Bức tranh Sài Gòn năm 1967 với đầy màu sắc dưới góc nhìn của một nhân viên chính phủ Mỹ

Đăng ngày 21/07/2024

Dưới tài nhiếp ảnh của Bill Mullin – Một nhân viên chính phủ Mỹ, Sài Gòn năm 1967 được tái hiện không chỉ ngày mà còn có đêm, không chỉ có sự hào nhoáng mà còn những mảnh đời vất vả,….. Sài Gòn hiện lên như một thành phố sinh động và đầy sắc màu lung linh. Có những cảnh đêm rực lửa bởi những đóm đèn hỏa châu, có những ngày nắng vàng người xe nhộn nhịp, tương phản với vẻ hào nhoáng chính là bức tranh tương phản của những khu ổ chuột, những gian nhà nhỏ ven sông, những vùng ngoại ô vắng lặng…..

Một góc nhìn Đại lộ Nguyễn Huệ từ trên cao, dễ dàng thấy được nét kiến trúc cách biệt của hai bên đường, một bên thì sang trọng và hiện đại với những tòa nhà trắng tinh, một bên thì nét cũ xưa với những mái ngói đỏ.

Sài Gòn 1967 hào nhoáng dưới góc nhìn người Mỹ

Trái ngược với ban ngày xe đông ít người thì không ảnh Đại lộ Nguyễn Huệ lại lấp lánh với những ánh đèn, nhộn nhịp hơn hẳn và xinh đẹp hơn nhiều.

Khách sạn – quán bar Eden Roc trên đường Tự Do gần góc Hồ Huấn Nghiệp. Ngày trước trên đoạn đường này vẫn còn phòng trà Khánh Ly, nhưng sau đó lại xảy ra vụ nổ lớn và gậy thiệt mạng người.

Ảnh chụp từ cửa sổ phòng của một khách sạn nằm trên đường Võ Tánh, Quận 1 – Nơi mà Bill Mullin đang cư ngụ. Bức ảnh nhìn xuống khu ăn uống ở Ngã sáu, ở đây nổi tiếng với mấy hàng quán bán bột chiên “tuyệt ngon”! Được biết, bức ảnh được chụp trước vài phút khi Sài Gòn bước vào giờ giới nghiêm

Khúc Ngã sáu Phù Đổng, phía bên phải là đường Phạm Hồng Thái, phái bên trái Gia Long.  Hình ảnh được chụp từ cửa sổ khách sạn, thời gian phơi sáng thành phố ban đêm kéo dài 20 giây trước giờ giới nghiêm.

Cũng từ khung ảnh đó ở Ngã sáu Phù Đổng, nhưng sau giờ giới nghiêm chỉ vài phút – Thật đáng ngạc nhiên khi đường phố hoàn toàn vắng bóng người, nhưng với thời đó thì đây lại là điều bình thường, bởi nếu bạn còn ở ngoài đường lúc 11 giờ đêm, bạn sẽ bị bắn vào tầm mắt một cách hợp pháp. Hình ảnh này cũng đẹp đẽ đến lạ thường, Sài Gòn bỗng chốc chìm vào khoảng lặng, ngoài đừng chỉ còn lại vài nhân dân tự vệ, cảnh sát hoặc quân cảnh.

Bốn đốm lửa hỏa châu (pháo sáng quân sự – được cho là ngăn chặn kẻ xấu) được phóng lên từ sân bay Tân Sơn Nhất treo trên thành phố, góc chụp từ trên cao nhìn ra đường phố Nguyễn Huệ và đường Lê Lợi

Hai quả pháo sáng quân sự (đốm lửa hỏa châu) treo trên thành phố khúc gần khách sạn trên đường Võ Tánh, Quận 1. Tòa nhà cao cao nằm phía bên trái khung ảnh chính là trụ sở của USAID trên đường Lê Văn Duyệt, đối diện với tòa USAID chính là tòa nhà Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam.

Phi trường Tân Sơn Nhất, nơi đây thường xuyên xuất hiện những chiếc máy bay quân sự.

