Tuyển tập những ca khúc để đời của cố nhạc sĩ Lam Phương

Để tưởng nhớ nhạc sĩ Lam Phương, Thời Xưa xin được biên soạn và gửi đến quý độc giả những ca khúc để đời do ông sáng tác để lại cho hậu thế. Những ca khúc này đa phần do nhiều danh ca nổi tiếng trong làng nhạc Bolero thể hiện.

1. Chuyến Đò Vĩ Tuyến – Hoàng Oanh.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Chuyến Đò Vĩ Tuyến do Hoàng Oanh trình bày.

Ca khúc “Chuyến Đò Vĩ Tuyến” được sáng tác vào năm 1956, đây là bản nhạc với giai điệu Rumba Lente nhẹ nhàng, không xô bồ, không gấp gáp mà nó có sự từ từ chầm chậm để đi vào lòng người nghe một cách nhanh nhất. Đây là một bài hát được sáng tác vào sự kiện vĩ tuyến 17 bị chia cắt, hai miền Nam – Bắc bị tách biệt từ giai đoạn năm 1954 đến năm 1975. Trong thời gian này, Lam Phương sáng tác mạnh mẽ về chủ đề dòng người di cư từ Bắc vào Nam lập nghiệp, sinh sống, tránh chiến tranh,…. “Chuyến Đò Vĩ Tuyến” kể về một cô gái lặng lẽ, đơn côi trên chiếc đò vắng người, đợi chờ người yêu có thể vượt sông Bến Hải để vào Nam tụ họp cùng mình trong đêm khuya hiu hắt. Nhưng chàng trai lại vì một lý do bất đắc dĩ nào đó đã bội ước cùng nàng, làm vỡ tan đi ước mơ sum họp của nàng, đập tan đi mái ấm hạnh phúc mà cô từng mơ ước nơi miền Nam trù phú, cá đầy ao, cua đầy đồng.

2. Thành Phố Buồn  – Tuấn Vũ

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Thành Phố Buồn do Tuấn Vũ trình bày.

“Thành phố buồn” của Lam Phương được ra đời năm 1970, khi nhạc sĩ theo đoàn văn nghệ Hoa Tình Thương của đoàn quân đội đi biểu diễn ở thành phố Đà Lạt mộng mơ. Bài hát không có từ nào nhắc đến Đà Lạt mà chỉ bằng hình ảnh lãng đãng khói sương, đường quanh co quyện gốc thông già, hay là con đường ngày xưa lá đổ… mà khói sương Đà Lạt được gọi về thật nhiều trong tâm tưởng người nghe. Tất cả những hình ảnh đó được Lam Phương dùng để kể câu chuyện đúng phong cách của mình lồng ghép vào một chuyện tình tan vỡ – một bản nhạc buồn của bolero bình dân tại thời điểm lúc bấy giờ.

3. Kiếp Nghèo – Thanh Tuyền

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Kiếp Nghèo do Thanh Tuyền trình bày.

Vào khoảng giữa năm 1954, khi những cơn mưa nặng hạt ở Sài Gòn bắt đầu phủ kín phố phường, thì Đakao, khu ông đang sống bị ngập úng nặng nề. Sau khi kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi, Lam Phương rã rời đạp chiếc xe đạp cũ kĩ về xóm trọ, thấy trước hiên nhà, mẹ ông đang loay hoay hứng nước mưa đang rơi lã chã. Căn nhà trọ ọp ẹp hiện ra trước mắt ông là một cảnh sống tăm tối của những phận đời trôi nổi, long đong. Chính giây phúc ấy trong đầu ông hiện lên những nốt nhạc để viết nên bài “ Kiếp nghèo”.

4. Bài Tango cho em –  Elvis Phương & Ái Vân.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Bài Tango cho em do Elvis Phương & Ái Vân trình bày.

Đời Lam Phương như một câu chuyện buồn dài tập, một con người tài hoa với hơn 200 bài hát làm say mê biết bao tâm hồn, giờ mong manh như lời bài hát của chính ông. Và trong tuyển tập hơn 200 bài hát đó, không thể nào không kể đến bài hát gây ấn tượng mạnh đến người nghe, dù qua bao nhiêu năm thì vẫn được nhiều nghệ sĩ lựa chọn trình bày rất thành công – Ca khúc “Bài Tango cho em”.

