Lời ca khúc cảm động “Đèn Khuya” và sheet nhạc chuẩn nhất

Đề tài về người mẹ tần tảo luôn là một trong những nguồn cảm hứng để những nhạc sĩ tài hoa viết nên những tuyệt phẩm trong làng nhạc Việt thời xưa. Một trong những ca khúc gây xúc động nhất nói về tình mẹ thiêng liêng chính là bài “Đèn Khuya” do nhạc sĩ Lam Phương sáng tác trong khoảng thập niên 50.

Lời ca khúc “Đèn Khuya”

Không biết đêm nay vì sao tôi buồn ?
Buồn vì trời mưa hay bão trong tim ?
Đã mấy thu qua tôi vẫn đi tìm
Để rồi buồn ơi ! nghe tiếng mưa đêm

Khi bước chân đi lần trong cuộc đời
Lời mẹ hiền ru còn nhớ khôn nguôi:
“Khi lớn con đi trên vạn nẻo đời
Đừng buồn khi lúc tay còn trắng tay”

Điệp khúc:
Mưa ơi ! Mưa ơi ! Còn nhớ thương hoài
Nhớ khi mẹ lo sớm chiều
Nhớ nụ cười khi nâng niu
Đôi tay run run ánh mắt dịu hiền
Biết tìm lại chốn nào
Mẹ ơi biết chăng
Đêm về quạnh hiu

Nghe tiếng mưa rơi mà nhớ thương nhiều
Đường về đèn khuya in bóng cô liêu
Ai biết đêm nay tôi vẫn mong chờ
Tìm lại những phút vui ngày ấu thơ.

Sheet nhạc “Đèn Khuya”

Ca khúc Đèn Khuya được nhạc sĩ Lam Phương ( tên thật là Lâm Đình Phùng) sáng tác năm 1958 (một số tài liệu ghi 1960) cùng thời gian sáng tác với nhạc khúc “ Kiếp nghèo”, bài hát thể hiện nỗi nhớ thương da diết của ông đối với người mẹ tảo tần, một mình nuôi ông khôn lớn.

Bấm vào video để nghe ca khúc “Đèn Khuya” do Tuấn Vũ thể hiện

Lam Phương là con trai trưởng trong gia đình có 6 người con, ông được sinh ra trong một gia đình nghèo khó tại một làng quê nghèo ở Rạch Gía . Tuổi thơ của ông là những chuỗi ngày thiếu thốn và cơ cực. Vì không chịu được sự nghèo khó, đồng thời rung động trước người phụ nữ khác nên cha ông đã bỏ mẹ con ông và đi theo tiếng gọi tình yêu của mình. Một mình mẹ ông gồng gánh, vất vả nuôi 6 đứa con thơ còn nhỏ dại. Đó là những tháng ngày buồn tủi và cơ cực của mẹ con ông. Năm lên 10 tuổi ông dù thương mẹ, thương đàn em nhỏ nhưng vẫn quyết chí lên Sài Gòn để kiếm côɴԍ việc phụ giúp gia đình đồng thời theo đuổi đam mê âm nhạc của mình. Ông bắt đầu tự mày mò học nhạc, rồi may mắn thay ông được nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương chỉ dẫn. Bút danh Lam Phương là ông lấy từ hai chữ trong tên thật của mình là Lâm và Phùng với ý nghĩa “hướng về phương trời màu xanh hy vọng”.

Nhạc sĩ Lam Phương

Đối với Lam Phương, người nhạc sĩ nghèo lúc bấy giờ thì mẹ là điểm tựa tinh thần, là nơi ông nương tựa mỗi khi cảm thấy cô độc và chơi vơi trên bước đường đời, là người có thể dành cho ông sự yêu thương vô bờ bến.

Khi nghe qua ca khúc “ Đèn khuya” chắc hẳn một ai đó là người con xa xứ cũng cảm thấy chạnh lòng và dấy lên niềm thương cảm đối với bản thân, hơn cả đó là nghĩ về mẹ, thương mẹ hơn bao giờ hết. Mẹ – Người đã sinh thành ra ta, tình mẹ cao như mây trời, rộng như biển cả, không gì có thể thay thế được.

 

Đánh giá post

Viết một bình luận