rụng.. sầu nghiêng nghiêng bóng
Đường đời buồn tênh, sông hồ lấp bến
Có một tình yêu, bao la mây chiều
Câu ca muôn đời,
Chẳng màng gì khi chỉ một tình yêuNỗi nhớ của tác giả và người bạn như nỗi nhớ khi chim xa nhớ về rừng, như bầu trời đêm nhớ về sao. Các cặp hình liên tưởng với mối gắn bó không rời như một sự khẳng định cho nỗi nhớ của tác giả. Nỗi nhớ ấy bao trùm lên không gian, và vượt ngoài khoảng cách địa lý, dù xa nhau nhưng lòng vẫn nhớ thương khôn nguôi về hình bóng ấy “Đêm nghe gió lộng, thương cho lá rụng.. sầu nghiêng nghiêng bóng”. Nỗi nhớ thương khiến lá kia phải sầu buồn rơi rụng, trong đêm lộng gió ấy, gió như cuốn theo nỗi nhớ của người “có một tình yêu, bao la mây chiều” để nhắn gửi nỗi lòng về một nơi xa. “Câu ca muôn đời/ Chẳng màng gì khi chỉ một tình yêu” như một lời khẳng định cho tình yêu muôn đời, cả một đời chỉ sắc son thủy chung cho một tình yêu.

Cánh Buồm Chuyển Bến - Hồng Quyên & Thạch Dũng | Official MV

Sự tài hoa của nhạc sĩ Hoài Linh là khi lồng ghép tình yêu và thiên nhiên, câu ca nhẹ nhàng mà như vẽ bức tranh về núi rừng về đường đời sông hồ, bức tranh ấy lại không chỉ chứa cảnh núi sông đường đời thênh thang mà còn mang một nỗi buồn của người lãng tử. Đâu đó vương vấn trong cảnh tranh và tâm hồn nhớ nhung về một người nơi xa, là sự lồng ghép của một tình yêu muôn đời trong nét vẽ đơn sơ.

Có những cánh buồm.. chuyển bến quay về, về với quê hương
Bao năm mong chờ giờ đã héo mòn buồn hoen đôi mi
Mây giăng giăng lối.. cho chiều nay mưa
Cây đa bến cũ, con đò năm xưa
Sông nước lững lờ …
Ca khúc mong chờ xin ghép vào đời

Có những cánh buồm sao bao năm phiêu bồng trên sông hồ nay đã chuyển hướng về bến bến kia, để “Bao năm mong chờ giờ đã héo mòn buồn hoen đôi mi”. Cảnh tương phùng khiến bao chờ đợi nhớ nhung nay được gặp lại người xưa mà lệ trào dâng “hoen đôi mi”. Nhưng vẫn còn những tâm hồn phiêu đãng, vẫn còn những cánh buồm cô đơn vẫn ở ngoài biển hồ cuộc đời mà chưa cập về bến xưa. Chiều nay mây giăng lối về, trời đổ cơn mưa, cây đa bến cũ, con đò năm xưa nay vẫn ở đây. Chỉ là con nước lênh thênh “sông nước lững lờ”, cảnh buồn ngày mưa.

“Ca khúc mong chờ xin ghép vào đời”, câu ca khép lại bài hát như một dấu câu chấm hết cho nỗi mong chờ người về, xin khép lại những khúc ca mong chờ, khép lại những mòn mỏi ngóng trông, tất cả xin cất lại và trao lại cho đời…

“Cánh buồm chuyển bến” một bài ca nhẹ nhàng mà vấn vương, không nói về tình yêu mãnh liệt nhưng lại gây bao nỗi nhớ thương trong cảnh sắc quê hương. Tác giả không viết một tình yêu cuồng nhiệt, cũng không vẽ lên cảnh núi non hùng vĩ, nhưng đâu đó phiêu lãng trong từng khuông nhạc, người nghe vẫn thấy được cảnh sông hồ mênh mông và nỗi nhớ vấn vương, một sự đợi chờ của bến kia và một tình yêu mãi một đời của cánh buồm kia. Tất cả nhẹ nhàng mà chạm vào trái tim người nghe những rung cảm sâu sắc nhất.

Lênh đênh sông hồ về bến mong chờ từ bao năm qua
Sao đi đi mãi không lạnh con tim
Cho đây thương đấy, bao giờ thôi quên
Ai nhớ thương ai trong giấc êm đềm tha thiết gọi tên

Cánh buồm chuyển bến

Chim xưa nhớ rừng, như trời nhớ sao, như mình nhớ nhau
Đêm nghe gió lộng, thương cho lá rụng.. sầu nghiêng nghiêng bóng
Đường đời buồn tênh, sông hồ lấp bến
Có một tình yêu, bao la mây chiều
Câu ca muôn đời,
Chẳng màng gì khi chỉ một tình yêu.

Có những cánh buồm.. chuyển bến quay về, về với quê hương
Bao năm mong chờ giờ đã héo mòn buồn hoen đôi mi
Mây giăng giăng lối.. cho chiều nay mưa
Cây đa bến cũ, con đò năm xưa
Sông nước lững lờ ..
Ca khúc mong chờ xin ghép vào đời