5. Chiều Tây Đô – Duy Khánh

https://www.youtube.com/watch?v=13vxhnJmdx0

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Chiều Tây Đô do Duy Khánh trình bày.

Nhạc phẩm “Chiều Tây Đô” của nhạc sĩ Lam Phương được sáng tác vào năm 1984 tại Paris. Bài hát muốn truyền tải đến ta nỗi nhớ của tác giả đến vùng đất Tây Đô – Thủ đô của miền Nam Việt Nam, nơi người thương của ông vẫn đang chờ đợi, từng ngày mong ông quay về. Không chỉ thế, qua những thông tin có được từ báo chí kể về vùng đất Tây Đô của sau những năm 1975, ông đã vẽ nên một viễn cảnh tang thương và xơ xác, người người mất nhà, trẻ nhỏ thì lang thang đói kém, không gian bị bao trùm bởi màu đen u tối,….Ông đồng cảm, ông xót thương cho những người tha hương, không chốn nương tựa.

6. Phút Cuối  – Bằng Kiều

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Phút Cuối do Bằng Kiều trình bày.

Bài hát “Phút Cuối” được nhạc sĩ Lam Phương sáng tác vào năm 1971, được biết ông viết ca khúc trong khoảng thời gian cuộc tình của ông và ca sĩ Hạnh Dung đang gặp bế tắc. Nhạc sĩ Lam Phương không chỉ gửi tặng Hạnh Dung một bài hát mà trong đó còn là tình cảm của ông và cũng là một lời tạm biệt nhưng không đành.

7. Đường Về Quê Hương – Hương Lan.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Đường Về Quê Hương do Hương Lan trình bày.

“Đường về quê hương” là một trong những bài hát tôi thích nhất của nhạc sĩ Lam Phương. Một người nhạc sĩ luôn dành tình yêu thương cho quê hương nước nhà. Ông đã viết hàng loạt các bài hát về quê hương và album nhạc Lam Phương được nhiều ca sĩ chọn phát hành như: Hương Lan, Bạch Yến, Lệ Quyên,… Trong các tác phẩm về quê hương ấy, bài hát để lại trong tôi cảm xúc sâu sắc nhất chắc hẳn phải kể đến “Đường về quê hương”. Mỗi khi nghe bài hát này tôi đều cảm nhận được cảm xúc của những người con bị lưu vong nơi đất khách quê người với mong muốn một ngày không xa sẽ được trở về Việt Nam. Bài hát được nhạc sĩ Lam Phương sáng tác vào năm 1964 trong thời kỳ khôi phục phát triển kinh tế.

8. Tình Bơ Vơ – Elvis Phương.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Tình Bơ Vơ do Elvis Phương trình bày.

Trong đó ca khúc Tình bơ vơ khắc họa sâu sắc về những chênh vênh của tình cảm đơn phương giấu kín trong nỗi mặc cảm về thân phận trong lần ra đi thứ hai của nữ danh ca Bạch Yến khi bà sang Mỹ.

9. Tình đẹp như mơ – Ngọc Lan

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Tình Đẹp Như Mơ do Ngọc Lan trình bày.

Cuộc đời Lam Phương như một câu chuyện buồn dài tập, một con người tài hoa nhưng luôn lận đận trong tình yêu với hơn 200 bài hát làm say mê biết bao tâm hồn. Và trong tuyển tập hơn 200 bài hát đó, không thể nào không nhắc đến bài hát gây ấn tượng mạnh đến người nghe, dù qua bao nhiêu năm dài thì vẫn nhiều nghệ sĩ chọn và trình bày rất thành công ca khúc “Tình đẹp như mơ”.

10. Lầm – Elvis Phương

https://www.youtube.com/watch?v=lOEhKNZbo7k

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Lầm do Elvis Phương trình bày.

Nhạc phẩm “LẦM” không chỉ là một bản tình ca sâu lắng, thiết tha, mà nó còn mang một sắc thái bi thương cho một cuộc tình tan vỡ nơi đất khách quê người. Tác giả biết mình đã sai khi mang theo vợ đến với vùng đất mới, bỏ lại tất cả tiền tài, danh lợi và cả sự nghiệp của mình. Biết sai nhưng làm sao mà sửa được lỗi này, vì cuộc tình này đã vỡ tan rồi còn đâu. Nếu trên đời có chữ “NẾU” thì liệu anh có làm như vậy không? Nhưng tiếc là không có chữ “NẾU” xuất hiện và mọi chuyện đã kết thúc trong bi thương.

