Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Bảy, Tháng Hai 11, 2023
No Result
View All Result
Thời Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Thời Xưa
No Result
View All Result
Home Bàn tròn âm nhạc

“Ướt mi” và ký ức của Trịnh Công Sơn về Thanh Thúy

by Mẫn Nhi
28/06/2022
in Bàn tròn âm nhạc
0
“Ướt mi” và ký ức của Trịnh Công Sơn về Thanh Thúy

Nữ ca sĩ Thanh Thuý cũng là người khơi gợi niềm cảm hứng sáng tác âm nhạc trong Trịnh Công Sơn.
Sinh thời, Trịnh Công Sơn cho biết, ông gặp Thanh Thúy năm 1958 tại phòng trà Mỹ Cảnh ở Sài Gòn. Đến đây để thưởng nhạc, uống trà, ông tình cờ nghe được nghe tiếng hát của Thanh Thúy.

Nhà thơ Nguyên Sa từng viết, Thanh Thúy là “nữ ca sĩ được ngợi ca nhiều nhất trong văи, trong thơ”. Bà được khán giả yêu mến, giới văи nghệ sĩ ngợi ca.

Mang trong mình một tâm  нồn thuần khiết, Trịnh Công Sơn cũng không thể kìm lòng trước giọng ca liêu trai, trầm buồn của giọng ca xứ Huế.

Nhạc sĩ viết một mảnh giấy nhỏ đề nghị Thanh Thúy hát bài “Giọt mưa thu” của Đặng Thế Phong. Bà nhỏ giọng cám ơn rồi cất tiếng hát.

Vài tháng trước đó, cha Thanh Thúy đã qua đời, còn mẹ của bà đang bị lao phổi nặng. Khi thể hiện ca khúc, bà không kiềm chế иổi cảm xúc, vừa hát vừa khóc.

Chìm đắm trong những rung động, Trịnh Công Sơn từng “thao thức với những khát khao, mơ ước là phải làm một cái gì đó để tỏ cho Thanh Thúy biết là tôi đang rất ngưỡng mộ nàng”.

Sau đó, Trịnh Công Sơn nhớ lại những giọt nước mắt của Thanh Thúy, sáng tác ca khúc “Ướt mi”. Trong một lần giới thiệu ca khúc, ông viết: “Những giọt nước mắt ấy như một cơn mưa nhỏ trên tâm  нồn mỏng manh của tôi đã khiến tôi phải lùi xa hơn nữa về một cõi đời nào còn xa xôi hơn từng làm tôi nhỏ lệ”.

Thanh Thuý là người góp phần phổ biến âm nhạc của Trịnh Công Sơn đến đông đảo khán giả, đặc biệt là ca khúc “Ướt mi” vang bóng một thời. Ảnh: GĐCC

Sau 3 tuần, Trịnh Công Sơn lấy hết can đảm gửi tặng trang giấy được chép nắn nót đến tay Thanh Thuý, bài hát mới được vang lên trên sân khấu. Khoảnh khắc Thanh Thúy cất tiếng hát “Ướt mi” là giây phút lịch sử, đưa nhạc Trịnh lần đầu tiếp cận với khán giả.

Cũng từ đó, mối giao tình của Trịnh Công Sơn và Thanh Thuý dần thành hình.

Nhà báo Nguyễn Công Khế, cũng là người thân cận với Trịnh Công Sơn từng kể nhạc sĩ họ Trịnh rất si mê Thanh Thúy.

“Cái dáng gầy, tà áo dài mong manh… khuất dần vào con hẻm nhỏ, tiếng guốc hối hả bước về phòng trọ cho kịp chăm sóc mẹ già đang вệин tật, đã làm anh Sơn xúc cảm”, ông Nguyễn Công Khế nói về câu chuyện của Trịnh và Thanh Thúy.

Từ bóng hình người trong mộng, Trịnh Công Sơn tiếp tục viết nên ca khúc “Thương một người” tặng Thanh Thúy.

Bước lên sân khấu ở tuổi 15, có lẽ cнíɴн Thanh Thuý cũng không ngờ rằng mình sẽ trở thành “Hoa hậu nghệ sĩ”, đồng thời là nàng thơ trong cuộc đời của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn.

Trong “Em và Trịnh”, vai diễn Thanh Thúy được giao cho diễn viên trẻ Phạm Nhật Linh. Cô được nhận xét có gương mặt góc cạnh, đôi mắt đượm buồn khá giống danh ca Thanh Thúy.

Trong đêm nhạc tưởng niệm, Nhật Linh chia sẻ, cô đã lo lắng đến “bủn rủn tay chân” khi tập hát cùng nhạc sĩ Đức Trí để tái hiện giọng hát của Thanh Thuý.

Phạm Nhật Linh (phải) tái hiện hình ảnh danh ca Thanh Thúy (trái) trong dự án điện ảnh “Em và Trịnh“. Ảnh: ĐP, GĐCC
Đánh giá post
Next Post
Hoài niệm về một ngôi trường đã xa nhưng vẫn còn in đậm dấu ấn trong thơ ca – Trường trung học nữ sinh Trưng Vương

Hoài niệm về một ngôi trường đã xa nhưng vẫn còn in đậm dấu ấn trong thơ ca - Trường trung học nữ sinh Trưng Vương

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về cнíɴн trị hay gán ghép tư tưởng không cнíɴн xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

“Chuyện ngày xưa” (Giao Tiên) – Nhạc khúc về chuyện tình từng đẹp như chuyện thần tiên nay lại vỡ tan trong niềm tiếc thương

1 năm ago

“Hạnh Phúc Lang Thang” (Anh Bằng & Trần Ngọc Sơn) – Cứ lang thang…hạnh phúc sẽ chẳng có bến dừng!

2 năm ago
Hãy cùng hồi tưởng lại những nét đẹp đặc trưng riêng của vùng đất Sóc Trăng ngày xưa

Hãy cùng hồi tưởng lại những nét đẹp đặc trưng riêng của vùng đất Sóc Trăng ngày xưa

12 tháng ago
Tuyển tập những bức ảnh đẹp về Cảnh Sát Quốc Gia VNCH qua bộ ảnh quý – Phần 2

Tuyển tập những bức ảnh đẹp về Cảnh Sát Quốc Gia VNCH qua bộ ảnh quý – Phần 2

1 năm ago
Bạch Công Tử Mỹ Tho (George Phước) – Tay chơi bậc nhất trời Nam

Bạch Công Tử Mỹ Tho (George Phước) – Tay chơi bậc nhất trời Nam

1 năm ago
“Nỗi Buồn Gác Trọ“ – Bài hát tâm tư ưu sầu của nhạc sĩ Mạnh Phát & Hoài Linh

“Nỗi Buồn Gác Trọ“ – Bài hát tâm tư ưu sầu của nhạc sĩ Mạnh Phát & Hoài Linh

3 năm ago
Tổng hợp những “Nhà Thương” nổi tiếng năm xưa – Những cái tên quen thuộc như Chợ Rẩy, Từ Dũ, Vì Dân …

Tổng hợp những “Nhà Thương” nổi tiếng năm xưa – Những cái tên quen thuộc như Chợ Rẩy, Từ Dũ, Vì Dân …

3 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed

Theo dõi chúng tôi trên

  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status