Sân bay được xây dựng năm 1930 ở làng Tân Sơn Nhất, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Trong Chiến tranh Việt Nam, sân bay bị trưng dụng thành khu căn cứ quân sự quan trọng của Quân đội Hoa Kỳ và của Không lực Việt Nam Cộng hoà.

Sài Gòn 1967 hào nhoáng dưới góc nhìn người Mỹ

Khung cảnh phía bên trong nhà ga của sân bay Tân Sơn Nhất, người người đang chờ đợi để lấy vé với hàng dài hành lý.

Bill Mullin đứng chụp trước một tấm pano lớn với khẩu hiệu “Welcome to sunny Sai Gon”

Bill Mullin và Joe Whaley – Một nhân viên ITF khác.

Những đứa trẻ Sài Gòn đang cười rất tươi trước máy ảnh của Bill Mullin.

Các quân lính đang kiểm tra chiếc xe xem có chứa chất gây nổ hay không, trước khi cho nó chạy vào khu hợp chất của Mỹ.

Bệnh viện Tây Đức trên tàu Helgoland, nó tương tự như tàu Project Hope của Mỹ. Con tàu Helgoland nặng 3,000 tấn đã được dùng làm bệnh viện dưới sự điều khiển của 8 bác sĩ người Đức, 30 nhân viên Đức thuộc ngành y tế và gồm có 130 giường cho bệnh nhân. Bệnh viện Đức Helgoland cập bến Sài Gòn vào tháng 9 năm 1966, đã giúp được 6,700 bệnh nhân.

Những tấm biển pano quảng cáo những loại thuốc trị bệnh.

Hình ảnh con đường Trương Công Định, hai bên đường là hàng cây xanh mát của công viên Tao Đàn.

Đài phun nước đặt giữa Đại lộ Nguyễn Huệ, khúc đường ngã tư của Nguyễn Huệ và Tự Do (đường Đồng Khởi ngày nay) – Đây là hai con đường nổi tiếng của thành phố ở thời điểm đó. Trong ảnh là những cậu bé đang lặn ngụp, tắm dưới đài một cách vui vẻ.

Khu cư xá Rex BOQ – Đây là nơi cư trú của những cố vấn quân sự Mỹ tại Sài Gòn. Gần đó có những quán ăn rất ngon và nhiều người lựa chọn đây trở thành điểm giải trí bởi có nhiều ban nhạc khác nhau trình diễn tại đây.

Khách sạn Continental Palace – Đây là một khách sạn nổi tiếng của Sài Gòn, nằm ở số 132 – 134 đường Tự Do (đường Đồng Khởi bây giờ). Khách sạn được xây dựng năm 1878 dưới thời Pháp thuộc. Trong thời Chiến tranh Việt Nam, đây trở thành nơi tụ họp của các ký giả, nhà báo, chánh khách và thương gia ngoại quốc hoạt động ở Sài Gòn.

Góc nhìn cực lạ về Sài Gòn năm 1967 của người Mỹ

Tượng đài hai quân nhân Thủy Quân Lục Chiến, được đặt trước tòa Quốc Hội, sau này được trả về đúng công năng là Nhà Hát Thành Phố.

“Chợ đen” Sài Gòn, nơi bán các mặt hàng lậu với giá rẻ hơn chính hãng. Những thứ màu vàng là hộp phim Kodak

Người này là người bán hàng rong nhưng lại được cho phép, không bị rượt đuổi như nhiều người bán hàng rong khác.

Chiếc xe jeep của lính Mỹ án ngữ trước cổng một ngôi chùa

Lính Mỹ (góc dưới bên phải) ngồi ăn quà vặt trước cổng chính của chùa Xá Lợi nằm ở góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Sư Thiện Chiếu, Quận 3.

Chùa được xây dựng năm 1956 dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, theo bản vẽ của kiến trúc sư Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh. Đây là ngôi chùa đầu tiên của Sài Gòn được xây dựng theo kiến trúc kiểu mới.