11. Ngày Hạnh Phúc

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Ngày Hạnh Phúc

Ca khúc “Ngày Hạnh Phúc” của nhạc sĩ Lam Phương, được ông viết năm 1959 trong niềm hân hoan, tràn ngập hạnh phúc vì được nên duyên vợ chồng cùng nữ kịch sĩ Tuý Hồng. Với nhịp điệu vui tươi, hình ảnh trong bài hát đơn giản nhưng vẽ ra một khung cảnh yên vui thanh bình mà ai cũng mơ ước có được, mang lại cảm giác thư thái hân hoan, như là được nạp thêm năng lượng từ ánh hừng đông chiếu sáng, xua tan đi những đám mây xám ảm đạm bi quan , mang lại ý sống tươi đẹp muốn vươn lên trong cuộc đời.

12. Như Giấc Chiêm Bao – Elvis Phương.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Như Giấc Chiêm Bao do Elvis Phương trình bày.

Bài hát “NHƯ GIẤC CHIÊM BAO” dường như đang tường thuật lại một cuộc tình với bao hối tiếc khi đôi lứa phải chia lìa đôi ngã. Một cuộc tình đẹp là thế, hạnh phúc gần như đã mỉm cười nhưng kết thúc lại khiến người ta đau đến tận tâm can. Để rồi khi nhìn lại cứ ngỡ đó là một giấc chiêm bao, cứ ngỡ đó chỉ là tưởng tượng, khi tỉnh giấc mọi thứ đã trở về đúng vị trí của nó. Trong cuộc sống này cũng vậy, sẽ chẳng có gì là mãi mãi, rồi mọi thứ, mọi người đều sẽ rời bỏ ta dù sớm hay muộn. Cuộc đời này chỉ như một giấc chiêm bao thôi, chủ yếu vẫn là người trong mộng muốn mơ như thế nào và muốn kết thúc giấc mộng ấy ra sao thôi!

13. Trăm nhớ ngàn thương – Thanh Lan

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Trăm Nhớ Ngàn Thương do Thanh Lan trình bày.

Nhạc phẩm “Trăm nhớ ngàn thương” trong một vở kịch của Túy Hồng đã làm thổn thức trái tim của biết bao nhiêu khán giả khi xem kịch.

14. Thu Sầu – Ngọc Lan

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Thu Sầu do Ngọc Lan trình bày.

Ca khúc “THU SẦU” được ông sáng tác vào năm 1969 khi cuộc chiến đang tiến vào thời kỳ khốc liệt của cuộc Tổng tiến công năm Mậu Thân (1968). Mặc dù, đây không là tình khúc xuất sắc nhất, thành công nhất của nhạc sĩ, nhưng “THU SẦU” lại chính là nhạc khúc mang giá trị nghệ thuật cao nhất của ông bởi giai điệu êm ái, nhẹ nhàng cùng lời ca gợi lên nỗi buồn miên man trong cuộc tình đầy ngang trái và ý nghĩa cao thượng không gì sánh bằng.

15. Tình Anh Lính Chiến – Trường Vũ

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Tình Anh Lính Chiến do Trường Vũ trình bày.

Trong thập niên 1950 chịu ảnh hưởng của cuộc di cư 1954, tác giả cho ra rất nhiều bài hát và đặc biệt trong đó là ca khúc Tình anh lính chiến nổi danh thời đó và được nhiều người lính chiến mến mộ ghi chép và hát lại.

Có thể nói vì cũng là lính nên nhạc sĩ Lam Phương thấu hiểu viết lên thay lời của anh em chiến hữu bên nhau ở thao trường. Sau thời gian thao trường huấn luyện thì mỗi người một phương người đơn vị này, người đơn vị kia chẳng biết bao giờ hay có thể còn gặp được nhau khi cнιếɴ тʀᴀɴн rất khốc liệt.

4/5 - (3 bình chọn)

Viết một bình luận