Cảm nhận về bài hát “Sắc hoa màu nhớ” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

Đăng ngày 21/07/2024

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sinh năm 1932 tại quận nhất, Sài Gòn, mất vào năm 2018 do tuổi già. Nguyễn Văn Đông nguyên là Đại tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa tuy nhiên nhiều người còn biết đến ông với tư cách là một nhạc sĩ nổi tiếng qua các ca khúc như “Chiều mưa biên giới”, “Sắc hoa màu nhớ”, “Niềm đau dĩ vãng”… Trong lĩnh vực âm nhạc ông có rất nhiều bút danh khác nhau như Phượng Linh, Phương Hà, Vì Dân và Đông Phương Tử.Nơi Cuối Chân Mây: SẮC HOA MÀU NHỚ và Dòng Nhạc của Nguyễn Văn Đông

Ca khúc “ Sắc hoa màu nhớ” được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sáng tác khi sử dụng nghệ danh là Vì Dân, khi được hỏi về hoàn cảnh sáng tác bài hát ông chia sẻ rằng: “Ngày đó Đồng Tháp Mười còn là đồng không mông quạnh, lau sậy ngút ngàn, dân cư thưa thớt, sống co cụm trên những gò đất cao giữa vùng đồng lầy nước nổi quanh năm. Người ở hậu phương lúc bấy giờ nhìn về Đồng Tháp Mười như là vùng đất bí hiểm với những huyền thoại Lúa Ma nuôi quân đánh giặc, về Tổng Đốc Binh Kiều, Thiên Hộ Vương thời chống Pháp qua những trận đánh lẫy lừng ở Gãy Cờ Đen, Gò Tháp mà chiến tích được tạc vào bia đá ở Tháp Mười Tầng còn lưu lại đến ngày nay. Mùa xuân năm đó, đơn vị tôi đóng trên Gò Bắc Chiêng, có tên là Mộc Hoá, nằm sát biên giới Việt Nam-Campuchia, sau này là Tỉnh lỵ Kiến Tường… Vì còn độc thân nên tên tôi được ưu tiên ghi vào Sổ Nhật Ký Hành Quân và ở lại đơn vị trong những ngày Tết. Dù không ai nghĩ có đánh nhau ngày đầu năm nhưng quân lệnh phải được tuân hành nghiêm chỉnh. Trước ba ngày Tết, tôi được lệnh lên chốt tiền tiêu, tăng cường cho cứ điểm, mang theo chiếc ba-lô với chút hành trang lương khô, cùng tấm ảnh của người em gái hậu phương, cũng là cơ duyên sau đó để tôi viết nên bài tình ca Sắc Hoa Màu Nhớ.”

“Hoa phượng rơi đón mùa Thu tới.Nơi Cuối Chân Mây: SẮC HOA MÀU NHỚ và Dòng Nhạc của Nguyễn Văn Đông

Màu lưu luyến nhớ quá Thu ơi!

Ngàn phượng rơi bay vương tóc tôi.

Xác tươi màu pháo vui

tiễn em chiều năm ấy.

……

Tôi lại đi giữa trời sương gió.

Màu hoa thắm vẫn sống trong tôi.

Chiều Thu sau không qua lối xưa

để nhìn trời gió mưa.

Xác hoa hồng mênh mông.”

Có thể nói hoa phượng là một loại hoa gắn liền với mùa hè, theo lời hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông thì hoa đã bắt đầu rụng báo hiệu cho khoảnh khắc giao mùa, bắt đầu một mùa thu thương nhớ như ông đã viết“màu Lưu luyến quá thu ơi!”.  Nguyễn Văn Đông cảm thấy tiếc nuối những cánh hoa phượng rơi, ông nhớ những cánh hoa phượng vì đó là loài hoa in bóng kỉ niệm của ông. Ngày người yêu ông tiễn ông đi lính cũng là lúc muôn ngàn cánh phượng rơi, rơi vào mái tóc ông, rơi vào những kỉ niệm mà ông mang theo khi hành quân. Loài hoa phượng thông thường chỉ gắn liền với tuổi học trò nhưng với tác giả nó thật ý nghĩa, nó chính là loài hoa của sự thương nhớ là người chứng giám cho cuộc xa cách của ông và người tình.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, tác giả 'Chiều mưa biên giới' qua đời - Tuổi Trẻ Online