Chợ Bến Thành – Khu chợ trung tâm thành phố Sài Gòn

Chú khỉ đang nghỉ ngơi trong khi vắng chủ, nhìn chú có vẻ thảnh thơi và ngoan ngoãn quá!

Cả gia đình đang di chuyển trên chiếc Lambretta màu đỏ, nhìn hạnh phúc quá! Không biết bắt đầu từ khi nào lại xuất hiện hình ảnh những người phụ nữ ngồi một bên xe, nhìn rất thùy mị và duyên dáng. Cũng từng có một khoảng thời gian không xác định, bắt buộc năm giới cũng phải ngồi để chân qua một bên như vậy khi vi vu trên đường, nhưng sau đó vì quá khó khăn nên hủy bỏ.

Nữ sinh Sài Gòn diện áo dài truyền thống nhưng lại điểm thêm những nét hiện đại như kính đen, khăn thời trang trùm đầu.

Một trong những nhân viên tiếp tân của khách sạn.

Khu chợ bán cây cảnh gần vị trí chợ Trung tâm, nhiều người thích thú ngắm cây như trong hình. Gần Chợ Trung tâm là các nhà máy.

Chợ bán động vật, đây là khu chợ cũ Hàm Nghi, phía sau lưng trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng.

Những chiếc Citroen quý phái xuất hiện khá nhiều trên đường phố Sài Gòn.

Tòa nhà Quốc Hội nằm hướng ra phía Công trường Lam Sơn và đường Tự Do (đường Đồng Khởi ngày nay).

Khánh thành năm 1900, đến năm 1955 lại bị chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa trưng dụng làm tòa nhà Quốc Hội. Từ năm 1963 đến năm 1967, chính quyền quốc hội bị giải tán nên tòa nhà mang tạm tên Nhà Văn Hóa. Sau đó, năm 1967 chính quyền mới của thời Đệ Nhị Cộng Hòa tái thành lập nên tòa nhà lại tiếp tục bị trưng dụng là Trụ sở Hạ Nghị Viện. Nhưng từ sau năm 1975, tòa Opera House được trả về đúng công năng ban đầu và đổi tên thành Nhà Hát Thành Phố cho đến nay.

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn – tên chính thức là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội nằm ở số 1 Công xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1. Ở thời điểm năm 1967, trên đồng hồ vẫn còn dùng La Mã số.

Hình ảnh tắc đường trên con đường một chiều Võ Tánh, Quận 1.

Ở Sài gòn trước năm 1975 (lúc đó gọi là Sài Gòn và Gia Định) có tới hai con đường mang tên Võ Tánh. Đường Võ Tánh của Đô thành Sài Gòn cũ hiện nay là một đoạn của đường Nguyễn Trãi (đoạn đi qua quận 1 từ Ngã sáu Phù Đổng đến đường Nguyễn Văn Cừ hiện nay (đường Cộng Hòa cũ), còn đoạn đi qua quận 5 trước năm 1975 vẫn mang tên đường Nguyễn Trãi). Đường Võ Tánh của tỉnh Gia Định cũ nay là đường Hoàng Văn Thụ ở quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.

Ảnh được chụp từ khách sạn ở số 22 đường Võ Tánh, quận 1, Sài Gòn. Bầu trời cho biết, sắp tới sẽ có một cơn mưa lớn bởi mây đen đang kéo đến rất nhiều rồi.

Từ trên khách sạn nhìn phía xa xa chính là tòa nhà 135 Trần Hưng Đạo (Nay chính là Ký túc xá trường Đại học Kinh tế) và gần bên phải hình là khách sạn Prince nằm trên đường Đề Thám – Phạm Ngũ Lão

Hình ảnh của tòa dinh thự Gia Long.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, tòa nhà được xây dựng vào năm 1885 và hoàn thành năm 1890, ý nghĩa ban đầu của tòa nhà là được dùng làm tòa Bảo tàng Thương mại, chủ yếu là trưng bày những sản phẩm Nam Kỳ. Nhưng sau đó, Phó Toàn quyền Đông Dương lại dùng nó là tư dinh riêng nên còn được gọi là Dinh Phó Toàn quyền Đông Dương hay Dinh Phó soái (trước năm 1911).

