Tìm hiểu lời bài hát và sheet nhạc ca khúc “Thu Ca” – Bản tango nổi tiếng của làng nhạc Vàng

Khi nhắc đến những ca khúc bất hủ của một thời vàng son của làng nhạc Việt thì không ai không biết đến bản tango “Thu Ca” gây chấn động một thời của nhạc sĩ Phạm Đình Cương. Đây chính là ca khúc đã tạo nên tên tuổi và đưa dòng nhạc của ông đến với đông đảo công chúng.

Lời bài hát “Thu Ca”

Lạnh lùng sương rơi heo may
Buồn ngơ ngác bóng chim bay
Mây tím giăng sầu đó đây
Ngày đi chiều mang sầu tới
Làn sương chiều thu lả lơi
Tiếng mưa rơi đều trên lối

Chiều về gieo thương với nhớ
Lòng người lữ thứ bơ vơ
Nghe lá hoa rụng xác xơ
Chiều thu về đây lạnh lẽo
Mà sương chiều rơi hắt hiu
Gió xa đưa nhẹ tiếng tiêu

Nhớ ai chiều thu
Nhìn bao lá úa rơi đầy lối
Nhẹ rung tà áo
Làn môi cười thắm như cánh hoa đào
Cách xa vì đâu!
Dù bao lần lá hoa phai màu
Rung chi cành hoa lá
Khi tà dương đã khuất non xa

Mầu chiều thu reo lá úa (1)
Buồn se sắt nhớ Thu xưa
Tôi biết em chiều gió mưa (2)
Người đi về đâu ngàn lối
Màu hoa chiều thu úa phai
Xót xa cho lòng tê tái

Ngập ngừng sương rơi non xa
Chiều thu giăng lối cô đơn
Nghe tiếng mưa sầu chứa chan
Mà bóng chiều phai vàng úa
Mưa xóa tình quen biết nhau
Trách chi cho lòng đớn đau.

Sheet nhạc của bài hát “Thu Ca”

Sau khi hoàn tất “Thu ca” Phạm Mạnh Cương gửi ca khúc này đến đài phát thanh Hirondelle để được ca sĩ Thanh Hằng phổ biến trên làn sóng điện. Một thời gian sau, “Thu ca” được rất nhiều ca sĩ khác trình bày. Và ca khúc này cũng được dùng làm nhạc hiệu quen thuộc cho những chương trình ca nhạc của Phạm Mạnh Cương.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Thu Ca do Thanh Tuyền thâu thanh trước 75

Phạm Mạnh Cương sinh ngày 30 tháng 7 năm 1933 tại Huế. Ông là người con thứ năm trong một gia đình có 9 anh em, cha của ông là một người yêu thích cổ nhạc, biết sử dụng đàn và sáo. Bản thân Phạm Mạnh Cương từ nhỏ đã rất say mê âm nhạc Tây phương, năm 12 tuổi ông bắt đầu học sáo, sau đó thì chuyển sang học guitar, kèn, piano,… Phạm Mạnh Cương đã học vỡ lòng nhạc lý với nhạc sĩ Ngô Ganh và ông đặc biệt thích các ca khúc của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn – Từ Linh.

Sau khi hoàn tất “Thu ca” Phạm Mạnh Cương gửi ca khúc này đến đài phát thanh Hirondelle để được ca sĩ Thanh Hằng phổ biến trên làn sóng điện. Một thời gian sau, “Thu ca” được rất nhiều ca sĩ khác trình bày. Và ca khúc này cũng được dùng làm nhạc hiệu quen thuộc cho những chương trình ca nhạc của Phạm Mạnh Cương.

Năm 1953, sau khi đậu Tú Tài 2 ở Huế thì Phạm Mạnh Cương ra Hà Nội theo học Cao đẳng Sư phạm và Cử nhân văи khoa. Năm 1955, Trường Cao đẳng Sư phạm và Văи khoa được chuyển vào Sài Gòn nên Phạm Mạnh Cương vào theo và tiếp tục học cho đến khi tốt nghiệp. Năm 1955, ông bắt đầu sự nghiệp dạy học, trường đầu tiên ông côɴԍ tác đó là Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho. Ba năm sau, Phạm Mạnh Cương chuyển về trường Petrus Ký, Sài Gòn dạy môn Triết học và Quốc văи cho đến năm 1975.

Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương

Năm 1956, Phạm Mạnh Cương viết ca khúc đầu tiên sau khi vào Sài Gòn mang tên “ Thương hoài ngàn năm”. Đây là một ca khúc nói lên sự đa dạng về tiết tấu trong âm nhạc của Phạm Mạnh Cương, một nhạc sĩ phần lớn chỉ viết nhạc theo điệu Slow, Tango hoặc Boston.

Năm 1961, trong dịp ra Huế chấm thi Tú Tài 2, Phạm Mạnh Cương gặp Như Hảo – một thí sinh từ Đà Nẵng vào Huế dự thi. Năm 1962, sau một năm yêu nhau, hai người thành hôn được tổ chức ở Đà Nẵng và Như Hảo cũng trở thành xướng ngôn viên trong những chương trình mang chủ đề đặc biệt do Phạm Mạnh Cương khởi xướng trên đài phát thanh và truyền hình qua những bài viết của các tác giả tên tuổi như Duyên Anh, Mai Thảo, Hoàng Hải Thủy,…

Trong thời kỳ đầu, chương trình Phạm Mạnh Cương có sự tham gia của nhiều giọng hát tên tuổi như: Thái Thanh, Lệ Thanh, Sĩ Phú, Hoàng Oanh, Mai Hương, Lệ Thu, Khánh Ly, Thanh Lan, Phương Hoài Tâm,…

Điều đặc biệt trong các băиg nhạc của Phạm Mạnh Cương đó là thực hiện theo các chủ đề, mỗi chủ đề được ông mời các nhà văи иổi tiếng viết lời tựa như: Duyên Anh, Hoàng Hải Thủy, Túy Hồng, Nhã Ca, Mai Thảo,…

Vào tháng 6 năm 1980, ông và con sang định cư tại Montreal, Canada. Năm 1983, vợ ông cùng hai người con gái sang đoàn tụ theo diện bảo lãnh, nhưng vài năm sau đó hai vợ c нồng ông chia tay và mỗi người mỗi ngã.

Một thời gian sau khi định cư tại Montreal, Phạm Mạnh Cương đã thành lập ban nhạc mang tên ông và hợp tác với nhà hàng Mỹ Trang. Năm 1985, Phạm Mạnh Cương về khai thác vũ trường Đêm màu Hồng trên đường St Denis. Một thời gian ngắn sau đó, ban nhạc của ông cộng tác với vũ trường Maxim’s và tiếp theo là Dallas cho đến khi vũ trường này ngừng hoạt động.

Năm 2003, Trung tâm Thúy Nga thực hiện chương trình Paris By Night 79 – Thu Ca để vinh danh nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương cùng với hai nhạc sĩ Lê Dinh và Trường Sa.

Đánh giá post

Viết một bình luận