“Căn Nhà Ngoại Ô” – Một trong những sáng tác gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Anh Bằng

Nhắc tới nhạc sĩ Anh Bằng người ta thường nhắc tới căn nhà ngoại ô, không phải chỉ trong bài hát “Căn Nhà Ngoại Ô” mà còn được ông nhắc đến rất nhiều trong những lời bài hát khác. Nhạc sĩ Anh Bằng sinh năm 1926, ông sáng tác bài hát này vào những năm ông 40 tuổi. Khác với nhiều nhạc sĩ thường sáng tác bài hát dựa trên câu chuyện của mình hoặc người quen thì Anh Bằng sáng tác dựa trên trí tưởng tượng phong phú của minh.

https://www.youtube.com/watch?v=HjVx8hvuaSw

Bài hát kể về câu chuyện về anh chàng có cô “bạn thân cận kề lối xóm” thương nhớ “biết rằng mình yêu” nhưng vì nợ nước chàng và nàng đều “tòng chinh” với mong muốn một mai “đất nước chung một màu cờ” không còn chiến tranh đau thương, chỉ còn lại nụ cười.

Chàng làm lính chiến, nàng làm nữ cứu thương hậu phương vững chắc nơi chiến trường.

Tôi ở ngoại ô, một căn nhà xinh có hoa thơm trái hiền

Gần kề lối xóm, có cô bạn thân sớm hôm lo sách đèn

Hai đứa chưa ước hẹn lấy một câu, chưa nghĩ đến mai sau

Nhưng đêm thức giấc ngỡ ngàng

Nghe lòng thương nhớ biết rằng mình yêu…

Anh chàng trong câu chuyện có căn nhà ngoại ô yên tính, không ồn ào có vườn cây với “hoa thơm trái hiền” là một căn nhà lý tưởng để trở thành tổ ấm cho cô bạn thân đang theo sách đèn và chàng. ”Hai đứa chưa ước hẹn lấy một câu, chưa nghĩ đến mai sau” bởi đất nước còn chinh chiến, ngày mai lên đường không biết có còn gặp lại nhau không nên đâu có dám hẹn ước để rồi khiến người mình yêu mong chờ. Tuy nhiên, từng ánh mắt, nụ cười, lời nói cũng khiến cho đối phương hiểu mình đang thương nhớ đang yêu người để rồi những đêm “thức giấc ngỡ ngàng” không ngủ được vì nhớ người thương, vì lo cho ước mộng sau này của 2 đứa.

Khi hiểu được nhau, thời gian gần gũi đã trôi qua mất rồi

Nào còn những phút hái hoa vườn trăng suốt đêm vang tiếng cười

Tôi bước theo tiếng gọi của người trai tha thiết với tương lai

Tôi xa anh sáng phố phường, xa người em nhỏ lên đường tòng chinh.

Đáng thương cho tình yêu của đôi trẻ, khi đã hiểu, đã yêu nhau thì họ không còn thời gian nữa. Không còn những đêm trăng hái hoa và trò chuyện vang tiếng cười không ngủ chỉ cần được ở bên người mình thương. Chàng lên đường tòng chinh rời xa phố phường đi trả nợ nước. Có thể đến đây nhiều độc giả sẽ nhìn được thấy mình ở trong đó, đang thương thầm trộm nhớ cô gái nhưng vì nước vì dân phải lên “xa người em nhỏ lên đường tòng chinh”

Là chinh nhân tôi bạn với sông hồ

Tình yêu em tôi nguyện vẫn tôn thờ

Và yêu không bến bờ

Niềm tin là một ngày mai non nước chung một màu cờ…

Không còn vườn cây có “hoa thơm trái hiền”, chàng trai làm bạn với sông hồ, núi non hiểm trở với bao bạn bè lạ khác biệt với cuộc sống ở quê nhà nhưng chàng trai “nguyện vẫn tôn thờ” với “tình yêu em” và càng say đắm hơn “yêu không bến bờ”.

Chàng trai ước hẹn một ngày “non nước chung một màu cờ”, dân tộc thống nhất không còn những ngày khói lửa binh đao để về bên nàng thỏa ước hẹn chưa thành.

Rồi hôm nao tôi về ghé thăm nàng

Ngoại ô đây con đường tắm trăng vàng

Mà sao không thấy nàng

Tìm em, giờ tìm ở đâu sao không gắng đợi chờ nhau.

Một hôm nhân dịp nghỉ phép chàng trai tranh thủ “về ghé thăm nàng” để thỏa nỗi nhớ mong khao khát ngoài chiến trường. Con đường “Ngoại ô đây” quen thuộc, ánh trăng vẫn như xưa nhưng hình bóng nàng thì không còn đó.  Chàng đi tìm nàng, hơn trách nàng tại sao “không gắng đợi chờ nhau” mà lại đi bỏ đi không lời từ biệt.

Tôi hỏi người quen, nàng nay là nữ cứu thương trên chiēn trường

Dặm ngàn sóng gió, biết sao nàng vui dấn thân trên bước đường

Tôi đứng nghe gió lạnh giữa màn đêm, thương xé nát con tim

Em ơi, trái đất vẫn tròn,

Chúng mình hai đứa sẽ còn gặp nhau…

Chàng không bỏ cuộc, không gặp được nàng chàng đi tìm “hỏi người quen” để biết tin nàng. Được tin nàng hiện đang tham gia trên chiến trường với nhiệm vụ là “nữ cứu thương”. Chàng thấy thương cho nàng không biết “nàng vui dấn thân trên bước đường” với “dặm ngàn sóng gió” gian khổ hiểm nguy đâu phân biệt phận nam nữ.

Chàng trai hay tin thương cô gái đến “xé nát con tim”, có thể ở đây những ai từng chung cảnh ngộ cũng hiểu được cảm giác này khi người con gái mình yêu thương phải xông pha nơi chiến trường đầy hiểm nguy. Tự hỏi, có phải nàng mong muốn ra chiến trường để có thể mong một ngày gặp lại người mình yêu ở trên trận địa.

Lời kết của bài hát như ước hẹn “trái đất vẫn tròn”, “chúng mình hai đứa sẽ còn gặp nhau” để xây ước mộng tương lai còn dang dở

Đánh giá post

Viết một bình luận