Từ năm 1912, trong chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ Pháp bãi bỏ chức vụ Phó Toàn quyền Đông Dương mà thay thành chức Phó Tổng Đốc Nam Kỳ, nên tòa nhà cũng được đổi thành Dinh Phó Tổng Đốc Nam Kỳ.

Đến năm 1948, chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam được thành lập và dinh cũng được đổi tên thành Dinh Tổng trấn (sau lại đổi thành Thủ Hiến). Sau khi Tổng thống Ngô Đình Nhiệm nhậm chức ở Thủ tướng ở Sài Gòn, dùng dinh thự này làm Dinh Thủ tướng tạm thời từ 26/6/1954 đến 7/9/1954, sau đó, Quốc trưởng Bảo Đại mới đổi tên thành Dinh Gia Long, con đường trước mặt tòa dinh thự cũng đổi thành đường Gia Long.

Đến năm 1955, Bảo Đại bị phế truất, Ngô Đình Nhiệm dùng tòa dinh thự làm Dinh Quốc khách. Sau khi Dinh Độc Lập bị ném bom năm 1962, gia đình Ngô Đình Nghiệm mới chuyển đến ở đây cho tới ngày bị đảo chính lật đổ (tháng 11 năm 1963).

Trong thời gian 1964 – 1965, dinh được dùng làm Dinh Quốc phó. Sau khi Dinh Độc Lập được xây dựng xong (năm 1966), tòa nhà này được dùng làm trụ sở của Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa cho đến ngày Giải phóng. Sau năm 1999, tòa nhà chính thức được tận dụng trở thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Dinh Độc Lập trên đường Lê Duẩn, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Đại sứ quán Mỹ đang trong quá trình xây dựng, sắp xong nhưng chưa hoàn thiện nên nhìn có phần trống trải.

Trường Đại học Y Khoa Sài Gòn – Nơi đào tạo các bác sĩ Y khoa dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Đây là một phân khoa đại học của Viện Đại học Sài Gòn.

Bill Mullin đang tham quan vườn thú và bón mía cho voi.

Lan can điêu khắc hình rồng độc đáo của một ngôi chùa nào đó.

Cận cảnh hình ảnh con rồng được điêu khắc tỉ mỉ và tinh tế, tạo cảm giác chân thật cho người xem, còn đằng sau của con rồng là cây đa chắc cũng phải vài chục năm tuổi.

Cái đình nhỏ nằm giữa hồ nước trong khuôn viên của một vườn bách thú, nơi để khách tham quan có thể lựa chọn dừng chân khi dạo mệt.

Cây cầu bắc ngang qua con rạch Thị Nghè.

Giờ ngủ trưa hiếm hoi của những công nhân.

Cô gái nhỏ với chiếc dù lớn này đã tạo ra một bức tranh đầy màu sắc.

Các bảng hiệu, pano, băng – rôn đầy màu sắc sặc sỡ được treo trước rạp chiếu phim Đồng Khánh. Bộ phim được quảng cáo có tên là “Johnny Yuma” – một người Tây Ý được trình chiếu bằng tiếng Pháp với phụ đề tiếng Việt, tiếng Hoa và tiếng Anh! Bộ phim này thực sự rất hay và hấp dẫn, khá nhiều người mê mệt vì bộ phim này rồi!

Rạp chiếu phim Khải Hoàn, nằm trên đường Cống Quỳnh – Võ Tánh (sau này chính là đường Nguyễn Trãi) nằm ngay vòng xoay Ngã năm Thái Bình. Bộ phim này là “The Thundering Sword” với sự tham gia của Cheng Pei-Pei – Đây cũng là diễn viên thủ vai chính trong phim “Ngọa hổ tàng long”.

Khu chợ người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Bình Tây. Sau này, chợ Bình Tây cũ được trùng tu lại ngay vị trí của khu chợ cũ, nhưng người dan ở đây vẫn quen gọi nó là Chợ Lớn.

Chợ Bình Tây – Khu chợ chính tại Chợ Lớn, nơi tập trung đa số người Hoa.

Xóm ổ chuột ở rạch Bãi Sậy – Con rạch chạy qua Chợ Bình Tây. Bill Mullin chụp bức ảnh này khi đứng tại Cầu Palikao đường Ngô Nhân Tịnh (thời Pháp là đường Palikao) nhìn hướng về phía Cầu Ba Cẳng. Dễ dàng nhìn thấy nguồn nước đen kịt và đầy rác, dãy nhà hai bên bờ sông hầu hết đều là nhà lá và được dựng một cách tạm bờ nên người ta mới gọi là là khu “ổ chuột”.

Những con ghe, con thuyền nhỏ đậu tập trung trên sông Sài Gòn

Một chiếc xe tang của người Hoa

Đây là một ngôi chùa của người Hoa ở khu Chợ Lớn – Chùa Ôn Lăng hay còn gọi là Hội quán Ôn Lăng hoặc chùa Quan Âm – Nơi đông đảo người Hoa đến cầu an, cầu tài, cầu duyên và cầu tự mỗi dịp đầu năm. Nó nằm trên con đường nhỏ số 12 Lão Tử ở quận 5, được xây dựng mới nhóm thương nhân người gốc Phúc Kiến di cư vào Nam năm 1740.

Một ngôi nhà thờ khác ở Sài gòn, trên hình là nhà thờ Công giáo ngay Ngã sáu Chợ Lớn, tên khác là nhà thờ Jeane d’Arc, nằm cuối đường Minh Mạng (đổi tên thành đường Ngô Gia Tự sau năm 1975) – nay là số 169A đường Hùng Vương, phường 9, quận 5.

Được xây từ năm 1922 và hoàn thành vào tháng 5 năm 1928, mang tên Thánh Jeanne d’Arc – Đây cũng là vị thánh bổn mạng nhà thờ. Nhà thờ có phong cách Kiến trúc Gothic, được xây trên khu nghĩa trang Hoa kiều

Dường như mọi nơi người ta nhìn vào đều là quảng cáo kem đánh răng Hynos – Một thương hiệu kem đánh răng Việt Nam xuất hiện từ những năm của thập niên 60. Nó cũng chính là tiền thân của những tuýp kem đánh răng P/S ngày nay.

Nguồn gốc của kem đánh răng Hynos được tạo ra bởi một người Mỹ gốc Do Thái, sang Việt Nam lập nghiệp.

Xe chở khách “Lambro 550” ở Sài Gòn – Đây là xe buýt Lambro 550 chạy bằng động cơ xe tay ga Lambretta!

Con rạch Nhiêu Lộc, góc chụp nhìn từ cầu Công Lý – Con rạch đã trải qua nhiều quá trình cải tạo để lưu lượng nước sông trở nên trong hơn nhưng bất lực. Chi phí cho một lần làm sạch khác cao, nhưng chỉ sạch được khoảng hai ba ngày thì những người dân gần đó và các nhà xưởng lại tiếp tục xả nước thải, đổ rác,…nên con rạch lại nước đen như chưa hề được làm sạch.

Khu vực ngoại ô Sài Gòn – Nơi đây dân trí còn thấp, mức sống kém hơn so với khu vực trung tâm của thành phố, người dân nơi đây chủ yếu sống bằng việc trồng sen hoặc các nông phẩm khác.

Đây có thể là một cánh đồng bị ngập nước, cũng có thể là một cái ao làng nông. Chính Xe Bill Mullin cũng không rõ người đàn ông trong hình đang làm gì.

Trong bức ảnh là một con trâu nước lớn, dường như nó đang ăn thì bị Bill Mullin làm phiền nên mới xảy ra câu chuyện buồn cười. Ông kể: Lúc chụp tấm ảnh, ông vừa bước ra khỏi xe jeep, nhưng vừa bước ra thì con trâu đã cúi đầu và bắt đầu lao thẳng về phía ông. Bức ảnh được chụp khi ông đang nhảy lùi vào trong chiếc xe Jeep của mình!