Cảm nhận tình yêu mãnh liệt, nồng cháy qua bài hát “Tình khúc cho em” của nhạc sĩ Lê Uyên Phương

Trong làng âm nhạc, có những cặp đôi họ yêu nhau và lấy nhau cả trong đời sống và trong nghề nghiệp. Họ dựa vào nhau, họ chỉ bảo và dịu dắt nhau cùng đi vào lòng công chúng nghe nhạc. Và đặc biệt hơn,Lê Uyên Phương là nghệ danh chung của đôi vợ chồng nhạc sĩ Lê Minh Lập(sinh ngày 02/02/1941) và ca sĩ Lê Uyên Lâm Phúc Anh( sinh ngày 17/07/1952) .Nghệ danh Lê Uyên Phương là ông lấy chữ Phương trong tên mẹ, cùng với chữ Uyên tên người yêu đầu tiên mà ghép thành.

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương và danh ca Lê Uyên ghi dấu ấn trong đời sống nhạc Việt giai đoạn những năm thập niên 1970. Ảnh: TL
Nhạc sĩ Lê Uyên Phương và danh ca Lê Uyên ghi dấu ấn trong đời sống nhạc Việt giai đoạn những năm thập niên 1970. Ảnh: TL

Khởi điểm của nhạc sĩ Lê Uyên Phương là một giáo viên dạy ở Gia Lai.Thầy giáo Lê Mình Lập đã dùng nghệ danh Lê Uyên Phương để sáng tác những ca khúc đầu tay “yêu nhau khi còn thơ”. ít ai biết đến ông với vai trò là một nhạc sĩ. Người ta chú ý đến ông vì ông là con trai của công chúa Công Tôn Nữ Phương Nhi và là cháu ngoại của vua Thành Thái. Năm 24 tuổi, ông quyết định chuyển tới Đà Lạt sinh sống, để có cơ hội chơi nhạc và viết nhạc nhiều hơn. Thật hữu duyên, tại đây ông gặp cô tiểu thư gia đình giàu có gốc Hoa ở Sài Gòn nhỏ hơn 11 tuổi-Lâm Phúc Anh. Cô được gia đình đưa lên Đà Lạt để học trường Tây nội trú. Cha mẹ cô đâu biết con gái mình đã sớm phải lòng anh nhạc sĩ lãng tử ở cao nguyên Lâm Viên.”Hai đứa thích nhau ngay lập tức. Anh có dáng dấp đặc biệt và đôi mắt rất hiền từ, tôi thích lắm.Phải nói ảnh là người con trai đầu tiên mà tôi nhìn thì tôi có cảm xúc. Lúc đó tôi không hiểu được yêu là gì, chỉ thấy thích người này thôi. Hai đứa khi gặp nhau rồi, chỉ muốn ở bên cạnh nhau mọi lúc mọi nơi, không muốn rời nhau một phút nào hết”. 

Và từ đó thiếu nữ Lâm Phúc Anh đã dựa theo bút danh của tình nhân để lấy tên là Lê Uyên. Họ cùng nhau đi biểu diễn ở các phòng trà với sự tự giới thiệu :song ca Lê Uyên và Phương. Nhưng lúc ấy,mối quan hệ yêu đương này bị kịch liệt cấm cản nhiều lần vì  Lê uyên còn quá trẻ và thân thế của chàng trai hoàng tộc trong thân phận là nhạc sĩ Lê Uyên Phương không có gì là đáng tin cậy đối với gia đình doanh nhân gốc hoa khá quyền lực ở khu Chợ Lớn.Nhưng vì tình yêu mãnh liệt và có niềm tin vào ngày sẽ được ở bên nhau họ đã vượt qua được sự cấm cản này và kết hôn vào năm 1968.Và ca khúc Tình khúc cho em” được Lê Uyên Phương sáng tác dành riêng cho người tình bé bỏng coi như là lời tỏ tình sau khi họ trúng tiếng sét ái tình.

Bấm vào hình để nghe ca khúc Tình Khúc Cho Em do Lê Uyên & Phương trình bày.