Khi ông hành quân quay về nơi chốn cũ, trên con đường ngày xưa mà đôi lứa hò hẹn. Vẫn hình ảnh con đường thân quen ấy, vẫn là những xác pháo vui nhộn nhịp, náo nhiệt cả con đường nhưng Nguyễn Văn Đông đã cảm nhận được đôi điều khác lạ. Hoa Hồng là một loài hoa tượng trưng cho tình yêu. Trong bài hát của Nguyễn Văn Đông lại chỉ có “xác hoa”, hoa hồng không còn nguyên vẹn như tình yêu của ông lúc đó dường như cũng đã tàn phai.

Tình yêu mà ông thương nhớ khi hành quân, là động lực để ông chiến đấu đã không còn nữa. Mất mát là vậy nhưng dường như với Nguyễn Văn Đông ông vẫn còn có tình yêu đất nước. Là một người lính, ông gửi một chút thương, chút nhớ cho núi sông nhưng đó lại là một tình cảm to lớn dành cho đất nước. Dù tình yêu đôi lứa đã không còn, dù nhiệm vụ đè nặng trên vai thì cũng thật khó để con người quên mối tình cũ, đặc biệt là một mối tình dang dở. “Phượng rơi rơi trong lòng tôi” nói lên những hoài niệm nhiều lúc cứ ùa về trong ông, tình cảm đôi lứa có lẽ không còn, nhưng những hoài niệm vẫn sẽ mãi khắc ghi trong tim.

Hoa Phượng đã rơi hết, màu đỏ cánh phượng đã không còn cũng chính là lúc mùa thu nồng nàn thương nhớ bắt đầu. Mùa thu là một khoảng khắc đặc biệt, nó trôi đi chậm chạp và nhẹ nhàng đôi lúc lại khiến con người ta vu vơ nghĩ về quá khứ. Nguyễn Văn Đông đã trải qua một mùa khác, đã không còn cánh hoa phượng hình ảnh của tình yêu trong quá khứ, không còn đi lại trên con đường xưa “Chiều Thu sau không qua lối xưa” nhưng ông không biết tại sao kỉ niệm trong lòng vẫn tuôn trào. Hình ảnh “xác hoa hồng mênh mông” về một mối tình không trọn vẹn làm ông cứ khắc khoải, Nguyễn Văn Đông dường như chỉ có thể nhấm nháp kỉ niệm và sống chung với nó.

Tuy bài hát “ Sắc hoa màu nhớ” được sáng tác trong thời kỳ cнιếɴ тʀᴀɴн khói lửa nhưng ca khúc của ông vẫn lãng đãng chất lãng mạn, vẫn là một đóa hoa thật đẹp cống hiến cho đời cho đến tận bây giờ.Nguyễn Văn Đông

Trích lời bài hát Sắc Hoa Màu Nhớ

Hoa phượng rơi đón mùa Thu tới.
Màu lưu luyến nhớ quá Thu ơi!
Ngàn phượng rơi bay vương tóc tôi.
Xác tươi màu pháo vui
tiễn em chiều năm ấy.

Xưa từ khu chiến về thăm xóm.
Ngàn xác pháo lấp lánh sao hôm.
Chiều hành quân nay qua lối xưa.
Giữa một chiều gió mưa
xác hoa hồng mênh mông.

Đời tôi quân nhân, chút tình riêng gửi núi sông.
Yêu màu gợi niềm thủy chung.
Nhưng rồi vẫn nhớ một trời, vẫn nhớ đời đời.
Phượng rơi rơi trong lòng tôi.

Thu vừa sang sắc hồng tô lối.
Tình Thu thắm thiết quá Thu ơi!
Nhìn màu hoa xưa tan tác rơi.
Nhớ muôn vàn nhớ ơi!
Hát trong màu hoa nhớ.

Tôi lại đi giữa trời sương gió.
Màu hoa thắm vẫn sống trong tôi.
Chiều Thu sau không qua lối xưa
để nhìn trời gió mưa.
Xác hoa hồng mênh mông.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *