Lời ca khúc và sheet nhạc “Thành Phố Buồn” nổi tiếng một thời cho tới ngày nay

“Thành phố buồn” của Lam Phương được ra đời năm 1970, khi nhạc sĩ theo đoàn văи nghệ Hoa Tình Thương của đoàn quân đội đi biểu diễn ở thành phố Đà Lạt mộng mơ. Bài hát không có từ nào nhắc đến Đà Lạt mà chỉ bằng hình ảnh lãng đãɴԍ khói sương, đường quanh co quyện gốc thông già, hay là con đường ngày xưa ʟá đổ… mà khói sương Đà Lạt được gọi về thật nhiều trong tâm tưởng người nghe. Tất cả những hình ảnh đó được Lam Phương dùng để kể câu chuyện đúng phong cách của mình lồng ghép vào một chuyện tình tan vỡ – một bản nhạc buồn của bolero bình dân tại thời điểm lúc bấy giờ.

Lời ca khúc “Thành Phố Buồn”

“Thành phố nào nhớ không em?
Nơi chúng mình tìm phút êm đềm.
Thành phố nào vừa đi đã mỏi.
Đường quanh co quyện gốc thông già.
Chiều đan tay nghe nắng chan hòa.
Nắng hôn nhẹ làm нồng môi em.
Mắt em buồn trong sương chiều anh thấy đẹp hơn.

Một sáng nào nhớ không em?
Ngày Chúa nhật ngày của riêng mình.
Thành phố buồn nằm nghe khói tỏa.
Người lưa thưa chìm dưới sương mù.
Quỳ bên em trong góc giáo đường.
Tiếng kinh cầu đẹp mộng yêu đương.
Chúa thương tình sẽ cho mình mãi mãi gần nhau.

Rồi từ đó vì cách xa ᴅuyên tình thêm nhạt nhòa.
Rồi từ đó trốn phong ba em làm dâu nhà người.
Âm thầm anh tiếc thương đời.
Đau buồn em khóc chia phôi.
Anh về gom góp kỷ niệm tìm vui!

Thành phố buồn lắm tơ vương.
Cơn gió chiều lạnh buốt tâm нồn.
và con đường ngày xưa ʟá đổ.
Giờ không em sỏi đá u buồn.
Giờ không em hoang vắng phố phường.
Tiếng chuông chiều chầm chậm thê lương.
Tiễn đưa người quên núi đồi quên cả tình yêu!”

Sheet nhạc chuẩn nhất

Bấm vào video để nghe ca khúc “Thành Phố Buồn” do ca sĩ chế Linh trình bày

Lam Phương (sinh 20 tháng 3 năm 1937), tên thật là Lâm Đình Phùng, là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Ông sinh ra ở làng Vĩnh Thanh Vân, hiện nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ông là một trong những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc miền Nam Việt Nam với khoảng 200 tác phẩm.

10 tuổi nhạc sỹ Lam Phương bắt đầu lên Sài Gòn và chỉ 5 năm sau, tức năm 15 tuổi ông đã bắt đầu sáng tác bản “Chiều thu ấy” nhưng mãi đến năm 1954 ông mới nổi danh với hai bài “Kiếp nghèo” và “Chuyến đò vĩ tuyến”. Nhạc của ông chuộng điệu mambo nhưng đa dạng với rất nhiều đề tài.

Năm 1958 ông nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đêm giã từ trung tâm huấn luyện, ông viết bài “Tình anh lính chiến”. Bài hát sau này trở nên nổi tiếng và hầu như người lính nào cũng hát. Trở về dân sự một thời gian, Lam Phương lại được lệnh tái ngũ. Ông gia nhập đoàn văn nghệ Bảo An. Song song với việc sáng tác và biểu diễn với các ban nhạc quân đội, Lam Phương còn cộng tác với trung tâm quốc gia điện ảnh.

Nhạc sĩ Lam Phương

Sau sự kiện 30/04/1975, nhạc sỹ Lam Phương sau khi đến Mỹ, trong hoàn cảnh khó khăn khi phải kiếm tiền bằng những công việc chân tay nặng nhọc thì không may hạnh phúc gia đình gãy đỗ. Ông vô cùng đau xót và viết hàng loạt ca khúc mà tiêu đề chỉ có 1 chữ như “Điên”, “Say”, “Tiếc”… Trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là bài “Lầm” với câu hát “Anh đã lầm đưa em sang đây”.

Đầu năm 1999, trong một lần đi thăm một người bạn, nhạc sỹ Lam Phương bị tai biến mạch máu não và liệt nửa người. Thời gian này ông gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng nhận được vô vàn tình cảm. Từ chuyện người em gái bỏ cả cửa hàng ăn bên Pháp bay sang Mỹ để chăm sóc cho anh, đến chuyện một người yêu nhạc từ bên Úc mua cho ông một căn nhà và ngày nào cũng gọi điện để bắt ông phải nói chuyện. Bà còn đến tận nơi, vứt chiếc xe lăn ra xa để bắt ông tự đi. Những tình cảm đó giúp nhạc sỹ Lam Phương đã dần bình phục, tuy nhiên không thể được như xưa.

* Nhạc sĩ Lam Phương mất ngày 23/12/2020 tại Hoa Kỳ

Đánh giá post

Viết một bình luận