Như hoa đem tin ngày buồn

Như chim đau quên mùa xuân

Còn trong hôn mê buồn tênh

Lê mãi những bước ê chề

Xin cho thương em thật lòng

Xin cho thương em thật lòng

Còn có khi lòng thôi giá băng

Bên cạnh những biến đổi trưởng thứ trong mạch nhạc, Lê Uyên Phương rất có duyên với những âm gây ấn tượng như nói, như thở than. Âm nhạc của ông thể hiện thân phận, chán nản trong cảm xúc: “Như hoa đem tin ngày buồn”, “Như chim đau quên mùa xuân”, “Còn trong hôn mê buồn tênh”, “Lê mãi những bước ê chề”, “Xin cho thương em thật lòng”,…. Theo Phạm Duy, đoạn đầu là một cách lập ngôn khác của Lê Uyên Phương như “ hoa đem tin ngày buồn” hay “chim đau quên mùa xuân”. Sự chán nản thể hiện rõ trong “lê mãi những bước ê chề”.

https://www.youtube.com/watch?v=m48CTnG-E5k

Bấm vào hình để nghe ca khúc do Duy Trác & Sĩ Phú trình bày.

Cho em môi hôn vội vàng

Cho em quen ân tình sâu

Dù em không mong dài lâu

Xin cất lấy ước mơ đầu

Cho tôi yêu em nồng nàn 

Dù tháng năm buồn vui bàng hoàng

Lê Uyên Phương đã tập cho người yêu hát những lời nồng cháy: “Cho em môi hôn vội vàng/Cho em quen ân tình sâu/Dù em không mong dài lâu/Xin cất lấy ước mơ đầu/Cho tôi yêu em nồng nàn/Cho tôi yêu em nồng nàn/Dù tháng năm buồn vui bàng hoàng”.Vân giai điệu đó, khi nhắc lại bằng ca từ tình yêu thì vẫn mang cảm xúc đó. Tác giả muốn trao nụ hôn đầu “vội vàng” để cho cô gái trẻ quen dần với tình yêu này. Tác giả muốn có một tình yêu thật nồng nàn, thật dài lâu với cô gái với những buồn vui hay khó khăn không đoán trước được của cuộc sống này.

Vì đâu mê say phồn hoa

Như áo gấm sáng lóng lánh

Ôm rách nát không tâm linh

Ôm tiếng hát không hơi rung nghèo nàn

Còn yêu chi hoa ngày xanh

Héo hon vì mong manh

Bỏ quên lại người sau ngỡ ngàng

Lối lập ngôn từ này dù có thế nào cũng đã có kế thừa từ các tác giả thời trước đó.

Thương em khi yêu lần đầu

Thương em lo âu tình sau

Dù gương xưa không được lau

Soi lấy bóng mối duyên sầu

Cho tôi yêu em nồng nàn

Cho tôi yêu em nồng nàn

Dù biết yêu tình yêu muộn màng

Tác giả “thương” người yêu vì ông là mối tình đầu của cô,thương vì hồi đó cô gái chưa biết yêu là gì, thương vì sự khác biệt về tuổi tác, thế hệ. Nhưng tác giả vẫn muốn “Cho tôi yêu em nồng nàn”, “Cho tôi yêu em nồng nàn”. Dù cho tình yêu này có là muộn màng.

Nghe xong toàn bộ bài hát, chúng ta mới thấu cảm được thực sự tình yêu nồng cháy và mãnh liệt của Lê Uyên Phương dành cho Lê Uyên. Họ là một thế hệ thanh xuân trong trẻo, muốn được sống, được yêu đương trong thanh bình.Năm 1979, vợ chồng nhạc sĩ Lê Uyên phương qua Mỹ định cư. Năm 1999, ông qua đời ở tuổi 58. Ca sĩ Lê Uyên nhớ lại hình ảnh ngày cuối cùng họ ở bên nhau : “Anh lúc nào cũng hoài niệm sự yên ả của Đà Lạt. Anh sợ đời sống phố thị với những sự không chân thật như sợ một đám cháy, mà nó có thể bén lửa lên mình và người mình yêu bất cứ lúc nào”.

4/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận